Giai đoạn khi khủng hoảng nợ công 2010 bùng nổ đến nay.

Một phần của tài liệu khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu (Trang 31)

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2.1.2. Giai đoạn khi khủng hoảng nợ công 2010 bùng nổ đến nay.

Năm 2010, thâm hụt ngân sách chắnh phủ khu vực đồng euro là 6,2%, con số này năm 2009 là 6,4%. Điều này được lý giải vì năm 2010, Hy Lạp đã dùng nhiều biện pháp để giảm thâm hụt ngân sách cũng như trả nợ nước ngoài. Cũng trong năm 2009, nợ chắnh phủ trong khu vực này là 79,8% và năm 2010 là 85,4%. Trong đó, thâm hụt ngân sách năm 2010 của Ireland là (-31,3% ), Hy Lạp là (-10,6% ), Bồ Đào Nha là (-9,8%).

Năm 2011, thâm hụt ngân sách của 17 quốc gia thuộc khối eurozone là 4,1% GDP, nợ chắnh phủ là 87,2% GDP. Trong đó, cổ phiếu chiếm 79,3% nợ chắnh phủ, công trái chiếm 18%, tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng chiếm 2,8%.

Năm 2012: thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu khả quan, kinh tế khu vực eurozone đã dần đi vào ổn định. Lãi suất thị trường nội địa đã hạ nhiệt. Cụ thể, lãi suất 3 tháng trong quắ 1năm 2012 có xu hướng giảm . Tháng 1/2012, lãi suất 3 tháng là 1,22%, trong tháng 2 và tháng 3, lãi suất này lần lượt là 1,05% và 0,86%.

Trong khi đó, trái phiếu chắnh phủ dài hạn cũng giảm lãi suất trong 3 tháng đầu năm tương ứng như sau: 4,69%; 4,65% ; 4,06%.

2.1.2.1.Khhhhủủủủnnnngggghhhhooooảảảảnnnnggggnnnnợợợợccccôôôônnnnggggtttt ạạạạiiiiHHHHyyyyLLLLạạạạpppp

Hy Lạp được biết đến là quốc gia nằm trong khối OECD với GDP đứng thứ 27 trên thế giới với 315 tỷ USD, có dân số trên 11 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao 30035 USD/ năm. Từ lúc bắt đầu tham gia đồng tiền chung Châu Âu vào giữa năm 2001 đến 2008, thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm của Hy Lạp khoảng 5%, trong khi đó toàn khu vực là 2%. Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề nghiêm trọng là thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai.

Năm 2009, nợ công của Hy Lạp là 300 tỷ euro chiếm 124% GDP, trong khi đó kinh tế đang tăng trưởng âm. Nợ đến hạn trong năm 2010 là 73 tỷ euro, trong khi đó nợ còn hạn là 400 tỷ USD.

Tháng 12/2009: cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu. Dấu hiệu đầu tiên là khi thủ tướng mới của đảng xã hội Hy Lạp thông báo về tình trạng thâm hụt ngân sách thực tế của nước này. Theo như công bố này, thâm hụt ngân sách thực tế của nước này là 12,7%GDP, gấp 4 lần so với con số công bố ban đầu là 3,7%, cũng như giới hạn cho phép của một quốc gia sử dụng đồng tiền chung Châu Âu là 3%. Bảng dưới đây cho thấy thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công của Hy Lạp trong tương quan với một số quốc gia Châu Âu tiểu biểu trong năm 2009.

Bảng 2.2: Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công ở một số quốc gia

Nguồn:Eurostat.

Quốc gia Thâm hụt ngân sách(%GDP) Nợ công (%GDP)

Hy Lạp -15,4 126,8

Ireland -14,4 65,5

Anh -11,4 53,2

Tây Ban Nha -11,1 53,2

Bồ Đào Nha -9,3 76,1

Nhiệm vụ năm 2010 của Hy Lạp khá nặng nề khi phải đối mặt với khoản nợ đáo hạn 73 tỷ euro trong khi đó vào tháng 4, tháng 5 năm nay sẽ có 27 tỷ USD đáo hạn. Trước tình hình nền kinh tế nội địa không còn khả năng chi trả, vay nước ngoài vô cùng khó khăn thì Hy Lạp phải cần đến sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế cũng như tăng cường hoạt động trên thị trường mở.

