Ngôn ngữ mạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 57)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Ngôn ngữ mạng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì nhu cầu giải trí và giao lưu kết nối của con người ngày càng tăng. Mạng internet là một trong số những nguồn đáp ứng được nhu cầu đó của con người. Mạng internet phát triển rộng khắp ảnh hưởng nhiều đến con người hiện đại. Theo đó, ngôn ngữ mạng dần được hình thành và sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Ngôn ngữ mạng còn được gọi là ngôn ngữ @ thường được giới trẻ sử dụng trong các chatroom và blog. Hiện nay, ngôn ngữ mạng đang là niềm say mê của giới trẻ. Thế hệ 8X và 9X đang không ngừng sáng tạo thứ ngôn ngữ của mình. Ngoài việc sử dụng các từ của mạng internet, giới trẻ còn tạo ra lớp ngôn ngữ riêng bằng một số cách thức như: phép cộng (cho thêm từ, kí hiệu) để gia tăng cảm xúc như thôi = thoai, vui = dzui, về = dzìa… Hay phép trừ (lược bớt kí hiệu, âm tiết) như biết = bít, buồn = bùn, viết = vít… Hoặc phép thay thế (thay chữ này bằng chữ khác) như bé = pé, thôi = thui…

Hiện nay, ngôn ngữ mạng được sử dụng tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp chính trong cuộc sống. Không chỉ

thay đổi về từ, câu mà giới trẻ hiện nay còn sáng tạo ra những cách nói mới, cách xưng hô mới. Nếu biết sử dụng đúng cách ngôn ngữ mạng giúp thể hiện cá tính và cái tôi của người sử dụng. Ngôn ngữ mạng trong một số trường hợp được sử dụng rộng rãi trong đời sống và hòa nhập, trở thành một bộ phận của ngôn ngữ đời thường.

Được xây dựng theo một hình thức đặc biệt nên đến với Blogger người

đọc như đang ngồi trước màn hình vi tính, di chuột vào những trang blog cá nhân, tiếp xúc với thế giới ảo, có thể bày tỏ ý kiến của mình và xem phản hồi từ những người khác. Đặc biệt, độc giả được tiếp xúc với ngôn ngữ mạng

phong phú. Đoàn Minh Tâm nhận xét: “Ngôn ngữ mạng trong Blogger thu

hút sự chú ý của tôi vì đây là một trong những thành tố quyết định sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ mạng muôn hình vạn trạng ngoài đời thường được Phong Điệp dụng công chau truốt, chọn lựa để đưa vào tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ mạng vừa có tính khách quan, nhiều màu sắc cá nhân vừa giảm

đi hỗn tạp, xô bồ và có phần tục tĩu vốn có của đời thường. Đây là một thành

công của Blogger” [14].

Blogger sử dụng khá dày đặc lớp từ ngữ chuyên dụng của mạng internet:

chat (trò chuyện), chatroom (phòng chat), comment (bình luận), nickname (biệt danh), forum (diễn đàn), reply (trả lời), online (trực tuyến), about me (về tôi), blogger (người viết blog), friendlist (danh sách bạn bè), delete (xóa), quick comment (bình luận nhanh chóng), icon (biểu tượng), is not available to chat (không có sẵn để trò chuyện)… đây là những từ ngữ được sử dụng phổ biến và khá quen thuộc với độc giả, đặc biệt là giới trẻ. Với việc sử dụng lớp

từ ngữ này, tác giả đã tạo ra được một không gian mạng trong Blogger như

tên gọi của tác phẩm.

