Kết cấu truyện lồng truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 43)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.2.Kết cấu truyện lồng truyện

Kết cấu này hết sức phức tạp, có thể gọi là đa kết cấu bởi lẽ bản thân mỗi truyện cũng là một tổ chức chịu sự chi phối của một tổ chức lớn hơn bao trùm. Kết cấu này đòi hỏi nhà văn phải khéo léo xâu chuỗi những sự kiện nhỏ thành một thể thống nhất cả về nội dung lẫn hình thức, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn. Các truyện này có quan hệ chế định, ràng buộc, chi phối lẫn nhau và cùng hướng về một chủ đề chung của tác phẩm. Đây là điểm mới so

với kết cấu truyện truyền thống, nó tạo ra sự luân phiên điểm nhìn nghệ thuật, đồng thời tạo nên một cái nhìn đa diện về nhân vật và đặc biệt nó cho phép nhà văn đi sâu khám phá nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt bạn đọc tự nhiên và sinh động hơn.

Được kết cấu theo hình thức là các entry của blog, mỗi phần của Blogger

là một lát cắt nhỏ. Hương Giang, báo An ninh thủ đô nhận xét: “Blogger ra

đời với những entry, những blast, những comment là những lát cắt về đời sống, ngổn ngang, hỗn độn, và có những thời khắc tuyệt vọng. Bạn có thể tìm thấy một nhân vật chính duy nhất, nhưng cũng có thể thấy tất cả các nhân vật

trong truyện đều là nhân vật chính…” [5].

Những lát cắt trong Blogger được sắp xếp quá khứ, hiện tại đan xen và

chúng tạo thành ba tuyến truyện được triển khai trong tác phẩm: chuyện của Phong, chuyện của Hạ và chuyện của nó - Bé con. Ba cốt truyện này đan xen, chồng chéo nhau đem đến cho độc giả một cách tiếp cận mới đồng thời làm hiện lên cuộc sống phức tạp, đa diện của con người đặc biệt là giới trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Nó và Bé con là câu chuyện đầy sáng tạo của Phong Điệp đồng thời gây tò mò đối với đọc giả. Câu chuyện bắt đầu như một sự đầu thai hay nhập thân giữa linh hồn và thể xác. Nó bị mất mẹ ở ngay giờ phút thiêng liêng nhất và

phải bay lên để tìm nơi trú ngụ mới. Nó đã tìm thấy Bé con: “Nó hài lòng ôm

choàng lấy cái kẹo mút đáng yêu ấy. Bé con đang khóc bỗng đột nhiên nín thít… Nó chính thức bắt đầu một cuộc sống mới, trong một cơ thể mới. Nó và

Bé con - chúng đã nhập làm một kể từ giờ phút này” [4, 14]. Nó và Bé con là

hai phần xa lạ nhập lại thành một sinh linh. Đó chính là khởi nguồn của những mâu thuẫn. Chi tiết này làm người đọc liên tưởng đến mối xung đột

giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong kịch “Hồn Trương Ba da hàng

Ba phải từ bỏ xác hàng thịt và chấp nhận cái chết. Mạch truyện nó và Bé con

trong Blogger được tiếp nối bằng những xung đột giữa chúng và khát vọng

được giải phóng của Bé con.

Sự hòa nhập giữa nó và Bé con ban đầu có vẻ khá dễ dàng. Nhưng dần dần cơ thể Bé con lớn lên, chúng gặp những bất đồng thường xuyên và khó

gỡ: “Sự phức tạp của hai đứa trẻ đang lớn chung sống trong một cơ thể -

dường như đủ để cảnh báo cho sự quá tải của những mâu thuẫn thường ngày”

[4, 16 - 17]. Nó muốn được giải phóng nhưng gặp sự cản trở của Bé con-thể xác đang làm nơi trú ngụ cho nó. Hơn nữa, nó cũng chưa tìm được nơi trú ngụ bởi nếu không có chỗ náu thân nó sẽ không thể tồn tại. Nó đáng thương, bất hạnh. Nó thậm chí ghen tị với Bé con vì đã có sự may mắn hơn nó: “Được sinh ra trên cói đời này là một điều kì diệu. Sao điều kì diệu ấy không xảy ra trọn vẹn với nó? Để nó phải lang thang, nương náu vào một thân xác xa lạ,

không cómẹ ở bên”[4, 18].

