0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Mối quan hệ vợ chồng, con cái

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

7. Kết cấu

2.2.2.1 Mối quan hệ vợ chồng, con cái

Mối quan hệ bình đẳng dân chủ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và trách nhiệm nuôi dạy con cái. Người mẹ ngày nay phần lớn đi làm kiếm tiền nuôi con cái như người cha.Đồng thời, người mẹ thường phải làm nhiều công việc nội trợ gia đình, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là lúc con còn nhỏ tuổi.

Cách đối sử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại, đồng thời là tấm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái. Cần tạo điều kiện để con cái biết ơn, yêu thương, gần gũi cả cha và mẹ. Nhiều gia đình do thái độ không đúng của người cha đã khiến con cái yêu thương mẹ mà rất sợ cha. Chúng tìm thấy sự che trở của người mẹ mà không phải ở người cha hay ngược lại.Có những gia đình do đối sử không bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những ấn tượng không

tốt đối với con cái, đã có sự so đo ti nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay cả trong gia đình.Đó là lỗi tại cha mẹ.

Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.Những người chủ gia đình, cha mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình.Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và sự cần thiết quan tâm tới mọi người trong gia đình.

Cấu trúc gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, gia đình 2 thế hệ là phổ biến, các hình thức tổ chức gia đình cũng rất đa dạng, nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ giữa cha mẹ đối với con cái. Đó là lòng chung thủy giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em trong một nhà.Gia đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm ấm, thuận hòa.

Quan hệ vợ chồng là quan hệ bình đẳng, dân chủ. Họ cùng đi làm, cùng lao động nuôi dạy con cái, làm công việc nội trợ trong gia đình. Nhưng đã là việc gia đình, nhiều khi nhỏ nhặt, bất thường xảy ra, vì thế không nên quan niệm đó là sự phân công rạch ròi, cứng nhắc giữa vợ và chồng, mà cần có tinh thần tương trợ lẫn nhau cả quyền lợ và trách nhiệm.Vợ và chồng phải cùng góp sức, tư nguyện, tự giác để đảm bảo cuộc sống ổn định, êm ấm của gia đình. Điều quan trọng là vợ chồng biết tôn trọng và kính nể nhau, quan tâm đến nhau, sống chung thủy với nhau, lấy tình nghĩa làm chỗ dựa, cùng phấn đấu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Cha mẹ cần đảm bảo quyền tự do dân chủ của con cái nhưng cũng không dung túng sự hỗn láo, không nghe lời cha me, tùy ý muốn làm gì thì

làm.Các bậc cha mẹ phải luôn có thái độ đúng mực, dù con còn nhỏ hay đã lớn; Biết chú ý lắng nghe ý kiến của con, cân nhắc đúng sai, không dùng uy quyền áp đặt một cách vũ đoán; Đồng thời, làm đúng trách nhiệm của mình, giúp con cái nhận thức được cả hai mặt quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình.

2.2.2.2 Mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu:

Tính đến năm 1999, cả nước có khoảng 9 triệu người già từ 60 tuổi trở lên, chiếm trên 10% dân số, trong đó số người già sống trong gia đình có 3 thế hệ là 54,4 %. Như vậy, cả nước có trên 3 triệu hộ gia đình có ông bà, cha mẹ và con cái cùng sinh sống.Việc chăm lo mọi mặt cho bố mẹ già trong gia đình, trước hết phải kể đến vai trò của người phụ nữ.

Một điều dễ nhận thấy là từ khi đất nước đôỉ mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã đem lại cho đời sống nhân dân một bầu không khí mới dân chủ ngày càng được mở rộng trong cuộc sống xã hội, do đó trong quan hệ gia đình, nhất là quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, cũng được cởi mở hơn rất nhiều so với trước đây.

Trong gia đình Việt Nam trước đây, việc chăm sóc bố mẹ già thường phụ thuộc vào mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu. Bởi vì , trong nhiều mối quan hệ khác trong gia đình( như cha mẹ- con cái, ông bà- con cháu, với anh chị em họ hàng, làng xóm…) nhiều khi lại phụ thuộc vào mối quan hệ đặc biệt này, mối quan hệ mà người ta thường coi là mối quan hệ” bất hòa”.

