7. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Ngôn ngữ hiện thực đời thường
Từ sau 1986 văn học có nhiều bước chuyển mình trong tư duy nghệ thuật kéo theo đó là sự đổi mới trên nhiều bình diện: từ đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đến những cách tân về thi pháp. Mỗi tác giả có cách nhìn, cách khám phá hiện thực riêng nhưng ở họ có điểm chung về hình thức thể hiện ngôn ngữ bằng ngôn ngữ hiện đại trong ngôn ngữ trần thuật. Tính
chất hiện đại này đã giúp họ thu hẹp được khoảng cách giữa truyện kể với hiện thực cuộc sống. Ngôn ngữ đài các, sang trọng, quyền uy được thay thế bằng thứ ngôn ngữ hiện thực đời thường dung nạp nhiều từ khẩu ngữ làm cho độc giả không mấy khó khăn khi tiếp cận tác phẩm.
Khẩu ngữ (từ hội thoại) là những từ được dùng ở lời nói miệng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong đối thoại. Lớp khẩu ngữ được Phong Điệp sử dụng thường xuyên có chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, gắn với ngữ cảnh nhất định. Nhờ sử dụng khẩu ngữ mà những giả dối, sự băng hoại đạo đức, sự nhẫn tâm của con người được nhìn nhận một cách thẳng thắn.
Bước vào thế giới của Blogger người đọc như được tiếp xúc với những
con người thật, sự việc thật bởi một phần do ngôn ngữ của tác phẩm gần gũi với đời thường. Cách xưng hô, lối nói chuyện bình thường được đưa vào tác phẩm kéo độc giả xích lại gần hơn tác phẩm. Đặc biệt qua đó cá tính nhân vật cũng được bộc lộ rõ nét.
Có thể bắt gặp trong Blogger những câu thành ngữ hay cách nói quen
thuộc như: kén cá chọn canh, mặt dạn mày dày, con sâu cái kiến, canh mặn cơm nhão, tim đập chân run, ăn cho qua ngày đoạn tháng, ngồi mát ăn bát vàng, không dưng ai dễ đem phần đến cho, trút thêm dầu vào chảo, vắt mũi chưa sạch, ở trong chăn mới biết chăn có rận, nam vô tửu như cờ vô phong, trúng số độc đắc, tẩn ngẩm tầm ngầm, lơ ngơ như bò lên phố, ông chẳng bà chuộc, giãy đành đạch, rón ra rón rén, chả nói chả rằng, ấp a ấp úng, vớ va vớ vẩn, mật ít ruồi nhiều, nhục như con chó, trời sinh voi sinh cỏ… Những câu thành ngữ, mượn cách nói của thành ngữ và những câu nói quen thuộc này mang lại giá trị biểu đạt cao. Đó là lời của sếp nói với Hạ:
“- Thế đấy. Cái gì nó cũng có giá của nó. Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Ông ta lại ặc lên một tràng cười, như để tự thưởng cho câu nói trí lí vừa rồi.
- Em muốn “ngồi mátăn bát vàng” thì tôi sắp xếp cho em” [4, 63].
Với cách nói đầy ẩn ý, sếp - con thú đang “nhắc nhở” về thái độ của Hạ. Hay lời khuyên về việc chọn ngành của họ hàng Hạ dành cho cô: “Hôm cô phải chọn trường để thi, họ đã hứa hẹn học xong khoa này, sẽ xin việc cho. Thế là họ hàng hè nhau bắt cô thi vào khoa này. Có đầu ra rồi, mày còn kén
cá chọn canh làm gì nữa. Nhà mình lấy đâu ra tiền mà chạy việc cho mày” [4,
104 - 105]. Như vậy là không cần phải nói hay khuyên bảo gì nhiều, Hạ cũng tự biết cô không còn sự lựa chọ nào khác. Hạ chưa ra trường, người quen hứa xin việc cho cô đã phải “ngồi chơi xơi nước”, cô không nơi bấu víu: “Tuột khỏi trường đại học, cô lơ ngơ như bò lên phố” [4, 105]. Câu “lơ ngơ như bò lên phố” đã diễn tả được sự ngơ ngác, lúng túng của một cô sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học, một con người hiền lành và hơi sách vở khi mới ra trường. Mẹ Quân không ưa