Nó muốn rời bỏ Bé con. Và nó càng quyết tâm hơn khi: “Những cuộc tranh đấu xảy ra căng thẳng giữa hai bên với tần suất ngày một gia tăng. Nó nhất định không chịu thỏa hiệp…Nó quyết tâm giằng cô ta ra khỏi mớ bung xung hiện thời” [4, 55 - 56]. Nó muốn giúp Bé con nhưng cơ thể ấy không chấp thuận. Giữa chúng xung đột ngày một lớn khi Bé con lên tiếng chối bỏ nó: “Tôi không hoan nghênh cậu” [4, 56]. Điều đó làm nó cảm thấy tổn thương ghê gớm: “Cô ta - một cách không thương tiếc - ném trả nó về tình

trạng “ăn nhờ ở đậu”, vốn là điều luôn khiến cho nó ấm ức và cảm giác yếu

thế trong ác cuộc tranh cãi” [4, 56]. Mâu thuẫn ngày càng lớn, nó và Bé con

càng xa nhau, những cuộc “đào tẩu” của nó diễn ra ngày một nhiều hơn. Nó tìm cho mình những cơ hội giải thoát. Cơ hội đến - có một đứa trẻ sắp chào đời ở ngôi nhà hai tầng sơn xanh phía đông hồ nước. Nhưng cơ hội đã tuột mất khỏi nó. Bé con một lần nữa lên tiếng xua đuổi nó: “Biến đi! Biến ngay

đi!”. Không còn có sự lựa chọn nào khác, nó phải ra đi. Cơ hội đến khi Bé

con chết đi. Nhưng ngay lúc đó, tâm hồn thánh thiện của nó lại bối rối: “Hơn

hai mươi năm sống trên cõi đời này cũng đủ dạy cho nó biết cúi nhìn, cảm

thương kẻ khác. Chứkhông phải phũ phàng nói đi là đi” [4, 245].

Giữa chúng vẫn có một sợi dây liên kết bền chặt. Hình ảnh và suy ngĩ của nó và Bé con đủ để khái quát, làm nên một con người gồm cả linh hồn và thể xác. Con người có những ước mơ cao đẹp, thánh thiện nhưng lại phải vật lộn với cuộc sống ngổn ngang, hỗn độn, phức tạp đầy cạm bẫy vì vậy luôn có

sự giằng xé, đấu tranh trong nội tâm. Trong Blogger nó và Bé con không

được nói rõ là ai. Người đọc đôi lúc sẽ ngầm hiểu đó là biểu tượng tâm hồn và thể xác của Hạ - nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhưng bạn đọc cũng có thể hiểu đó là một tuyến truyện độc lập.

Câu chuyện của Hạ được tác giả xây dựng theo môtip quen thuộc: Ở quê ra thành phố học đại học. Học xong bám trụ lại thành phố và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Chọn ngành học theo sự sắp đặt của gia đình, ra trường cũng như bao bạn trẻ khác Hạ kì vọng vào một tương lai tốt đẹp mà tấm bằng đại học có thể đem lại. Nhưng cuộc sống màu hồng mơ ước ấy nhanh chóng tan biến trước mắt cô. Cứ ngỡ cô là người may mắn và hạnh phúc khi tìm được công việc ở một Viện, tìm được chỗ ở giá rẻ nhờ vào mối quan hệ của Quân - người yêu cô. Hạ dần rơi vào cô đơn, bế tắc trước cuộc sống ngổn ngang, đầy rẫy những cạm bẫy nơi thị thành. Ở cơ quan, Hạ bị sếp- con thú chuyên đi săn mồi gạ gẫm, đe dọa và nguy cơ mất việc luôn rình rập. Cô trở thành nạn nhân của kẻ quấy rối tình dục là sếp mình. Hạ đã nghĩ đến tình huống bỏ việc theo Quyên cắt tóc gội đầu. Nhưng mẹ cô rồi hàng xóm láng giềng sẽ nghĩ thế nào: “Giờ thì sao nào? Cô bỏ việc nhà nước để làm

nghề gội đầu cắt tóc. “Mày làm xấu mặt mẹ con ơi!” - Mẹ cô sẽ gào lên trong

nước mắt. Hàng xóm sẽ bàn tán về chuyện của cô trong những khe cửa hẹp.