Ngôn ngữ mạng trong Blogger không chỉ dừng lại ở việc sử dụng lớp từ

ngữ chuyên dụng mà còn sử dụng những từ ngữ, cách nói riêng. Hiện nay, chúng được giới trẻ sử dụng khá phổ biến. Đó là những từ đọc chệch hay

được sáng tạo theo lối “iếc hóa”: túm lại (tóm lại), vớ vỉn (vớ vẩn), nét niếc (net), chát chiếc hay chát chít đều chỉ chat, nhắn tin nhắn tiếc (nhắn tin)… hay một số cách nói như: bình thường như ăn cơm uống nước, cứ từ từ khoai sẽ dừ, đen như con mèo hen…một số hiện tượng đời sống vào trong ngôn ngữ mạng được nói, gọi tên riêng: xì căng đan (gây chấn động trong dư luận), nhân vật hot (người gây được sự chú ý, quan tâm của nhiều người), xăng pha nhớt (người đồng tính), lăn cu đơ (ngã), chảy nước (khóc), để mốc (bỏ quên, bỏ rơi), giám đốc thông tấn xã vỉa hè (chỉ người hay buôn chuyện), mấy chú Khoai Tây (chỉ người Tây), phê (thỏa mãn, thích thú), phắn (bỏ đi), lúa ngắn ngày (một việc diễn ra nhanh hơn mức bình thường), vãi linh hồn (sợ), cho leo cây (bị lừa), chỗ làm có màu và thơm (chỗ làm tốt)….

Với việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ mạng màu sắc cá nhân được thể hiện khá rõ nét đồng thời mang lại nhiều cách nói thú vị, có giá trị biểu đạt cao.

Lớp ngôn ngữ mạng trong Blogger kết hợp với ngôn ngữ hiện thực đời

thường làm cho tác phẩm làm cho tác phẩm gần gũi người đọc hơn bao giờ hết. Có những entry trong tác phẩm tác giả đã trích vào một cuộc nói chuyện trên mạng, gần như không có sự “ăn nhập” với câu chuyện đang kể. Như entry thứ 16: Chat 1:

“@cobe_usau: hi! Chào bạn! Có thể nói chuyện không? Mình thấy chán đời quá!

@dilangthang: Tớ là girl, not boy! (icon giương mục kỉnh)

@cobe_usau: Không phải gái cần cứu net đâu. Mình chỉ muốn có người nói chuyện cho vui thôi. Càng người xa lạ càng tốt, khỏi cần đề phòng. (icon lè lưỡi).

@dilangthang: Thế thì tớ nghe đây” [4, 46]. Hay entry thứ 17: Chat - 2 kể chuyện đôi vợ chồng già vào quán chat, muốn được chat để tìm đứa con gái bỏ nhà đi. Chat 3 (entry thứ 58) nói về dòng tin nhắn xuất hiện trên các

chatroom thu hút sự chú ý của cư dân mạng: “Tôi muốn giết người! Hãy chỉ cho tôi cách để giết người hiệu quả nhất” [4, 192]. Tất cả những trang viết đó

của Blogger hoàn toàn thuộc về thế giới mạng gắn với ngôn ngữ mạng.

Những nhân vật ảo không tên, phòng chat không tên góp phần thể hiện sự hỗn độn, ngổn ngang của cuộc sống, sự bế tắc của con người hiện đại. Đó có thể là bất kì ai.

Trong Blogger có rất nhiều dòng comment. Đó giống như sự tương tác

giữa tác giả và bạn đọc. Độc giả có thể đưa ra các ý kiến đóng góp của mình, tác giả có thể lắng nghe ý kiến phản hồi của người đọc. Điều đó góp phần hoàn thiện quá trình tiếp nhận văn học. Như Chế Lan Viên từng viết:

Mình là ta đấy thôi ta vẫn gửi cho mình Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy

Ta gửi tro mình nhen thành lửa cháy Gửi viên đá con mình dựng lại nên thành

(Ta gửi cho mình - Chế Lan Viên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách xưng hô của một số nhân vật trong tác phẩm cũng mang những đặc trưng của ngôn ngữ mạng. Khi nói chuyện với Hạ, Quân gọi mẹ mình bằng bà già:

“- Em đừng gây sự với bà già anh đấy nhé. Quân sừng sộ

- Em làm gì nào. Em gọi điện tới nhà, hỏi anh về chưa. Mẹ anh tự nhiên xổ ra cả tràng xúc phạm em.

