7. Bố cục của khóa luận
3.1.1. Kết cấu phân mảnh
Kết cấu phân mảnh là kiểu kết cấu được tạo nên từ các phần có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ, bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gãy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không rõ ràng, lớp lang theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt. Nói khác đi, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…
Blogger - tên cuốn tiểu thuyết gợi cho người đọc về một cuốn tiểu thuyết
mạng. Điều đó được thể hiện ngay trong hình thức của tác phẩm: các phần
của tác phẩm được xây dựng như entry của blog. Blogger không đi theo lối
viết tiểu thuyết truyền thống mà hướng người đọc đến một cách tiếp cận tiểu thuyết mới. Phong Điệp nói: “Chính hình thức blog phổ biến trên mạng hiện nay đã gợi ý cho tôi cấu trúc này. Các entry xuất hiện trên blog có thể liền mạch hoặc khá rời rạc, chẳng mấy liên quan đến nhau. Nhưng trên thực tế, ở một cách thức nào đấy, nó luôn có những đường dây kết nối với nhau. Đó là gì? Tôi muốn bạn đọc của mình không chỉ giở sách ra và làm một công việc
thụ động là chờ xem nhân vật chính có làm đám cưới hay có bỏ nhau không,
mà muốn cùng họ tham gia giải mã những câu chuyện, những nhân vật được bày ra trong sách” [8].
Tác phẩm giống như một thước phim dài được ghép nối từ rất nhiều đoạn ngắn quá khứ hiện tại đan xen. Người đọc phải chăm chú, nhập thân vào
câu chuyện dài ôm trong mình những lát cắt nhỏ… mỗi entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây, là cuộc sống nham nhở chốn thị thành. Một cuộc sống với những góc u mê bị bóc trần ra với những gì hiện thực nhất có thể. Ở kia, là cuộc sống ngột ngạt trong một môi trường làm việc, mà ở đó người ta sẵn sàng dẫm đạp lên nhau, làm tổn thương nhau để rồi hả hê với những nỗi ích kỉ bé mọn tầm thường… Nhưng đó là sự thật, là những cái nhìn
thật, và những phản ánh thật về cuộc sống này, chạm vào cả những góc sâu
nhất trong dòng đời lúc nào cũng đủ đầy hỉ, nộ, ái, ố” [2].
Blogger được tạo thành từ 80 entry. Trừ entry đầu tiên bắt đầu bằng
dòng giới thiệu nhân vật: “Tôi là một nữ bloger. Mắt cận. Tóc ngắn. 25 tuổi”
[4, 5] thì entry nào cũng được đặt tên. Đến với Blogger chúng ta như đứng
trước rất nhiều trang blog cá nhân. Mỗi trang là một cảnh đời, cảnh người khác nhau. Có những lúc ranh giới giữa hiện thực và ảo mong manh khó để nhận biết. Nội dung mỗi entry được khái quát bằng những tiêu đề dài ngắn khác nhau: Thư nhà, Chào đời, Tiệc ngủ, Bất mãn, Nhà nghỉ, Hai người lạ ngồi bên nhau, Tự nhiên muốn văng tục, Trinh tiết, Trống rỗng, Xung đột, Diệp, Quyên… Có những entry hoàn toàn là những cuộc chat thông thường như: Chat 1, Chat 2, Chat 3; hay có entry là những dòng comment. Thậm chí, có những entry đơn thuần chỉ là những sao chép của tác giả từ nhiều nguồn và có vẻ như không liên quan đến nội dung tác phẩm hay nhân vật như: Copy and paste: Một tình huống giả định; Phản hồi; Copy paste: Bản tin trên báo;
Rao vặt. Nhưng quan sát kĩ có thể thấy các entry trong Blogger có một dây
gắn kết và cùng tạo nên một câu chuyện dài.
Trong Blogger, tác giả đặt số thứ tự cho các entry, tạo cho chúng có sự
liên kết với nhau. Sau entry là Chat 1 thì người đọc cũng hình dung được sẽ
có các entry tiếp theo: Chat 2, Chat 3. Có nhiều entry khác trong Blogger
sắp xếp không theo thứ tự mà đan xen, chồng chéo lên nhau: Ác mộng 1, Ác mộng 2, Đám cưới 1, Đám cưới 2, Một chốc thoáng qua 1, Một chốc thoáng qua 2, Mẹ chồng hờ 1, Mẹ chồng hờ 2, Hội những người thích tự do 1, Hội những người thích tự do 2, Hội những người thích tự do 3. Các entry được đánh số thứ tự giúp người đọc dễ hình dung và tiếp nhận tác phẩm hơn. Tuy
nhiên, các entry trong Blogger không được sắp xếp theo thứ tự và mạch
truyện nào, đòi hỏi người đọc phải có sự tập trung theo dõi, móc nối giữa các phần mới hiểu được. Mượn hình thức của blog, những entry, những blast, những dòng comment là những lát cắt về đời sống ngổn ngang, hỗn độn và có những thời khắc tuyệt vọng.