Ngày 29/3 và 30/3: Để tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ này, Hy Lạp đi vay trên thị trường tài chắnh quốc tế tuy nhiên đã không đạt được những kết quả đáng mong đợi khi khoản tiền thu về sau 2 ngày bán trái phiếu chỉ là 5,4 tỷ euro. Với cung trái phiếu quá cao, cầu giảm do những bất ổn về kinh tế, chắnh trị của quốc gia này, lãi suất trái phiếu Hy Lạp liên tục tăng cao. Đối với trái phiếu chắnh phủ kỳ hạn 2 năm, lãi suất vào tháng 1 là 3,47% trong khi đó, vào tháng 7, lãi suất này đã tăng lên 9,73%.

Tháng 5/2010: trước tình hình Hy Lạp phải chắnh thức đệ đơn xin gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro vào tháng 4, EU và IMF đã đồng ý gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro trong vòng 3 năm. Trong đó, các nước EU sẽ đóng góp 80 tỷ euro, còn lại do IMF đảm nhận. Lãi suất của khoản vay là 5,2%.

Ngày 10/5/2010: EU lập quỹ cứu trợ khổng lồ trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ tài chắnh cho các quốc gia trong khu vực đồng thời là tiền đề ngăn chặn khủng hoảng nợ công trong khu vực và vực dậy đồng euro. Quỹ cứu trợ khẩn cấp này bao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khối eurozone, 60 tỷ euro từ ủy ban Châu Âu (ECB), và 250 tỷ euro của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Tại thời điểm đó, số tiền này tương ứng với 1000 tỷ USD. Vai trò của quỹ bình ổn trên nhằm để cho vay khẩn cấp, cứu trợ và cung cấp các khoản tắn dụng cho các nước có nguy cơ vỡ nợ. Sau một năm kể từ tháng 12 năm 2009, thâm hụt ngân sách nước này vẫn ở mức 10,5% GDP thay vì 9,4% như cam kết ban đầu. Một lần nữa, Hy Lạp lại đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi nợ công nước này đạt đến mức 328,6 tỷ euro đến hết năm 2010, chiếm 142,8% GDP.

Năm 2011:

Vào ngày 21/7/2011: lãnh đạo các nước thành viên eurozone đã thống nhất dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ 2 trị giá 158,6 tỷ euro nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Trong tổng số 158,6 tỷ euro này có 109 tỷ euro đến từ các nước

do khu vực tư nhân đóng góp. Bên cạnh đó, quỹ ổn định tài chắnh Châu Âu ( FESF) cũng tuyên bố sẽ kéo dài thời gian trả nợ của Hy Lạp. Trên thực tế, kế hoạch giải cứu này cũng không giúp được Hy Lạp nhiều trong việc giảm thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai.

Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 9,6% GDP và tỷ lệ nợ công là 156,8% GDP. Những con số trên cho thấy tình trạng nợ công của Hy Lạp ngày càng trầm trọng mặc dù Hy Lạp cũng như cộng đồng quốc tế đã nỗ lực hết sức. Trong 3 năm qua, kể từ năm 2009 đến 2011, nợ công của Hy Lạp tăng khoảng 59 tỷ euro, lạm phát tăng cao dẫn đến những bất ổn về kinh tế, chắnh trị. Vì vậy, năm 2012 là một thách thức lớn đối với quốc gia này.

Hình 2.3: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp từ 2009 đến 2011

Năm 2012

Vào tháng 3 năm nay, Hy Lạp phải trả khoản nợ trị giá 14,5 tỷ euro và phải sử dụng đến gói cứu trợ trị giá 130 tỷ của EU, IMF và ECB. Mặc dù vào ngày 21/7/2011, quỹ ổn định tài chắnh Châu Âu thông qua gói cứu trợ 158,6 tỷ euro nhưng cuối cùng vào ngày 14/3/2012, các tổ chức này đã phê duyệt gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp trị giá 130 tỷ euro. Trong gói cứu trợ thứ nhất, Hy Lạp dùng để chi trả lãi. Đối với khoản cứu trợ lần 2 này, 2/3 trong tổng số tiền được cứu trợ cũng dùng để trả lãi nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ chứ không thể vực dậy nền kinh tế. Điều này giải thắch vì sao GDP của Hy Lạp sụt giảm liên tiếp trong 4 năm và năm 2011 giảm 6% so với năm trước. Theo dự báo của IMF, GDP năm 2012 sẽ tiếp tục giảm 4%. tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp 200.00% 150.00% tỷ lệ nợ 100.00% công/GDP 50.00% 0.00% 2009 2010 2011