Hạ, những lời nói, nhận xét của bà dành cho cô đã thể hiện rõ điều đó. Bà luôn luôn nhận xét về nhân cách của cô: “Quân hả. Mẹ đây. Hết giờ làm, mày không về ăn cơm, còn đi đâu hả? Lại qua chỗ con nặc nô đấy hả. Cái đồ con gái mặt dạn mày dày” [4, 132]; “đồ con gái đĩ thõa, lăng loàn. Không lăng loàn sao đêm hôm còn nhắn tin nhắn tiếc dụ con tôi đến đấy” [4, 134]. Bà mẹ chồng hờ không thích Hạ, cách nhận xét: mặt dạn mày dày, nặc nô, đĩ thõa lăng loàn… còn thể hiện sự đánh giá nhân cách của bà về Hạ. Mẹ Hạ hỏi Quân về chuyện cưới xin, thấy Quân chần chừ chối quanh, bà biết Quân chưa muốn vướng vào chuyện gia đình và không có ý xác định với con gái mình. Bà khuyên con gái mình, câu “ông chẳng bà chuộc” là cách nói thể hiện được điều đó: “Thế này không ổn rồi con ạ. Nó
thuộc túyp người chưa muốn mắc vào chuyện gia đình. Mày sớm mà lo đám
khác đi… Nó ông chẳng bà chuộc thế, mày đợi để chết già à. Hai đứa hơn kém nhau một tuổi. Nó đủng đỉnh ba mươi, ba nhăm chả sao. Mày đợi đến lúc
ấy để mà chết hả con. Tao nói thật, tình yêu từ thời sinh viên, đẹp thì có đẹp
Với cách sử dụng ngôn ngữ như vậy, không chỉ tạo được sự gần gũi với
độc giả mà còn tạo giá trị biểu đạt cao. Trong Blogger người đọc bắt gặp rất
nhiều khẩu ngữ: cơ đấy, ghê chết, cóc dậy được, thèm đếch, mẹ cha nhà nó, chả nhẽ, điên à, một lèo, khiếp quá, chả có gì, chả sao, ngu lắm, nói toẹt…đây là những từ ta bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống đời thường. Chúng thân mật, suồng sã và thể hiện được một phần tính cách nhân vật. Những khẩu ngữ này được sử dụng chủ yếu trong trog đối thoại của các nhân vật. Bởi vậy,
ngôn ngữ hiện thực đời thường trong Blogger được thể hiện rõ nét qua các
cuộc đối thoại.
Qua những đối thoại của sếp - con thú, sự tha hóa, ham mê dục vọng của một kẻ bất nhân được che đậy bằng vẻ bề ngoài của kẻ có quyền được thể hiện rõ nét. Đặc biệt trong những lần đối thoại với Hạ. Đầu tiên là gọi cô lên phòng làm việc:
“- Cô Hạ về đây được bao lâu rồi nhỉ? - Dạ, sang năm thứ tư rồi chú ạ.
Hạ trả lời trong sự nghi hoặc. Tại sao tự nhiên sếp lại quan tâm đến điều này?
- Nhà có gần đây không?
- Dạ cháu thuê nhà cách đây khoảng sáu cây ạ.
- Ờ… hồi về còn đen như con mèo hen ấy nhỉ. Giờ có da có thịt… có
khác…
Cặp mắt bé bằng sợi chỉ lướt qua mặt Hạ sắc lạnh. Và dừng lại ở khoảng
trắng phập phồng ngay dưới cổ áo. Hạ thoáng rùng mình” [4, 32]. Tiếp đó là
cuộc nói chuyện trong nhà nghỉ ở ngoại ô. Lúc này, bản chất thú tính của sếp được bộc lộ hoàn toàn:
“Dường như đọc được ý nghĩ của cô ta, ông ta cười phun cả nước bọt ra ngoài:
- Tôi thèm đếch gì mấy hộp bánh, mấy chai rượu em cầm đến. Tôi đâu có thiếu tiền. Tôi là tôi thiếu thứ khác kia…
- …
- Tôi là con người trọng tình cảm. Ai có tình cảm với tôi thì tôi quý trọng, tôi nâng đỡ. Em hiểu chưa?
- Nhưng cháu vẫn luôn quý trọng chú mà. - Chú cháu chó gì. Vứt mẹ cái kính trọng ấy đi.
Ông ta phun phì phì như một con rắn bị chọc tức” [4, 62 - 63]. Hay khi Hạ “giở trò” tìm cách chạy trốn, hắn đã trở mặt:
“Ông ta nhìn nhanh xuống đũng quần ố đỏ của Hạ. Sự vồn vã đã tắt hẳn:
- Mẹ kiếp! Sao không nói sớm!
Chú… chú làm ơn… gọi… lễ tân cho cháu với…
- Lễ tân cái chó gì. Thế này thì giải tán cho sớm chợ. Mẹ kiếp! Lấy tạm giấy vệ sinh mà chịn vào. Nom kinh quá. Thôi, về! Về” [4, 69].