Một xã hội phát triển là một xã hội trong đó thực hiện đấy đủ và hài hòa các mối quan hệ giữa người với người, một xã hội ở đó con người không những được sống ấm no về vật chất, mà còn được sống trong tình yêu thươngvà quý trọng giữa các thành viên trong gia đình và với xã hội. Gia đình Việt Nam là một nhóm xã hội đặc thù, được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hóa – văn hóa gia đình.Nếu như văn hóa gia đình chiếm một vị trí hàng

đầu trong sự phát triển xã hội thì vai trò của người phụ nữ chiếm vị trí trung tâm của văn hóa gia đình.

2.3 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay: đổi mới ở nước ta hiện nay:

Ngày nay, khi đất nước đã bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam nữ bình đẳng lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy sinh to lớn, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc;trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, chị em tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ được Đảng và Nhà Nước ta vân dụng và phát triển một cách toàn diện trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang đồng thời triển khai 2 đạo luật về bình đẳng giới và chống bạo hành gia đình chính là thực hiện tư tưởng của Bác Hồ trong sự nghiệp đổi mới- hội nhập xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh và hạnh phúc.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1 Thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới

3.1.1 Thực trạng

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Từ lâu, gia đình đã trở thành một giá trị xã hội có tầm quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam. Sự bền vững của gia đình Việt Nam trong truyền thống được duy trì bằng sự hài hoà tình nghĩa, đó là sự độ lượng của người cha, lòng nhân từ của người mẹ, sự thảo hiền của con cái.Trong gia đình mọi người ứng xử với nhau bằng lễ, bằng nghĩa, bằng tình.

Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nâm nói riêng đang có nguy cơ mai một dần. Một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam đã được nhìn nhận theo một cách khác. Đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và Việt Nam đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình-hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ.

Ở Việt Nam, bạo hành đối với phụ nữ diễn ra ở mọi nơi không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở các đô thị, không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao.Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2000- 2005 toà án các địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ án liên quan tới lĩnh vực hôn

nhân gia đình, trong đó có tới 186.054 vụ ly hôn...Riêng Hà Nội, giai đoạn 1997- 2005 trong số 7.372 vụ ly hôn thì có tới 1/3 số vụ người vợ không chịu nổi sự ngược đãi của chồng nên đã đứng đơn ly hôn.

Nhiều cuộc điều tra đã thống kê mỗi một năm có khoảng 2,5 triểu trẻ em ít nhất một lần bị cha mẹ đánh đập. Ước tính cứ 6 phụ nữ thì có 1 người bị chồng đánh đập, hàng năm có tới 2- 3 triệu phụ nữ bị hành hạ. Con số này còn tăng lên nhiều hơn nếu tính cả trường hợp bị chồng chửi mắng, sỉ nhục.

Người phụ nữ khi là nạn nhân của nạn bạo hành không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị hành hạ về tinh thần như bị đe doạ, lăng nhục. Điều đó khiến họ phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vây, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.

3.1.2 Những vấn đề đặt ra và những thách thức của vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay:

Một là, về vai trò của bình đẳng giới ở Việt Nam và mối quan hệ với công cuộc phát triển.Đây là vấn đề hết sức cơ bản và then chốt.Tuy nhiên, đôi khi nó lại bị lãng quên trong các cuộc trao đổi về chủ đề phát triển.

Để đạt thành công trong công cuộc phát triển chúng ta cần xem xét và quan tâm thỏa đáng tới các vấn đề giới bởi vì phụ nữ và nam giới có những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống.Họ có nhu cầu và nguyện vọng khác nhau và tác động của chủ trương, chính sách đến với họ là không như nhau.

Sự nghiệp phát triển chỉ có thể thành công và mang tính bền vững khi các nhu cầu, nguyện vọng và mối quan tâm của phụ nữ cũng như nam giới được tính đến trong mỗi công trình phát triển.