Năm 2008, thâm hụt ngân sách của Ireland là 7,35%GDP, năm 2009 là 14,3%GDP. Tỷ lệ nợ công trên GDP của nước này trong năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 25,4% ; 43,9% ; 64,5%. Đến năm 2010, tỷ lệ này là 98,5% - đứng thứ 11 trong số các quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất thế giới.( nguồn: ECB)

Khủng hoảng nợ công ở Ireland đã chắnh thức được công bố khi Ireland cầu cứu liên minh Châu Âu và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để vay 80- 90 tỷ euro để giải quyết những bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Vậy là sau Hy Lạp, Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai trong eurozone rơi vào khủng hoảng nợ. Nếu như khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp xảy ra là do quản lý nợ công kém thì Ireland có chắnh sách quản lý nợ công tốt hơn. Mức nợ của Ireland chỉ chiếm 70% GDP tuy nhiên mức thâm hụt ngân sách của nước này mang lại cao tương đương với Hy Lạp mà nguyên nhân là bởi Ireland đã bỏ tiền ngân sách ra để cứu trợ cho một số ngân hàng trong nước. Hành động cứu trợ bao gồm quốc hữu hóa ngành ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước. Các ngân hàng trong nước đang phải gánh quá nhiều nợ xấu sau khi đã tăng cho vay quá mức trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh và bong bóng bất động sản phình to. Khi thị trường bất động sản sụp đổ, các khoản cho vay bất động sản trở thành những khoản nợ xấu và ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ vì không có khả năng thu hồi vốn.

Tương tự như trường hợp của Mỹ, chắnh phủ Ireland phải cứu hệ thống ngân hàng theo các riêng của mình. Đó là tạo ra một định chế tài chắnh mới gọi là NAMA(National Asset Management Agency) để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của ngân hàng lớn.

Trước tình hình hệ thống ngân hàng có nguy cơ sụp đổ, các tổ chức xếp hạng tắn nhiệm như S&P đã hạ bậc tắnh nhiệm dài hạn của Ireland từ A-1+ xuống A-1 bởi Ireland đã vay mượn quá nhiều tiền để bơm vào hệ thống ngân hàng. Cũng trong tháng 11 năm 2011, chắnh phủ Ireland cũng chắnh thức đưa ra kế hoạch mang tên Ộ Kế hoạch khôi phục quốc giaỢ để ngăn chặn nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy nền kinh tế đến trạng thái vỡ nợ. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để Ireland nhận được sự cứu trợ từ quỹ bình ổn tài chắnh Châu Âu. Theo như kế hoạch này, Ireland phải cắt giảm chi tiêu 2,8 tỷ euro, tăng thuế thu nhập... Nếu như

chương trình này được thực hiện đúng kế hoạch thì đến năm 2012, nước này sẽ tiết kiệm được 15 tỷ euro nhằm trang trải cho nợ nần.

Với những nỗ lực của mình, các nước EU đã thông qua gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Gói cứu trợ này nhằm giải quyết những khó khăn trong ngành ngân hàng mà Ireland đang gặp phải. Số tiền 85 tỷ euro được sử dụng như sau: 10 tỷ euro chi cho việc tái huy động vốn khẩn cấp để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. 25 tỷ euro để hỗ trợ ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp, 50 tỷ euro để cắt giảm chi tiêu ngân sách của nước này. Nếu như Hy Lạp được cứu trợ 2 lần với số tiền là 110 tỷ euro và 130 tỷ euro thì Ireland phải lấy từ nguồn vốn đệm của ngân hàng và quỹ dự trữ lương hưu 17,5 tỷ euro để trang trải cho khoản thâm hụt ngân sách. Điều này cho thấy, tình hình tài chắnh của Ireland khả quan và sáng sủa hơn Hy Lạp và vẫn còn nguồn dự trữ để trả nợ. Phần còn lại 85 tỷ euro được chia đều cho quỹ bình ổn tài chắnh Châu Âu và IMF. Khoản vay này có lãi suất là 5,83% cao hơn mức lãi suất này dành cho Hy Lạp là 5,2%.

