Nhân vật nổi loạn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 34)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.Nhân vật nổi loạn

“Nổi loạn” được dùng trong cuộc sống hàng ngày với ý nghĩa chống lại, đi ngược lại với những nguyên tắc, nề nếp vốn có. Nhân vật nổi loạn là loại hình nhân vật khá phổ biến trong văn học đương đại khi ngày càng có nhiều lối sống mới, trào lưu mới, cách nghĩ mới đang dần trở nên phổ biến. Đó là những con người dám sống thật với cá tính của mình. Họ dùng cái tôi bản lĩnh để đương đầu với cuộc sống, họ lên tiếng chống lại suy nghĩ, lối sống truyền thống. Theo đó, sự nổi loạn của họ có mặt tích cực đặc biệt trong xã hội mà tốt xấu, thật giả đan xen, hỗn độn. Họ là những con người không thỏa hiệp

với thực tại. Trong xã hội bề bộn, phức tạp của Blogger, Diệp và Quyên hiện

lên như một sự phá cách, thách thức lại xã hội đó. Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng tính cách, cá tính của các nhân vật này hiện lên rõ nét qua suy nghĩ, lối sống.

Diệp là bạn thân duy nhất của Phong ở thành phố xa lạ, cô đã có một đời chồng và có con. Diệp là thành viên của Hội những người thích tự do. Sự lạc quan nơi cô là điều mà Phong luôn muốn có được. Khác hẳn với sự ủ ê, hoang mang, bế tắc của Phong, Diệp luôn sống hết mình với những gì mình có: “Áo choàng đỏ, giày búp bê đỏ, túi xách đỏ đánh nhịp bên hông, má phủ phấn

hồng rực, môi son sậm màu, kèm theo nhũ bóng, tóc highligh đỏ; Diệp lao tới

- trông nó như một lò lửa đang cháy rừng rực” [4, 37]. Cô dẫn khách du lịch

đi xem thành phố mãi tận hai giờ sáng mới về đến nhà. Khi Phong hỏi đã làm gì dại dột chưa cô trả lời không ngần ngại: “Tao đủ tuổi công dân cách đây

sáu năm. Tao có một công việc lương thiện. Tao có quyền tự do cá nhân. Và nói thật nhé, nói theo giọng của các ten ngày nay: tao muốn ngủ với ai chả được” [4, 39]. Cô nói tiếp: “Còn chuyện gia đình, thì khác - cứ phải đến ba mươi tuổi, nhé!... hôn nhân không phải là chuyện muốn là được. Nhưng chuyện nam nữ lại khác. Từ mười tám tuổi đến ba mươi, chả nhẽ cứ bắt người ta đi tu hay sao” [4, 40].

Diệp không phải mẫu phụ nữ truyền thống. Cô là sự nổi loạn giữa một thế giới đầy những xô bồ, cạm bẫy. Cô và Hội những người thích tự do nói không với đàn ông. Và cô đã thể hiện điều đó làm Phong cũng phải ngạc nhiên: “Diệp kéo Phong vào sát người mình, thơm đánh choét vào má, giọng

giả lả: yêu em quá đi mất” [4, 99]. Cô thể hiện cá tính mạnh mẽ của mình

ngay trước mặt những người đàn ông: “Ông anh định cướp bồ của thằng em

đấy à?”; “Mày đã thấy chưa. Lũ đàn ông dê già. Bà thì bà tát nước vào mặt”

[4, 99]. Diệp đã có một đời chồng nhưng hạnh phúc không trọn vẹn. Năm thứ ba đại học cô cưới, chồng là người bạn từ tấm bé. Vợ chồng trẻ con chẳng mấy chốc họ đã không thể sống cùng nhau, rồi đường ai nấy đi. Diệp không vì thế mà ủ ê, chán chường hay sống buông thả. Cô vẫn sống tốt và khẳng định được mình.