Chúng ta cùng nhau phấn đấu cho bình đẳng không chỉ bởi vì đó là vấn đề quyền cơ bản của con người.Thực tế đã cho thấy, bất bình đẳng giới tác

động sâu sắc tới chất lượng cuộc sống người dân, làm trầm trọng thêm nạn đói nghèo và hạn chế nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Như vây, rõ ràng bình đẳng giới không chỉ là vấn đề phụ nữ. Vấn đề là làm sao để toàn xã hội nhận thức đầy đủ vai trò và đóng góp của phụ nữ và nam giới, tạo cho phụ nữ các điều kiện và cơ hội bình đẳng như nam giới trong tiếp cận, tham gia và hưởng thụ các thành quả của công cuộc phát triển.

Ngay từ khi ra đời vào năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình quyền.Chủ trương đó đã được nhà nước và nhân dân kiên trì thực hiện một cách nhất quán.Ngày nay trong công cuộc đổi mới vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ trở thành một mục tiêu

quan trọng.Nghị quyết số 23 ngày 12.3.2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đoàn kết toàn dân tộc đã nêu rõ :"Tiếp tục nâng cao nhận thức của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác phụ nữ về vấn đề bình đẳng giới;khẩn trương thể chế hóa các chủ trương của Đảng trong luật pháp, chính sách;lồng ghép giới trong quá trình thực hiện các chương trình và kế hoạch chung..."

Với bản Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt với 5 mục tiêu và 20 chỉ tiêu nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực.Đặc biệt, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Chính phủ Việt Nam công bố tháng 5.2002 đã xác định rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích phát triển con người và bình đẳng giới.Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ

Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ về xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và bình đẳng giới.

Hai là, Những thành tựu và thách thức đặt ra đối với sự nghiệp bình đẳng giới ở Việt Nam:

Theo báo cáo về phát triển con người năm 2003 của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, trong số 175 nước, Việt Nam xếp thứ 128 về thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó xếp thư 109 về chỉ số phát triển con người và xếp thứ 89 trong 144 nước về chỉ số phát triển thế giới.Như vây, có thể nói không có chênh lệch giữa chỉ số phát triển giới và chỉ số phát triển con người và Việt Nam thuộc nhóm có thành tựu tốt nhất về bình đẳng giới trong khu vực Đông Nam Á.Điều đó thể hiện qua các con số sau :

Phụ nữ chiếm 48% lực lượng lao động xã hội và có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục tiểu học.Tỷ lệ nữ sinh viên đại học đat 44%.

Tuổi thọ bình quân nữ giới đạt 73, nam giới đạt 70.Số con trung bình của một phụ nữ là 2, 28.Tỷ lệ chết mẹ là 95 trong 100.000 trẻ đẻ ra sống.

Việt Nam hiện dẫn đầu Châu Á và xếp thứ 13 thế giới về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội là 27, 31%.

Phong trào phụ nữ lớn mạnh, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội với vai trò trung tâm là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, Hội có hơn 11 triệu hội viên và cơ sở Hội ở tất cả các tỉnh thành, quận huyện và xã phường trong toàn quốc.Phụ nữ Việt Nam đã đi đầu và có đóng góp to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, kiềm chế mức tăng dân số, xây dựng gia đình theo chuẩn mực:"No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", bảo tồn và phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Có thể nói rằng, những thành quả to lớn về giải phóng phụ nữ có được trước hết là nhờ ở chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng nam nữ.Phụ nữ Việt Nam tự hào và không ngừng phát huy truyền thống của Bà Trưng, Bà Triệu- những vị anh hùng dân tộc.Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo thêm các điều kiện và cơ hội để chị em tham gia đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển đất nước.Trong những năm gần đây, vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư hơn. Cụ thể :

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định tỷ lệ đại biểu nữ thích đáng tham gia Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho thành lập Trung tâm phụ nữ và Phát triển và hàng năm cấp kinh phí hoạt động cũng như tổ chức các công trình nghiên cứu về phụ nữ và giới. Chính phủ đã đầu tư hơn 90 tỷ đồng cho việc xây dựng trung tâm này.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

×