Chị An - người làm cùng phòng với Hạ và đã từng là một con mồi của sếp - con thú. Tuy chỉ xuất hiện qua một số đoạn đối thoại nhưng hiện lên là một phụ nữ đanh đá, ghê gớm:
“Chị An xồng xộc bước vào phòng:
- Mẹ cha nhà nó! Phòng Điều hành Dự án hôm trước bảo nhận em sang, đến sáng nay thì kêu các sếp họp đã thay người khác, sẽ thông báo sau.
Trưởng phòng cười khì khì:
- Đào kép cũ hết thời thì có đào kép mới. - Em thì em không để yên đâu!
- Cô thì làm được gì?
- Để rồi xem.” [4, 79] hay ở entry 45: Nhân viên mới:
“Chị An chạy lên chạy xuống, nghe ngóng việc điều chuyển cán bộ, mặt mũi đỏ gay…
Chị An nhìn xối vào ngực Hòa, chửi đổng:
- Mẹ kiếp, mật ít ruồi nhiều” [4, 144]. Đó là một người phụ nữ tỏ ra bất cần khi vị trí của mình có nguy cơ bị người khác cướp mất:
“- Bằng cấp gì cũng không bằng nằm ngửa. - Chị An dề môi. Trưởng phòng lấm lét:
Sao cô dám nói thế. Điên quá hóa liều hả. Cứ liệu hồn. Chị An dẩu môi lên:
- Bà thì bà cứ nói toẹt ra đấy. Ai dám làm gì bà nào” [4, 146].
Mẹ Quân, chỉ xuất hiện trong hai entry: Mẹ chồng hờ 1 và Mẹ chồng hờ 2, không được miêu tả nhiều về ngoại hình hay tính cách nhưng sự bảo thủ, khó tính của một bà già nhà quê được hiện qua ngôn ngữ miêu tả của người trần thuật và độc thoại nội tâm của nhân vật: “Mẹ chồng hờ nhổ toẹt miếng nước trong mồm ra, ngồi thụp xuống, mân mê từng mảnh bát vỡ. Giời ơi là giời. Cả chồng bát như vàng như ngọc của người ta.
Quân gắt: - Mẹ thì…
Mẹ tru tréo: - Mẹ thì làm sao?
Cô ấp úng: - Cháu xin lỗi bác. Tại cháu hậu đậu quá.
Mẹ chồng hờ nhìn xéo vào mặt cô rồi bỏ vào trong buồng xem vô tuyến”
[4, 127]; “Tôi cũng không ưa những đứa con gái quê cứ muốn ở lại thành phố. Thuê nhà ở một mình, biết thế nào? Đêm hôm một mình, biết thế nào?
Người nó xanh rớt. Nói năng thì ấp a ấp úng. Làm việc gì thì rón rarón rén.
Đồ con gái đĩ thõa. Lăng loàn. Không lăng loàn làm sao đêm hôm còn nhắn tin nhắn tiếc dụ con tôi đến đấy.
Cũng may mà tôi kịp lên đây, mở mắt cho thằng con dại dột.
Tôi - bà già hơn sáu mươi tuổi, chả biết chết lúc nào. Nhưng chết đến nơi
thì tôi cũng nhất định không cho con ranh ấy bén mảng lại gần cái nhà này.
Hạ và Quân dần có khoảng cách. Sự xuất hiện của mẹ Quân với lối suy nghĩ bảo thủ và đánh giá về nhân cách Hạ làm khoảng cách ấy càng xa hơn.
Quân - người yêu của Hạ là một kẻ nhu nhược. Anh ta tìm đến Hạ như một nơi để giải trí và thỏa mãn dục vọng. Hạ muốn có một đám cưới, Quân gạt phăng đi:
“- Em điên à? Lấy nhau bây giờ để mà chết à? - Chết thế nào được mà chết?
- Thì nhà cửa không có. Lương ba cọc ba đồng. Tòi ra đứa con nữa thì lấy gì mà nuôi.
- Lúc ấy thì khắc có cách xoay xỏa thôi mà anh. Trời sinh voi sinh cỏ. Lo gì.
- Có mà xoay vào mắt. Đợi đấy rồi tiền rơi xuống mà mơ. Em nói
chuyện như dở hơi ấy” [4, 80]. Khi biết chuyện Hạ đến nhà nghỉ, Quân tỏ thái độ gay gắt: “Khó chịu cái gì mà khó chịu. Bây giờ thì cô thấy tôi đang làm phiền cô chứ gì. Được lắm. Bây giờ thì tôi biết cô ghê gớm rồi. Cái gì mà cô
chả dám làm. Cô cứ liều liệu đấy” [4, 190] ; “Không phải chuyện nghi ngờ
hay không nghi ngờ. Quân cáu kỉnh. - Mà vấn đề là em làm cái trò gì vậy?
