Ban ngày thấy những con không chịu chui vào bọng thì dùng que xua đuổi hoặc bắt thả vào bọng, có thể dùng các thứ gõ đập phát ra tiếng động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ phải chui vào.
Khi nào thấy tắc kè ban ngày chui vào bọng trú, đêm ra ngoài rình mồi hoặc ban ngày bám ở ngoài bọng khi thấy người liền chạy thụt vào bọng thì lúc đó có dấu hiệu đã thuần thục.
Có một số con không thích ứng được biểu hiện là biếng ăn, không vào bọng, gầy và kém hoạt động thì cần loại ra.
Cách bắt tắc kè: dùng thòng lọng (hình 5.5.6) hoặc một thanh tre cứng và dẽo, đầu buộc một mớ tóc rối hay sợi bùng nhùng, cầm chọc vào hang. Tắc kè ngỡ bị kẻ lạ tấn công, bèn ngoạm lấy, bị tóc rối vướng vào răng không nhả ra được. Người bắt cứ thế kéo ra bắt lấy.
Kẻ thù của tắc kè là: cầy, mèo (mèo rừng và mèo nhà), rắn, bìm bịp và đặc biệt là cú mèo - kẻ thù nguy hiểm nhất.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi 1 : Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong
những câu hỏi sau :
TT Nội dung Đúng Sai
1 Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ.
2 Mỗi con tắc kè ăn khoảng 2 con dế hay châu chấu là đủ bữa cho cả ngày.
3 Kẻ thù của tắc kè là: cầy, mèo (mèo rừng và mèo nhà), rắn, bìm bịp và đặc biệt là cú mèo - kẻ thù nguy hiểm nhất.
4 Dùng các thứ gõ đập phát ra tiếng động mạnh hoặc té nước sẽ làm cho tắc kè sợ phải chui vào.
5 Cách bắt tắc kè: dùng một thanh tre cứng và dẽo, đầu buộc một mớ tóc rối hay sợi bùng nhùng,
6 Tắc kè thường kiếm ăn vào buổi tối và trong môi trường yên tĩnh,
7 Trong chuồng phải có máng gỗ, máng tre hoặc nhựa đựng nước sạch cho tắc kè uống,
8 Vệ sinh chuồng trại tuần/lần, luôn cho tắc kè uống nước sạch.
9 Mùa hè: quây kín toàn bộ phía bên ngoài chuồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho chúng.
10 Tắc kè có tập tính ưa bóng tối
Câu hỏi 2: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 2.1: Để bắt tắc kè nhúc nhác, hoang dã người ta dùng: A. Thòng lọng
B. Sợi đay mây dẻo dài, đầu buộc nhúm tóc rối C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Câu 2.2: Mỗi con tắc kè mỗi ngày ăn khoảng: A. 1-2 con dế hay châu chấu
B. 2-4 con dế hay chấu chấu C. 6-8 con dế hay châu chấu D. 8-9 con dế hay châu chấu
Câu 2.3. Tắc kè hoạt động, ăn uống vào lúc:
A. ban ngày B. buổi trưa
C. buổi tối D. buổi sáng sớm
Câu 2.4. Treo chăn màn, vải tối màu để
A. tạo độ tối C. Giữ ấm
B. cả 2 đúng D. cả 2 sai
Câu 2.5. Thức ăn của tắc kè là:
A. Chuồn chuồn C. Dế mèn
B. Cám nghiền mịn D. Cả 3 đúng Câu 2.6. Tắc kè bệnh có biểu hiện:
A. gầy, biếng ăn C. kém hoạt động B. không vào bọng tổ D. Cả 3 đúng Câu 2.7. Kẻ thù của tắc kè là:
A. rắn C. mèo
B. cú mèo D. Cả 3 đúng
Câu 2.8. Tắc kè thích sống trong môi trường:
A. náo nhiệt C. ẩm ướt
B. yên tĩnh D. chiếu sáng
Câu 2.9. Chuồng nuôi tắc kè cần bố trí thêm:
A. nhiều máng nước tắm C. nhiều máng ăn
B. nhiều cây gỗ D. nhiều loài động vật khác Câu 2.10. Vệ sinh chuồng trại nuôi tắc kè:
