Muốn tăng tỉ lệ sống của hom, trong kỹ thuật ươm hom cần phải tạo điều kiện cho hom ra rễ thuận lợi nhất. Thông thường với các loại hom thì việc đâm chồi, ra lá sớm hơn việc ra rễ, cho nên dễ xảy ra hiện tượng mất cân bằng về nước trong cây.Vì bộ phận trên mặt đất của cây thì thoát hơi nước mạnh, trong
khi đó rễ chưa phát triển nên việc hút nước gặp khó khăn, hom dễ bị khô héo và chết.Vì vậy cần áp dụng các biện pháp duy trì ẩm độ và độ ẩm không khí, giảm việc thoát hơi nước của hom.
Kỹ thuật cắt hom: Để tiện cho việc quản lý chăm sóc và tạo điều kiện cho rễ cây hom sinh trưởng và phát triển ổn định không bị tổn thượng sau khi cấy có thể cắt hom trực tiếp vào bầu dinh dưỡng sau khi đã xử lý hom bằng chất kích thích ra rễ. Hom được cắm trong bầu đất, nên cắm đúng hom, độ sâu cắm hom tùy thuộc vào hom dài hay ngắn, nên cắm sâu 3 – 4 cm chiều dài hom vào bầu, tối thiểu sau 2 – 3cm nếu hom ngắn.
Kỹ thuật chăm sóc hom: Sau khi cắm hom cần áp dụng các biện pháp che bóng , đậy kín bằng màng, tưới ẩm, phun sương mù định kỳ. Đặc biệt giai đoạn hom chưa ra rễ, thường xuyên duy trì ẩm độ đất 60 – 80%, độ ẩm không khí 80 – 90% duy trì ánh sáng tán xạ 40 – 50% ánh sáng toàn phần, để hom ra rễ và phát triển thuận lợi.
Tưới nước, che tủ cho hom: Lúc mới cắt hom, do rễ chưa có, hom hút nước trực tiếp trong đất cho nên đất cần tưới đủ ẩm. Che tủ mặt đất là biện pháp để giữ ẩm thường xuyên cho đất sau khi tưới.Với vườn ươm có nhà kính, có trang thiết bị đầy đủ, có hệ thống phun sương định kỳ thì không cần che tủ mặt đất.Tuy nhiên nước quá nhiều trong đất cũng không tốt, vì sẽ làm cho đất thiếu khí, hom dễ bị thối, nước trong đất cũng cản trở việc ra rễ [3].