- Kệ bà già, chấp làm gì” [4, 131]. Hay trong cuộc đối thoại giữa Phong

và Diệp, ngoài cách xưng hô mày tao thông thường hai nhân vật còn xưng hô theo lối xưng hô của cư dân mạng:

“Thôi, mẹ cho con xin” [4, 38]; “Đấy là mày không quen nghe những câu thật thà trắng phớ như thế. Nhưng nó là sự thật. Là tư duy hiện nay đấy bà

sườn sốt chua ngọt của mẹ” [4, 41]. Lối xưng hô này tạo được sự gần gũi, thân thiết đồng thời thể hiện được cá tính nhân vật.

Tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp được đánh giá cao về những cách

tân nghệ thuật trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ hiện thực đời thường gần gũi quen thuộc được tác giả đưa vào trong tác phẩm một cách tự nhiên. Đó là những thành ngữ, khẩu ngữ, cách nói và lối xưng hô quen thuộc với độc giả. Trong tác phẩm, nhà văn cũng sử dụng rất thành công lớp ngôn ngữ mạng phổ biến hiện nay đặc biệt trong giới trẻ. Lớp ngôn ngữ này thể hiện ở việc sử dụng các từ ngữ chuyên dụng, những cách nói của cư dân mạng, cách xưng hô và cả những cuộc nói chuyện cá nhân được đưa vào tác phẩm. Sử dụng ngôn ngữ hiện thực đời thường kết hợp với ngôn ngữ mạng giống như sự kết hợp thế giới thực và ảo, góp phần thể hiện dụng ý của nhà văn.

KẾT LUẬN

Trong dòng chảy của văn chương, tiểu thuyết vẫn là một thể loại đang vận động không ngừng và chưa hoàn kết. Do vậy, việc tìm hiểu những đặc trưng của tiểu thuyết thông qua các sáng tác văn học cụ thể là một việc làm

cần thiết trong nghiên cứu văn học. Khảo sát “Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Blogger của Phong Điệp” không chỉ đáp ứng được yêu cầu đó mà còn

giúp độc giả hiểu thêm một phần về văn học Việt Nam đương đại.

Khóa luận “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp”

là một đóng góp nhỏ bé của chúng tôi vào quá trình tìm hiểu các giá trị sáng

tác của Phong Điệp. Qua việc nghiên cứu “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết

Blogger của Phong Điệp” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết.

Thông qua việc trình bày cơ sở lí luận về nghệ thuật tự sự, chúng tôi xác định

đây là công cụ, nền tảng, cơ sở để đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Blogger của Phong Điệp”. Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự là

nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu, người kể chuyện và ngôi kể. Mỗi yếu tố giữ một vai trò, vị trí nhất định và bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Hiện nay, việc tìm tòi, đổi mới nghệ thuật tự sự trên nhiều phương diện là một hướng đi mới của văn xuôi đương đại, đặc biệt là tiểu thuyết.

2. Thế giới nhân vật trong Blogger phong phú, đa dạng tạo ra cuộc sống

thu nhỏ với muôn hình vạn trạng chốn thị thành. Nhà văn xây dựng được một thế giới nhân vật nữ trong tác phẩm. Cuộc sống hiện đại với đầy rẫy những cạm bẫy; giá trị đạo đức bị băng hoại, đảo lộn là một thách thức với họ, đặc biệt là giới trẻ. Làm sao để sống, làm thế nào để giữ mình khi hàng ngày phải đối mặt với những chấn động tâm lí, hoang mang, đổ vỡ đức tin. Nhiều người trong số họ trở thành những cá thể cô đơn, lạc lõng khi không thể hòa nhập và

mọi cánh cửa của cuộc sống như đóng sập trước mắt. Họ loay hoay trong vòng luẩn quẩn kiếm tìm hạnh phúc và lẽ sống. Bên cạnh đó là những nhân vật từng trải, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn cố gắng vươn lên bằng cái tôi đầy bản lĩnh. Lối sống, suy nghĩ của họ là sự lên án xã hội ngột ngạt đè nén con

người. Những người đàn ông trong Blogger xuất hiện không nhiều, họ là hiện

thân của những ham muốn tầm thường và là một trong số nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của người phụ nữ.

