Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) tại Việt Nam (Trang 36)

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach ‘s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn về Factor loading, KMO và phương sai trích.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: được dùng để tìm ra mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn, làm nền tảng cho một tập hợp các phép

đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát. Cơ sở phân tích nhân tố khám phá dựa trên các tiêu chuẩn về KMO (Kaiser-Mayer-Olkin), hệ số tải nhân tố (Factor loadings) và phương sai trích (Principle Component Analysis) với phép xoay Varimax.

KMO (Kaiser –Meyer- Olkin measure of sampling adequancy) là một chỉ số

dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (EFA) và thỏa điều kiện 0,5<KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả

Kaiser (1974) trích trong Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2005). Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig=<0.05)thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Theo Hair và cộng sự (1998) trích trong Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2005), thì Factor loading >0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, >0,4 được xem là quan trọng, >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (1998) cũng cho rằng nếu chọn Factor loading >0,3 thì cỡ mẫu ít nhất 350, còn cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn Factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu 50 thì chọn Factor loading >0,75. Kết quả khảo sát thu được 234 mẫu trả lời, vì vậy Factor loading >0,5 là phù hợp.

Chọn số lượng nhân tố theo tiêu chí eigenvalue. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 393).

Cuối cùng là, khi đánh giá kết quả EFA chúng ta cần xem xét phần tổng phương sai trích TVE. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Và tổng này phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt). Nếu thỏa được điều kiện này, chúng ta kết luận mô hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tóm tắt kết quả phân tích nhân tốđược trình bày ở bảng 4.2, chi tiết theo phụ

lục 5.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 15 biến quan sát được nhóm thành 5 nhóm, có 5 nhân tố trích được tại eigenvalue là 1.375 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test có giá trị KMO = 0.729 > 0.5 và sig = 0.000, các biến quan sát có sự

tương quan có ý nghĩa và việc phân tích nhân tố là phù hợp. Thống kê chi-square của kiểm định có giá trị 1214.93 và sig = 0.000, do đó các biến quan sát có tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Tổng phương sai trích TVE đạt 69.69% cho thấy 5 nhân tố giải thích được 69.69% biến thiên của các biến đo lường. (Kết quả

chạy EFA tại phụ lục 5).

Dựa vào ma trận trọng số (Rotated Component Matrix) (đã được xoay nhân tố theo phép xoay Varimax) ta có thể đưa ra kết luận biến quan sát nào có thể giải

thích tốt cho nhân tố trích được bên dưới. Các nhân tố trích được phù hợp với giả

thuyết ban đầu của các thang đo.

Với những kết quả trên, tác giả kết luận mô hình EFA phù hợp.

Bng 4.2: Kết qu phân tích nhân t EFA

STT Biến quan sát Nhân tTên nhân tố 1 2 3 4 5 1 YD11 .848 Ý định sử dụng (YD) 2 YD12 .689 3 YD13 .842 4 DK11 .796 Điều kiện thuận lợi (DK) 5 DK12 .757 6 DK13 .816 7 TM21 .770 Động cơ thỏa mãn (TM) 8 TM22 .769 9 TM23 .753 10 GT31 .857

Giá trị giá cả (GTRI)

11 GT32 .829 12 GT33 .875 13 TQ41 .863 Thói quen (TQ) 14 TQ42 .794 15 TQ43 .879

Nhóm các nhân tố trích được bao gồm: • Nhân tố thứ nhất gồm 3 biến quan sát:

YD11: Tôi có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

YD12: Tôi luôn sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thực hiện các giao dịch ngân hàng.

YD13: Tôi có kế hoạch sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian tới.

• Nhân tố thứ hai gồm 3 biến quan sát:

DK11: Tôi có đủ kiến thức để sử dụng ngân hàng trực tuyến.

DK12: Tôi có thiết bịđược trang bị internet để sử dụng ngân hàng trực tuyến. DK13: Tôi có thể nhận được sự hỗ trợ từ người khác khi sử dụng ngân hàng

trực tuyến.

Nhân tố này được đặt tên là Điều kiện thuận lợi (DK) • Nhân tố thứ ba gồm 3 biến quan sát:

TM21: Tôi cảm thấy thích thú khi sử dụng ngân hàng trực tuyến.

TM22: Tôi cảm thấy chuyên nghiệp hơn khi sử dụng ngân hàng trực tuyến. TM23: Tôi cảm thấy vui vẻ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Nhân tố này được đặt tên là Động cơ thỏa mãn (TM)

• Nhân tố thứ tư gồm 3 biến quan sát:

GT31: Tôi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá cả hợp lý.

GT32: Tôi thấy dịch vụ ngân hàng trực tuyến có giá trị xứng đáng với chi phí bỏ ra.

GT33: Với giá cả hiện tại, dịch vụ ngân hàng trực tuyến cung cấp dịch vụ

tương đối tốt.

Nhân tố mới này được đặt tên là Giá trị của giá cả (GTRI) • Nhân tố thứ năm gồm 3 biến quan sát:

TQ41: Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một thói quen của tôi. TQ42: Tôi nghiện sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

TQ43: Tôi phải sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Nhân tố mới trích được này đặt tên là Thói quen (TQ).

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) tại Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)