Những mục tiêu và định hướng chung phát triển du lịch Khánh Hịa

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 77)

3.2.3.1. Mục tiêu - Mục tiêu kinh tế

Phát triển ngành kinh tế năng động, nâng cao mức đĩng gĩp vào thu nhập của địa phương, gĩp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân bằng cách tạo ra mơi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng

75

và phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chiếm tỉ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại - du lịch.

- Mục tiêu văn hĩa xã hội

Phát triển du lịch gắn liền với việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Do vậy, quy hoạch phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền kinh tế văn hĩa dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền trao đổi văn hĩa, song cũng phải nghiên cứu phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của nhân dân, gĩp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hĩa tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đĩ du lịch cần phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội như bảo vệ mơi trường sinh thái, gìn giữ truyền thống và bản sắc dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Để đạt được những mục tiêu trên, ngành du lịch tỉnh Khánh Hịa cần phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng tại các vùng trọng điểm du lịch; + Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng, phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, các dịch vụ vui chơi giải trí;

+ Nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ du lịch, làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành và cấp, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương.

3.2.3.2. Định hướng - Định hướng sản phẩm

Trong cơ chế thị trường, các sản phẩm du lịch phải được đa dạng hĩa và khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Sản phẩm du lịch phải mang tính đặc trưng văn hĩa, sinh thái của vùng, miền hoặc địa phương.

+ Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Khánh Hịa từ nay đến năm 2020 chủ yếu là du lịch biển, đảo, bao gồm: nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và

76

các đảo ven bờ… phát triển ở dải khơng gian ven biển. Ngồi ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ với vai trị làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là:

Du lịch sinh thái núi: nghỉ mát, thể thao leo núi… phát triển ở khơng gian phía Tây Khánh Hịa;

Du lịch văn hĩa: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hĩa… trên tồn tỉnh, tìm hiểu bản sắc văn hĩa các dân tộc ít người ở các huyện miền núi (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh);

Du lịch MICE: hội nghị hội thảo, hội chợ chủ yếu ở thành phố Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang;

Du lịch cơng vụ thăm thân phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Nha Trang và vùng phụ cận;

Du lịch tàu biển phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và vùng phụ cận (kết hợp các di tích lịch sử văn hĩa, các điểm danh lam thắng cảnh…).

+ Phát triển loại hình và sản phẩm theo thị trường

Khách quốc tế: Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hĩa bản địa.

Khách nội địa: Khách du lịch Việt Nam nĩi chung cĩ thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại…

- Định hướng thị trường

Trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hịa cĩ vị trí quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương và cả khu vực. Hàng năm lượng khách nội địa đến với tỉnh Khánh Hịa khơng nhỏ, nhưng trên thực tế ngành du lịch Khánh Hịa vẫn chưa phát huy hết hiệu quả các tiềm năng du lịch vốn cĩ của mình với mục tiêu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch cĩ thương hiệu và uy tín của cả nước và quốc tế. Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, thị trường khách du lịch tỉnh Khánh Hịa trong giai đoạn đến năm được xác định gồm hai nhĩm chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.

77

+ Thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hịa đến năm 2020 được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách trong nước.

Thị trường khách quốc tế là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường khách quốc tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hịa gồm những thị trường cĩ lượng khách lớn đến Việt Nam, cĩ khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam thường xuyên, cĩ nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hĩa, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam hoặc thị trường khách cĩ điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các phương tiện giao thơng. Trên cơ sở phân tích hiện trạng dịng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hịa, sự hấp dẫn của tài nguyên và xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, trong những năm tới thị trường khách trọng điểm của Khánh Hịa bao gồm: thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật… là thị trường trọng điểm truyền thống của du lịch Khánh Hịa; thị trường các nước ASEAN đặc biệt là Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan; thị trường Nga (và các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu thế hiện nay; thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cần hướng tới trong khuơn khổ hợp tác khu vực. Cơ hội khái thác thị trường khách du lịch quốc tế trên càng lớn khi sân vay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thơng qua các tuyến bay trực tiếp với thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng cấp…

Thị trường khách du lịch nội địa là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn. Bên cạnh đĩ với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hịa cĩ nhiều cơ hội phát triển du lịch nội địa. Đối với Khánh Hịa thị trường truyền thống là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đơng Nam Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thống đường khơng, đường bộ thuận tiện, trong đĩ đặc biệt chú trọng phát triển thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngồi ra, du lịch Khánh Hịa cũng xác định thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng điểm.

+ Thị trường tiềm năng là những thị trường khách quốc tế lớn nhưng số lượng khách đến Khánh Hịa nĩi chung và Nha Trang nĩi riêng trong giai đoạn

78

trước mắt cịn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do khả năng tiếp cận giao thơng khĩ khăn, số lượng đến khu vực Đơng Nam Á và Việt Nam chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển… Các thị trường điển hình này như khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Luxembour, Hà Lan), khối Đơng Nam Âu, New Zealand, Canada… Đối với thị trường này cần quan tâm những khách đến từ Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Canada và Đơng Âu là những nước cĩ khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngồi ở các nước này hàng năm khá đơng.

- Định hướng đầu tư và phát triển du lịch

Định hướng đầu tư phát triển du lịch Khánh Hịa được xác định trên cơ sở Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hịa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành du lịch tỉnh Khánh Hịa đã định hướng đầu tư phát triển trên các lĩnh vực sau:

+ Vận dụng chính sách về đầu tư phát triển du lịch và cân vốn đầu tư; + Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch;

+ Lập các dự án đầu tư và quản lý phát triển du lịch;

+ Đa dạng hĩa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh;

+ Tăng cường cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường;

+ Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hịa trong giai đoạn phát triển lâu dài;

+ Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ và hợp tác quốc tế. - Định hướng các loại hình du lịch thường được xác định trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch vốn cĩ của lãnh thổ, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Khánh Hịa là một lãnh thổ phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Căn cứ vào tiềm năng du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ, những loại hình du lịch chủ yếu của Khánh Hịa cĩ thể tổ chức phát triển đa dạng các loại hình du lịch

79

gồm: Du lịch nghỉ dưỡng biển, Du lịch sinh thái, Du lịch văn hĩa, lễ hội, Du lịch MICE, Du lịch tàu biển.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh khánh hòa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)