3. Kết cấu và ngôn ngữ của Blogger cũng thể hiện sự tìm tòi, cách tân

của nhà văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Được xây dựng theo hình thức là các entry trên blog, Blogger có kết

cấu khá đặc biệt. Kết cấu tác phẩm không đi theo một mạch truyện nhất định. Cuốn tiểu thuyết dài được chia cắt thành nhiều phần giống như những thước phim sống động mà mỗi phần là một entry được sắp xếp phân mảnh rời rạc. Đằng sau kết cấu tưởng chừng lỏng lẻo đó là những câu chuyện đan cài vào nhau. Bạn đọc muốn hiểu, cảm nhận cần có cách tiếp cận mới, bỏ qua lối đọc truyện truyền thống. Kết cấu phân mảnh và truyện lồng truyện cũng góp phần thể hiện cuộc sống nhiều lát cắt ngổn ngang, nhiều góc khuất và sự phức tạp trong diễn biến tâm lí với những hoang mang, đổ vỡ của nhân vật.

3.2. Phong Điệp đưa vào trong tác phẩm của mình ngôn ngữ hiện thực đời thường gần gũi, suồng sã với muôn hình vạn trạng như nó vốn có trong cuộc sống. Đây là một trong những yếu tố giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận tác phẩm đồng thời giúp tác giả thể hiện thành công những hình tượng nhân vật sống động. Lớp ngôn ngữ mạng được sử dụng phổ biến trong

Blogger và là một trong những tìm tòi, sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ mạng

hình thành và được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong giới trẻ. Nhà văn chọn lựa đưa vào cuốn tiểu thuyết tạo giá trị biểu đạt cao.

tượng độc đáo của văn học Việt Nam đương đại. Với cuốn tiểu thuyết này, Phong Điệp đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới tư duy về nghệ thuật của nền văn học nước nhà. Bằng sự am hiểu về cuộc sống thị thành với những ngổn ngang, bề bộn, cạm bẫy kết hợp với những cách tân trong hình thức thể hiện nhà văn đã chinh phục được độc giả của mình. Hơn nữa, thông qua tác phẩm nhà văn còn thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở về cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt những người phụ nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng điệu văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học

(Số 9).

2. H.Dung, Blogger - những lát cắt cuộc sống, http:\\nld.com.vn

3. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.

4. Phong Điệp (2009), Blogger, Nxb Hội nhà văn.

5. Hương Giang, Blogger - dấu ấn mới của PhongĐiệp, http:\\Anninhthudo.vn

6. Nhiều tác giả (1992), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ

điểnthuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

8. Lê Anh Hoài (2009), Blogger - cuốn tiểu thuyết đòi hỏi một cách đọc

khác, http:\\tienphong.vn

9. Nguyễn Thị Hường (2010), Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học

Sư phạm Hà Nội 2.

10. Di Li (2010), Phỏng vấn nhà văn Phong Điệp, Người Hà Nội (Số 32)

11. Hoàng Ngọc Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

12. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch

sử(phần 2), Nxb Đại học Sư phạm.

13. Trần Đình Sử (chủ biên) (2010), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học

Sư phạm.

14. Đoàn Minh Tâm, Vài cảm nhận về tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp,

http:\\phongdiep.net

15. Nguyễn Bích Thu (1995), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1975 qua hệ thống môtip chủ đề”, Tạp chí văn học (Số 4).

16. Nguyễn Bích Thu, “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

những năm 80 đến nay”, Tạp chí văn học (Số 10).

17. Bùi Công Thuấn, Tiểu thuyết Blogger và những cách tân nghệ thuật,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 57)