0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Kỹ thuật tạo cây con bằng giâm hom

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY MẮM BIỂN (AVICENNIA MARINA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 -54 )

Phương pháp nhân giống hay tạo cây con bằng hom (giâm hom) là dùng một đoạn thân, cành, rễ, chồi để tạo thành một cây hoàn chỉnh cũng là cách đang được dùng phổ biến để sản xuất hàng loạt cây con có chất lượng cho chương trình trồng rừng. Các cây hom giữ được đặc tính di truyền tốt của cây bố mẹ hơn là cây có nguồn gốc từ hạt.

Tuổi cây mẹ: ở những cây mẹ còn trẻ, sức sống mạnh mẽ, có năng lực phân sinh mạnh nên hom ra rễ dễ dàng. Cây càng già khả năng ra rễ hom càng

yếu.Vì vậy những cây mẹ dùng để lấy hom cần ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh.

Không nên lấy hom ở những cây già cỗi, sâu bệnh hoặc bị chèn ép trong rừng.Để trẻ hoá những cây già thường chặt than chính hoặc khoanh vỏ để tạo chồi mới rồi lấy hom đem giâm, tỷ lệ ra rễ đạt kết quả cao hơn.

Tuổi cành lây hom: cũng ảnh hưởng khả năng của hom. Tuổi cành lây hom cũng tuỳ thuộc vào từng loài cây khác nhau. Cành càng già càng khó ra rễ.

Vị trí lấy hom: cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau.

Sự tồn tại của lá trên hom: Nhìn chung các hom phải có lá mới có khả năng ra rễ. Diện tích lá trên hom tuỳ thuộc mỗi loại.

Thời vụ giâm hom: Tỷ lệ ra rễ tuỳ thuộc vào trạng thái sinh lý trong thời kỳ lấy hom và điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm). Vì vậy mỗi loài thích hợp với thời vụ giâm hom khác nhau.Không thể xác định lịch nhân giống cho mỗi loài.Vì tỷ lệ ra rễ phụ thuộc vào thời kỳ dinh dưỡng, nhịp độ sinh trưởng và phát triển chồi không giống nhau.

Kích thước hom: Đường kính và chiều dài hom khác nhau cũng ảnh hưởng đến ra rễ của hom.

Tuổi chồi và tuỳ gốc: Tuổi chồi và tuỳ gốc lấy chồi có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom [4].

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY MẮM BIỂN (AVICENNIA MARINA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 54 -54 )

×