Trong tình yêu, Hạ cũng là kẻ thất bại. Cô yêu Quân từ hồi còn là sinh viên. Hai người dần đi qua những mặn nồng thưở ban đầu và nhanh chóng nhàm chán, tình yêu của họ dần đi vào ngõ cụt. Cô đã phải bỏ đi cái thai năm tháng đã thành hình. Hạ luôn mơ ước về một đám cưới nhưng Quân chưa bao giờ đề cập đến chuyện đó. Quân là một kẻ nhu nhược, tìm đến Hạ như một nơi để giải trí và thỏa mãn dục vọng. Chính Quân là kẻ góp phần đưa Hạ đến những bế tắc trong cuộc sống. Sự xuất hiện của mẹ chồng hờ càng làm cho tình yêu của hai người nhanh đi đến bờ vực thẳm. Bà nói: “Tôi cũng không ưa những đứa con gái ở quê cứ muốn ở lại thành phố. Thuê nhà ở một mình, biết thế nào? Đêm hôm một mình, biết thế nào?” [4, 134]. Như vậy là bà đánh giá về mặt nhân cách của Hạ. Nhân cách như vậy theo bà là không đảm bảo được các giá trị của hôn nhân. Mẹ cô thì khuyên cô nên bỏ Quân, tìm một người khác, Nhưng mẹ cô không hiểu ngoài Quân ra cô chưa từng có người đàn ông nào khác. Công việc, tình yêu, hôn nhân.. tất cả dồn sức ép lên cuộc sống của Hạ. Cô không biết bấu víu vào ai giữa chốn thị thành. Bị dồn đến bước đường cùng, Hạ đã chọn cho mình cái chết giống như một sự giải thoát. Cái chết của Hạ là sự phản kháng lại cuộc sống thực tại. Qua câu chuyện của Hạ, cuộc sống của giới trẻ ra trường vật lộn với cuộc sống chốn thị thành được hiện lên rõ nét với cái nhìn phong phú nhiều chiều trong sự đan xen với cốt truyện khác.

Cốt truyện thứ ba được triển khi trong Blogger là câu chuyện của Phong.

Tuyến truyện này không được triển khai nhiều, Phong chỉ xuất hiện trong một số entry với vai trò là tác giả - người viết nên câu chuyện về Hạ, nó - Bé con. Việc xuất hiện Phong gây bất ngờ thú vị cho người đọc trong kết cấu của

Blogger. Tuy xuất hiện không hiều nhưng thông tin về Phong khá đầy đủ.

Phong là một blogger và đang viết về Hạ. Đặc biệt cô có nét giống với nhân vật của mình: “Trông cô ta ngơ ngác và hơi có vẻ sững sờ… Diệp từng có vài lần kể về cô ta. Một con người đầy mâu thuẫn… Cô ta dè dặt ngồi xuống ghế.

Đôi kính mắt trễ xuống ngang sống mũi, để lộ một đôi mắt xám xịt vì mất ngủ. Cô ta trông hơi ốm” [4, 101]. Đó là nhận xét của một người thuộc Hội những người thích tự do về Phong. Phải đến trang thứ 38 của tác phẩm người đọc mới biết được người trần thuật bởi với những lời giới thiệu đầu tiên: “Tôi là một nữ blogger. Mắt cận. Tóc ngắn. 25 tuổi” [4, 5] thì độc giả không biết là ai. Cuộc nói chuyện giữa Diệp và Phong giúp người đọc vỡ lẽ: “Con bé kia thế nào rồi?... Thì con bé trong cuốn tiểu thuyết của mày ấy. Hạ à. Có đúng

