Các biện pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng nợ công ChâuÂu 2010 1 Đối với các quốc gia thành viên

Một phần của tài liệu khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu (Trang 56)

Giá trị M&A toàn cầu ( tỷ USD)

2.4. Các biện pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng nợ công ChâuÂu 2010 1 Đối với các quốc gia thành viên

2.4.1. Đối với các quốc gia thành viên

Đối với Hy Lạp, bên cạnh các gói cứu trợ của EU và IMF, các khoản vay trên thị trường mở hàng tháng là công cụ duy nhất giúp nước này trả lãi đúng hạn. Chỉ tắnh trong năm 2010, Hy Lạp đã phải bán 1625 tỷ euro để trang trải nợ nần. Tiếp theo đó, năm 2011, chắnh phủ nước này phải đấu giá thêm 1 tỷ euro trái phiếu kho bạc .

Năm 2012: khối eurozone phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn trước tình hình nợ công ngày càng tăng cao. Hàng loạt các quốc gia châu Âu phải phát hành trái phiếu chắnh phủ. Italia phải phát hành khoảng 153 tỷ USD trái phiếu trong 3 tháng đầu năm, Tây Ban Nha cần tái cấp vốn đến 77,89 tỷ USD. Ngoài ra, một số quốc gia như Pháp và Phần Lan phải bán trái phiếu, huy động vốn để giữ vững xếp hạng tắn nhiệm.

2.4.1.2.Chhhhắắắắnnnnhhhhssssáááácccchhhhtttthhhhắắắắttttcccchhhhặặặặttttcccchhhhi iiittttiiiiêêêêuuuu

Một loạt các quốc gia phải thắt chặt chi tiêu và tạo ra gánh nặng lên người dân. Chỉ tắnh riêng trong năm 2010, chắnh phủ Hy Lạp đã đưa ra hai gói thắt lưng buộc bụng. Gói thứ nhất vào tháng 3 đề ra mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách 4,8 tỷ euro thông qua các biện pháp giảm tiền lương, thưởng của công chức khu vực công 30%, tăng thuế giá trị gia tăng lên 21%. Gói tiết kiệm thứ 2 nhằm giảm chi tiêu ngân sách 28,4 tỷ euro và cổ phần hóa một số tài sản quốc gia nhằm thu về 50 tỷ euro đến năm 2015. Những gói tiết kiệm này được đưa ra như điều kiện tiên quyết để quốc gia này tiếp cận với gói cứu trợ của EU và IMF.

Đối với Ireland, biện pháp mà nước này thực hiện là cắt giảm 10% lương tối thiểu, tăng thuế giá trị gia tăng và cắt giảm 25000 biên chế nhà nước. Nước này hy vọng với biện pháp này sẽ giúp thâm hụt ngân sách giảm từ 32%GDP xuống còn 3% GDP và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13% xuống còn 10% trong năm 2011.

2.4.1.3.Giiiiảảảảiiiiququququyyyyếếếếttttbbbbấấấấttttổổổổnnnnttttrrrrononononggggnn nnggggàààànnnnhhhhnnnnggggâââânnnnhhhhàààànnnngggg

Ireland đã có những nỗ lực trong việc giải quyết bất ổn của ngành ngân hàng nước này. Ngân hàng trung ương Ireland đã giúp 4 ngân hàng lớn nhất nước này huy động 24 tỷ euro, phục vụ cho việc giải quyết các khoản nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống. Đồng thời, chắnh phủ cũng bơm 46,3 tỷ euro cho ngành công nghiệp dịch

của ngân hàng trong năm qua. Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ sáp nhập theo yêu cầu của chắnh phủ và một số khác chuyển hướng hoạt động về nội địa.

2.4.2.Đối với các quốc gia thành viên

2.4.2.1.HỗỗỗỗttttrrrrợợợợccccủủủủaaaaIIIIMMMMFFFFvvvvààààEEEEUUUU

IMF và EU đã cùng lập ra gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan rộng và đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã mua khoảng 45 tỷ euro trái phiếu của Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ cũng như trấn an tâm lý của các nhà đầu tư. Ngoài ra, các gói hỗ trợ thanh khoản của ECB dành cho Hy Lạp cũng tăng lên từ 47 tỷ euro lên mức 98 tỷ euro. Trong khi đó, các chủ nợ tư nhân cũng đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp, giúp cắt giảm khoảng 100 tỷ Euro nợ của nước này. Đồng thời, nước này cũng nhận được 2 gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro và 130 tỷ euro để giải quyết khoản nợ khổng lồ. Cũng giống Hy Lạp, Ireland nhận được gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro với lãi suất trung bình 5,83%. Trong đó, EU sẽ đóng góp khoảng 45 tỷ euro, IMF đóng góp 22,5 tỷ còn lại chắnh phủ Ireland phải tự lấy từ quỹ đệm của mình 17,5 tỷ. Ireland cũng được gia hạn thêm thời gian giảm thâm hụt ngân sách về mức dưới 3% vào năm 2015. Bồ Đào Nha nhận được gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro đồng thời nước này cũng bị thúc ép trong việc cải thiện tình hình tài chắnh hiện đang trì trệ.

2.4.2.2.Hỗỗỗỗttttrrrrợợợợttttừừừừccccááááccccnnnnưưưướớớớccccllllớớớớnnnn

Nhóm 5 ngân hàng hàng đầu thế giới đã thống nhất sẽ trợ giúp các quốc gia thuộc khối eurozone đang gặp khó khăn về tài chắnh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những nguồn tài trợ bằng USD. Theo đó, cụ dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương Anh, Nhật, Thụy Sỹ sẽ bơm một khối lượng tiền lớn vào Châu Âu giúp cho ngân hàng các nước eurozone có đủ khả năng thanh khoản. Đây cũng là biện pháp đã được FED sử dụng khi khủng hoảng tài chắnh toàn cầu 2008 nổ ra. Bên cạnh đó, FED cũng mở lại các dịch vụ hoán đổi tiền tệ để ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tiếp cận với nguồn vốn bằng USD. Với gói cứu trợ này, các ngân hàng Châu Âu có thể duy trì khả năng thanh khoản cũng như đối phó với nguy cơ không thể thu hồi được nợ từ Hy Lạp, Ireland và các nước khác.

Bên cạnh đó, Mỹ cho rằng họ sẽ nỗ lực hết mình giúp Châu Âu vượt qua cơn khủng hoảng nhưng trước hết Châu Âu phải có những hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong việc giảm thiểu tác động của khủng hoảng nợ công và có những biện pháp giải quyết phù hợp.

Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ cũng là một quốc gia có nhiều khả năng hỗ trợ cho Eurozone nhất. Tháng 4/2011, Trung Quốc có ý định mua trái phiếu của Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Nước này cũng cam kết và khẳng định đã đầu tư nhiều tỷ USD vào trái phiếu chắnh phủ Châu Âu.

Khủng hoảng nợ công Châu Âu khiến thế giới phải nhìn lại chặng đường phát triển của khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu- một khối kinh tế được biết đến bởi sự phát triển bền vững trong suốt thập kỷ qua. Khủng hoảng nợ công không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chắnh trị, đời sống xã hội của các quốc gia trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Để giải quyết khủng hoảng nợ công cần những biện pháp cụ thể tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Một phần của tài liệu khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w