Xác định tiêu chuẩn chọn giống

Một phần của tài liệu Giao trinh MD05 nuôi tắc kè thương phẩm (Trang 33)

Kích thước: Tắc kè loại I có chiều dài thân đo từ mõm đến lỗ huyệt từ 14 cm trở lên (đo phía bụng). Tắc kè loại II có chiều dài từ 11,5 cm đến 13,5 cm. Khi nuôi cần chọn tắc kè loại I.

Mỗi bọng tổ giống thả 1 con đực và 1 con cái hoặc 1 con đực với 2 con cái. Cách nhận biết tắc kè đực, cái như sau:

Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. ● Tắc kè đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, hai chấm dưới lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo, lồi và đen, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lộ ra. Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái

Hình 5.4.5. Phân biệt tắc kè đực và cái

Hình 5.4.6.

Gai sinh dục của tắc kè đực Hình 5.4.4

không nổi rõ (hình 5.4.5).

● Tắc kè cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, hai chấm dưới lỗ huyệt mờ; bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lộ ra ở lỗ huyệt. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lộ ra màu đỏ thẫm, con cái không có (hình 5.4.6).

Tắc kè đực kêu thành tiếng, còn tắc kè cái không biết kêu. Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10-12 lần. Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tình tới. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười.

Một phần của tài liệu Giao trinh MD05 nuôi tắc kè thương phẩm (Trang 33)