Do thị trường tài chắnh gặp nhiều bất ổn, giá trái phiếu giảm sâu, lãi suất tăng cao. Tại Ireland, giá trái phiếu giảm trong khi lãi suất trái phiếu chắnh phủ thời hạn 10 năm đã lên tới 9,17%. Mức lãi suất tăng cao càng chứng tỏ sự bất ổn của nền kinh tế đó. Nếu như so sánh lãi suất trái phiếu chắnh phủ Đức, lãi suất của Ireland cao hơn 619 điểm cơ bản tức 6,19% . Vào ngày 11/11/2010, mức chênh lệch là 6,52%.

Tắnh đến đầu năm 2010, tổng số tiền viện trợ mà Ireland nhận được là 113 tỷ USD, nhưng dường như những nỗ lực giải cứu Ireland vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Trong năm 2011, với những cứu trợ từ quốc tế và nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chắnh phủ, Ireland đã giảm được thâm hụt ngân sách và tăng trưởng GDP. Cụ thể như sau, tăng trưởng GDP của Ireland trong 3 quý đầu năm 2011 là 1,8% ; 1,9% ; 1,6%.Tăng trưởng trong cả năm chỉ đạt mức 1%. Thâm hụt cán cân vãng lai trong quý 2 và 3 là 8,2% GDP và 10,3% GDP. Nợ chắnh phủ của Ireland quý 2 là 102,3% GDP và quý 3 là 104,9% GDP, nợ chắnh phủ trong cả năm chiếm tới 107%GDP ( nguồn: Eurostat) . Như vậy, mặc dù nợ chắnh phủ chưa giảm về mức yêu cầu đối với các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Châu Âu là dưới 60% nhưng Ireland đã giảm được tỷ lệ nợ công đáng kể. Có được kết quả này là nhờ Ireland đã

minh Châu Âu dành cho. Việc cải cách đúng hướng góp phần giúp thâm hụt ngân sách của Ireland về mức 10,6% GDP. đây cũng là tắn hiệu tốt để Ireland tiếp tục nhận gói cứu trợ vào tháng 1 năm 2012 trị giá hơn 4 tỷ euro.

Hình 2.4. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Ireland từ 2009 đến 2011

Năm 2012:

Tháng 3/2012: Ireland thỏa thuận tham gia chương trình hoán đổi nợ đáo hạn lấy trái phiếu chắnh phủ dài hạn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2012 có thể Ireland sẽ chìm trong suy thoái. Tãng trýởng GDP của nýớc này là 0,5% thay vì 1,8% như dự báo trước đó.

2.1.2.3.TââââyyyyBBBBananananNNNNhhhhaaaa

Tiếp theo Hy Lạp, những con số khổng lồ về nợ công của chắnh phủ Tây Ban Nha đã được phanh phui. Mặc dù cùng rơi vào vòng xoáy tài chắnh như Hy Lạp nhưng vấn đề nước này gặp phải không phải do chi tiêu quá tay mà do thị trường bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Bất động sản được coi là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công tại Tây Ban Nha. Theo số liệu thống kê, giá trị bất động sản ở Tây Ban Nha đã tăng lên 200% kể từ năm 1985 đến nay. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chắnh toàn cầu đã tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản của nước này, khiến cho thị trường bất động sản dễ vỡ hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ thị trường nhà đất phát triển, các ngân hàng tăng cho vay và coi đây như một khoản lợi khổng lồ mà không xem xét đến các khoản vay dưới chuẩn. Trong đó, có những khoản vay với thời hạn dài đến 40, 50 năm. Chắnh vì vậy, khi thị trường bất động sản bị khủng hoảng, các

Một phần của tài liệu khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu âu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w