Có những entry người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy thuộc tuyến truyện về Hạ, Phong hay nó - Bé con. Nhưng có những entry sẽ rất khó nhận biết được thuộc tuyến truyện nào. Như entry thứ 63: Trống rỗng:
“Những tháng ngày trống rỗng. Đầu óc trống rỗng.
Cơ thể bạc nhược.
Giá có thể xóa trắng những nỗi đau khổ.
Làm thể nào để hết ưu tư - phiền muộn - hoang mang - khủng hoảng - giả dối - độc ác - toan tính - lừa lọc - cạm bẫy - hèn nhát - tự ti - rầu rĩ - bế tắc - tuyệt vọng…
Làm thế nào?
Tự nhiên muốn chửi bậy.
Tự nhiên muốn đánh nhau. Tự nhiên muốn giết người. Tự nhiên muốn vò nát chính mình. Tự nhiên không biết mình có phải là mình nữa không? Tự
nhiên thấy mình không còn sống nữa. Blast treo trên blog vẻn vẹn hai chữ: đã
chết!” [4, 210 - 211]. Cả một entry nhưng nội dung chỉ có vậy, người đọc không biết đây thuộc về câu chuyện của Hạ hay của Phong. Muốn hiểu rõ
người đọc phải tiếp tục theo dõi câu chuyện. Kết cấu phân mảnh của cuốn tiểu thuyết giúp độc giả làm quen với cách tiếp cận tiểu thuyết mới không thụ động. Trả lời phỏng vấn của Di Li, nhà văn Phong Điệp nói: “Tôi mong muốn thay đổi thói quen thưởng thức tác phẩm văn học ở độc giả lâu nay…Tôi mong muốn thay đổi cách kể chuyện theo lối chương hồi hay trật tự thời gian, hay lấp lửng rõ ràng mà chúng ta đã quen thuộc. Tôi mong muốn thay đổi những cách nhìn nhận khác nhau về hình thức một cuốn tiểu thuyết” [10]. Cuộc sống của giới trẻ hiện đại, của con người hiện đại cũng ngổn ngang, hỗn độn, phức tạp như những trang blog, mỗi blog mang một vẻ khác nhau.
Có những entry trong cuốn tiểu thuyết thoạt nhìn vào tiêu đề sẽ có cảm giác như không liên quan đến nội dung tác phẩm. Bùi Công Thuấn nhận xét: “Việc đưa những entry đứng độc lập, hoàn toàn không có người kể, tưởng như vô tình, rời rạc: một bản tin tai nạn xe, một bản tin rao vặt, một copy & paste: Một tình huống không giả định, một entry vô danh: “Tôi muốn giết người”… Tôi hiểu đó là kĩ thuật của dựng phim. Chẳng hạn một bản tin rao vặt đứng độc lập một entry, thực ra entry ấy được ngầm hiểu theo kĩ thuật cận cảnh của dựng phim. Hạ đọc bản tin rao vặt để tìm việc, ống kính đã dí sát vào bản tin, lúc đó người xem không còn thấy người đang đọc bản tin ấy là ai.
Cũng vậy, entry Copy & paste 2 là một bản tin xe bus cán chết cô gái trẻ được
đặt ngay sau entry Biến cố mới, Hạ vừa bị xe đụng, tạo ra nghi hoặc cho
người đọc rằng Hạ đã chết…” [17].
Những entry tưởng chừng như rời rạc trong Blogger mang lại cho người
đọc sự tò mò với giá trị như dự báo. Entry thứ 8: Copy and paste: Quấy rối tình dục nơi công sở, tác giả trích từ “Phụ nữ Việt Nam” (15/01/08) làm người đọc liên tưởng đến tình cảnh của Hạ lúc bấy giờ. Bài báo nói về hiện tượng nữ công chức bị quấy rối tình dục nơi công sở và những cách xử trí.