A. hàng ngày C. hàng tháng
B. hàng tuần D. hàng năm
Câu 2.11: Trứng tắc kè phát triển trong khoảng bao lâu thì nở? A. 3 tháng C. 3 tuần
B. 30 ngày D. 30 tuần Câu 2.12: Mỗi bọng tổ giống chọn thả theo tỷ lệ:
A. 2 đực, 1 cái C. 2 cái, 1 đực B. 3 đực, 1 cái D. 3 cái, 1 đực Câu 2.13: Muốn phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái:
E. Lật ngửa bụng tắc kè để quan sát
F. Dùng tay trỏ và tay trái bóp vào chổ gốc đuôi G. Cả A và B đúng H. Cả a và B sai Câu 2.14: Tắc kè bắt mồi bằng: A. đuôi C. lưỡi B. răng D. các chi Câu 2.15. Đầu tắc kè có hình dạng: A. hình vuông C. hình chữ nhật B. Hình thoi D. hình tam giác
2. Bài tập thực hành
Bài 1: Chọn, pha chế và phun thuốc sát trùng cho trại nuôi tắc kè 1.1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành việc chọn, pha chế và phun thuốc sát trùng cho trại nuôi tắc kè
1.2. Yêu cầu
- Biết cách chọn thuốc sát trùng thích hợp
- Học viên nắm vững và thành thạo việc pha và phun thuốc sát trùng đúng kỹ thuật và hiệu quả
1.3. Dụng cụ, vật tư
- Thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi
- Dụng cụ để thực hiện phun thuốc sát trùng: bình phun, thau, chậu, ... - Bảo hộ lao động.
1.4. Hình thức tổ chức
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm.
1.5. Sản phẩm ứng dụng: Chuồng trại, khu vực chăn nuôi đã được phun
sát trùng.
1.6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật chọn, pha và phun thuốc sát trùng
Bước 3: Thu dọn, vệ sinh dụng cụ
Bài 2: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi tắc kè 2.1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên xem và thảo luận về một qui trình kỹ thuật nuôi tắc kè điển hình
2.2. Yêu cầu
- Biết cách quan sát và ghi nhận lại quy trình xem
- Học viên nắm vững và phân tích các khâu thực hiện trong quy trình
2.3. Dụng cụ, vật tư
- Dụng cụ để thực hiện: máy chiếu, băng, đĩa, ... Giấy, bút, ... - Phòng thí nghiệm (chiếu phim)
2.4. Hình thức tổ chức
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm.
2.5. Sản phẩm ứng dụng: Phân tích các khâu trong quy trình kỹ thuật, nhận xét ưu nhược điểm của quy trình
2.6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị phòng chiếu, máy chiếu, băng đĩa, ... Bước 2: Tiến hành chiếu video
Bước 3: Thảo luận và đưa ra kết quả
C. Ghi nhớ:
- Tắc kè thường kiếm ăn vào buổi tối (khoảng 17 giờ hàng ngày) và trong môi trường yên tĩnh
- Mỗi con khoảng 6 gam thức ăn (tương đương 2-4 con châu chấu tuỳ theo lớn nhỏ)
- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày; che chắn chuồng khi điều kiện thời tiết bất lợi; theo dõi thường xuyên phát hiện con bệnh xử lý kịp thời
Bài 6: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH (14 giờ)
Mục tiêu
- Trình bày được nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng và trị bệnh cho tắc kè thịt;
- Thực hiện được việc phòng và trị các bệnh thường gặp ở tắc kè thịt đúng kỹ thuật.
A. Nội dung