tên là Hạ không nhỉ?... Mày thế là tử tế với nhân vật đấy. Ra trường kiếm

được việc làm đúng chuyên môn… Mày tua lịch cho em ấy bao nhiêu năm

lương rồi” [4, 38]. Là người sáng tác nhưng Phong cũng bị rơi vào trạng thái như nhân vật của mình: “Cả tháng nay cô đánh vật với cuốn sách của mình. Mông lung. Bế tắc. Sự chán nản, không - tự - nhiên - đến, mà nó có nguyên nhân từ tất cả các hướng: công việc, quan hệ cá nhân, gia đình… Chỗ nào

cũng ganh đua, chèn ép nhau. Rặt những cạm bẫy. Mà vẫn phải cố bám, cố

sống, trầy vẩy, chật vật” [4, 231]. Phong giống như nguyên mẫu của Hạ.

Ba mạch truyện trong Blogger được chia cắt rời rạc, đan xen nhau tạo

cho tác phẩm một kết cấu đặc biệt và hấp dẫn người đọc. Chúng cùng hướng về cuộc sống của lớp trẻ trong đời sống hiện đại, đặc biệt là những người phụ nữ. Đó là những hỗn độn, ngổn ngang của cuộc sống và sự vật lộn, cô đơn, bế tắc của con người để tồn tại, để giữ mình, để kiếm tìm hạnh phúc. Cái kết của tác phẩm dường như là cái kết chung. Cái chết của Hạ - nhân vật chính và cũng là cái chết của Bé con còn nó thì trôi lơ lửng vào không gian vô định. Nhưng đó là một cái chết giả định. Người đọc thở phào nhẹ nhõm với sự xuất hiện của entry cuối cùng: Hậu kì: “Sau khi đã hình dung tường tận về tang lễ của mình, nó quyết định thay đổi kế hoạch. Giống như thao tác delete một entry” [4, 265]. Kết thúc tác phẩm mở, tác giả tạo ra khoảng trống để người đọc có thể đồng sáng tạo với mình. Hạ đang rơi vào bế tắc không thể giải

quyết. Cô tưởng tượng ra cái chết của mình cùng một tang lễ diễn ra chóng vánh chỉ có vài bạn bè, mấy người cùng cơ quan, Quyên, Quân, bà bác và ông cậu ở quê lên. Người ta chưa báo với mẹ cô về cái chết của cô. Những entry viết về cái chết của Hạ tác giả không gọi bằng tên mà dùng đại từ nhân xưng “Em”. Bởi đó là cái kết chung cho những người có số phận giống như cô. Với entry cuối cùng, người đọc nhận ra đó là cái chết giả định. Không biết Hạ sẽ làm gì trong lúc mọi cánh cửa của cuộc sống dường như đang đóng sập lại trước mắt cô. Phần hậu kì giúp người đọc nuôi hi vọng về một sức sống mãnh liệt của giới trẻ có học thức.

Kết cấu đặc biệt của Blogger là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý

của độc giả. Nhà văn xây dựng tác phẩm dựa trên hình thức các entry trên blog. Chính hình thức đó đã phá vỡ kết cấu kể chuyện rõ ràng, lớp lang truyền thống. Mỗi phần của tác phẩm là một entry làm cho cuốn tiểu thuyết dài như bị nghiền nát thành những phân mảnh rời rạc không liên quan đến nhau. Nhưng chính kết cấu đó góp phần thể hiện cuộc sống ngổn ngang, nhiều góc khuất của giới trẻ hiện đại. Những phân mảnh rời rạc của tác phẩm ghép lại tạo nên kết cấu truyện lồng truyện. Với kết cấu đặc biệt đó, bạn đọc muốn theo dõi, cắt nghĩa tác phẩm phải thay đổi thói quen thưởng thức văn học cũ. Đây là một trong những yếu tố gây được sự hứng thú với độc giả bên cạnh nội dung tác phầm.

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 43)