nói về một cuộc nói chuyện giữa hai nick chat: @cobe_usau và @dilangthang. Sự hoang mang của nhân vật ảo với nick @cobe_usau với sự hoang mang, bế tắc, nghĩ đến cái chết làm người đọc liên tưởng đến Hạ,
Phong. Hay entry thứ 38: Copy and paste: Một tình huống không giả định
được trích từ nguồn Vietnamnet (7/5/07) của Heli… @yahoo.com với nhan đề: Anh đã rời xa gia đình cũng vậy. Đó là câu chuyện của người vợ kể về gia đình có hai con, sống hạnh phúc mười lăm năm. Chồng cô làm giảng viên một trường đại học sau đó cùng bạn bè ra ngoài lập công ty riêng. Rồi người chồng ngang nhiên ngoại tình. Người vợ đã cố gắng rất nhiều để níu giữ hạnh phúc, hi sinh rất nhiều để chồng theo đuổi sự nghiệp nhưng chồng làm chị dần suy kiệt. Chị đã nghĩ đến chia tay. Nhưng nếu chia tay thì thu nhập của chị không đủ nuôi hai con. Từ câu chuyện ngoài lề đó người đọc sẽ có sự liên tưởng đến hoàn cảnh của Diệp, Quyên và nhận thấy: nguyên nhân tan rã của hầu hết gia đình trẻ xuất phát từ sự ngoại tình của người đàn ông. Qua đó, tác giả lên tiếng bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ trẻ em và hạnh phúc gia đình. Entry thứ 48: Copy paste: Bản tin trên báo nói về vụ tai nạn xe bus va chạm xe máy, một cô gái trẻ bị chết làm người đọc thoáng giật mình khi nghĩ phải chăng cô gái trẻ đó chính là Hạ.Trước đó Hạ đã bị rơi vào bước đường cùng khi chuyến “công tác xa” cùng sếp bị bại lộ, cô bị xe bus rê qua người khi đang đi trên đường. Hay entry 69: Rao vặt với nội dung việc cần tuyển người, người cần tìm việc làm. Đến entry bảy hai là Cuộc phỏng vấn: Hạ đi tìm việc làm và đến
chỗ lão trọc phỏng vấn nhưng thất bại. Như vậy Blogger mang hình thức của
tiểu thuyết mạng, các phần tồn tại độc lập, không được sắp xếp theo trình tự nào nhưng đều nằm trong dụng ý và góp phần thể hiện tư tưởng của tác giả.
Với kiểu kết cấu phân mảnh tác giả còn thể hiện được quan điểm của mình, của độc giả, làm tăng sự khách quan cho câu chuyện đồng thời tạo sự đồng sáng tạo trong văn học qua những dòng comment. Sau entry thứ 8: Copy
and paste: Quấy rốitình dục nơi công sở là những dòng comment của bạn đọc với những cái tên thuộc thế “ảo” như @beyeu, @Tulip, @chicken, @Titi… người thì cho đó là chuyện bình thường, người cho đó thuộc về chuyện trai gái và rất phức tạp… Hay với những dòng comment sau entry thứ 39: Tìm lối thoát, người đọc như đang được tiếp xúc với một blog cá nhân và cùng tác giả quyết định cho số phận nhân vật. Đó là ý kiến của bạn đọc ở đủ các lứa tuổi. Theo @bandoc1 thì Hạ nên cho tên sếp một trận, @bandoc2 khuyên Hạ bỏ chỗ làm, @bandoc3 khuyên Hạ nên bỏ người yêu, @bandoc8 chia sẻ mình cũng đang bế tắc. Mỗi ý kiến của bạn đọc là một lựa chọn cho bước đi tiếp theo của nhân vật mà tác giả có thể lựa chọn. Sau entry thứ 38: “Copy and
paste: Một tình huống không giả định” là phản hồi từ phía bạn đọc với những
cái tên: Babycat - HN… @yahoo.com, Camtu… yahoo.com, Nguyễn Ngọc Thanh… @hotmail.com… Mỗi người một ý kiến khác nhau, một nửa cổ vũ li hôn, một nửa chỉ ra những hậu quả nặng nề của việc li hôn. Với những dòng comment đó, tác giả đã làm tăng độ khách quan cho câu chuyện. Làm cho người đọc khi đến với tác phẩm như đứng trước một hiện tượng bình thường, quen thuộc của đời sống hiện đại và rất có thể thấy mình là một trong số đó. Hơn nữa, đây là một cách tạo ra sự đồng sáng tạo trong sáng tác văn học. Độc giả có thể chia sẻ với nhân vật, có những liên tưởng khác nhau với câu chuyện
đang đọc. Cả một thế giới kết nối được tạo ra trong Blogger.