Bây giờ có mốt các em bám chân sếp. Thế thì nhanh lắm. Chả mất gì. Mà toàn được. Nhỉ?” [4, 196]. Những lời nói của Quân tỏ rõ sự thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng đối với Hạ.
Diệp - bạn thân của Phong hiện lên là một người có cá tính mạnh mẽ qua những cuộc đối thoại. Sự lạc quan, vô tư của cô khiến nhiều lúc Phong khao khát: “Chả phải tắc đường gì đâu. Tao ngủ quên đấy. Tối qua về muộn quá. Thực ra mãi hai giờ sáng mới về. Ngủ tíu líu. Mở mắt ra thì đã quá giờ cơm trưa. Mày không gọi điện thì cũng cóc dậy được… Hôm trước định vào
comment mà mãi chả được, chả nhẽ đập bố máy tính đi” [4, 37 - 38]. Hay
đứng trước những người đàn ông cô tỏ ra rất mạnh mẽ: “Diệp trừng mắt:
- Ông anh định cướp bồ của thằng em à.
Cọng rau muống trân trân nhìn hai đứa. Được thể Diệp kéo Phong vào
sát người mình, thơm đánh choét vào má, giọnggiả lả:
- Yêu em quá đi mất. ….
Hai đứa đi khuất vào thang máy, Diệp buông Phong ra, cười ngả nghiêng.
- Mày đã thấy chưa. Lũ đàn ông dê già. Bà thì bà tát nước vào mặt.
Phong vừa kịp hiểu ra trò đùa tai quái của Diệp. Nó chỉ còn biết tặc lưỡi nhìn con bạn vẫn trong cơn hưng phấn” [4, 98 - 99].
Quyên - một người phụ nữ có chồng ngoại tình, người quen của Hạ, làm nghề cắt tóc gội đầu. Tuy bất hạnh trong hôn nhân nhưng Quyên vẫn giữ khí tiết, sống mạnh mẽ, sống tốt. Tính cách mạnh mẽ, sự lạc quan của chị là điều khiến đôi lúc Hạ thèm muốn. Trong bất cứ tình huống nào chị cũng là người quan tâm đến Hạ:
“- Sao, Bé con? Lại ngồi mà chảy nước ra đấy à. Đúng là cái giống tiểu thư nửa mùa.
- Chị này! - Hạ cười méo mó. - Mấy bữa nay chị đi đâu vậy?
- Thế thằng Quân nó để màymốc ra rồi hay sao mà nhớ đến bà chị này”
Chị Quyên đói thật. Ăn một lèo hết bát bún cá đầy tú hụ, thấy Hạ ngắc ngứ mãi, chị giằng lấy bát, ăn hộ cho đỡ “ngứa mắt”. Xong xuôi chị chở Hạ về nhà rồi còn phải lo chạy đi thu tiền hàng.
- Đòi tiền của mình mà nhục như con chó ấy em ạ” [4, 92]. Hay lời
Quyên nói về quan điểm sống của mình: “Em là gái có chồng có con. Không
bồ bịch nhăng nhít. Nhà có một thằng đàn ông bồ bịch là đủ tan cửa nát nhà
rồi” [4, 182]. Thấy Quân bỏ Hạ chạy theo một cô gái khác, Quyên là người thông báo. Tuy mắng Hạ nhưng lúc này chị vẫn là người thương Hạ nhất:
“- Giờ này là giờ nào? - Chị Quyên mắng sa sả. - Mày nằm ra đấy để mà chết à? Lão Quân lão ấy cho mày leo cây rồi. Tao vừa gặp ngoài quán, tưởng là mày. Hóa ra con nào đấy. Thân mật lắm. Mày cứ nằm đấy mà chết luôn đi. Đồ ngu.
- Thì… đi ăn cơm với bạn cùng phòng thì sao? Chị cứ quan trọng hóa.
- Bạn cùng phòng… - Chị Quyên đai giọng ra. - Bạn cùng phòng mà
thọc tay vào ngực nhau à? Bạn cùng phòng mà ngồi vào lòng nhau, hôn hít hả? Mày ngu quá Hạ ơi. Mày cần tao làm tanh bành ra không. Hai đứa nó vẫn
đang còn xoắn lấy nhau ở trong quán ấy. Tao chạy ra ngoài gọi điện cho mày
đây”[4, 204].