Quyên cũng là một nạn nhân của bi kịch hôn nhân đổ vỡ. Thay vì than khóc hay căm ghét thế giới đàn ông cô đã vượt lên tất cả, lấy cái tôi đầy bản lĩnh của mình để chống lại những bất hạnh mà mình gặp phải. Những suy nghĩ, cách sống của Quyên khác hẳn Hạ. Hạ thừa nhận: “Nhớ đến chị Quyên, thì chị Quyên về thật. Tóc nhuộm vàng cháy. Chửi tục như hát hay. Thuốc lá phì phèo. Cũng có lúc Hạ tự hỏi: tại sao mình chơi được với chị Quyên nhỉ? Ngẫm ra hai người khác nhau một trời một vực: cả về tính cách, sở thích, lối sống… nói chung là tất tần tật. Hạ thuộc tuýp người “ẩn dật”, ngại va chạm. Quyên lại

thuộc tuýp người luôn gây sóng gió và dễ khiến người khác dị nghị. Nhưng

Trường hợp như Quyên dễ bị số phận đưa đẩy nhưng cô không thế. Lấy chồng từ năm mười bảy tuổi; có hai con; chồng bồ bịch lăng nhăng, ăn chơi như phá. Mấy lần cô định tự tử nhưng nghĩ đến hai con nên: “đành tặc lưỡi, cố

mà sống vậy. Sống khốn nạn kiểu gì cũng được. Miễn có chỗ dựa chocon cái”

[4, 181]. Cô luôn giữ được khí tiết của mình tuy không được học hành đến nơi đến chốn, hoàn cảnh trái khoáy nhưng “cũng không có nghĩa là lao vào đường

bán thân nuôi miệng, thẽ thọt với cánh đàn ông, nhặt nhạnh những đồng tiền

bán thân rẻ mạt” [4, 181]. Quyên mở tiệm cắt tóc và sống khỏe. Cô đã nói rõ quan điểm của mình: “Em là gái có chồng con. Không bồ bịch nhăng nhít. Nhà

có một một thằng đàn ông bồ bịch là đủ tan cửa nát nhà rồi” [4, 182]. Khí tiết

ấy của Quyên khiến cho cánh đàn ông càng vị nể và mê mệt cô hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức đó. Sống trong xã hội hỗn tạp, xô bồ con người dễ bị sa vào lầm lỡ nhất là gặp trắc trở, đổ vỡ trong hôn nhân nhưng Quyên vượt qua tất cả và khẳng định mình. So với Hạ, cô mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nếu như Hạ rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát thì cô vẫn sống. Nhiều lần Hạ đã có ý nghĩ hay bỏ công việc hiện có để về làm công việc cắt tóc gội đầu với Quyên. Nhưng cô không làm được điều đó, cô nghĩ đến những dị nghị, tai tiếng khi có tấm bằng đại học trong tay mà lại đi làm công việc đó. Rồi bao nhiêu chuyện ập đến như những gọng kìm không lối thoát và cuối cùng cô phải tìm đến cái chết cùng blast treo trên blog: “đã chết”. Trước cái chết của Hạ cũng chỉ có Quyên gào lên tiếng nói trung thực, giúp người đọc chia sẻ với linh hồn người chết oan nghiệt: “Em ơi là Em. Sao phải khổ thế này hả Em? Chị đã bảo để chị vạch mặt kẻ phản bội thì Em không muốn. Em chịu đựng một mình. Em chết

thì thiệt thân Em. Em có biết không hả Em. Chúng nó có nghĩ gì đến những

khổ sở mà Em phải chịu đựngđâu…”[4, 261].

Trong thế giới ngổn ngang, hỗn độn, xô bồ, phức tạp của cuộc sống hiện đại thì sự “nổi loạn” của Diệp, Quyên giống như một điều tất yếu để sống tiếp, để giữ mình và để khẳng định mình.

Tóm lại, Blogger đã xây dựng được một thế giới phức tạp, đa chiều, đa thanh về cuộc sống của giới trẻ ở chốn thị thành. Sự ngổn ngang, hỗn độn đó được thể hiện thông qua một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng. Mỗi người một hoàn cảnh, tính cách nhưng đa phần họ bị chi phối bởi lối sống hiện đại. Trong cuộc sống mà vật chất, bản năng được đề cao hơn bao giờ hết thì con người bị biến chất, tha hóa nếu thỏa hiệp với hoàn cảnh là điều không

tránh khỏi. Đó là những người đàn ông trong Blogger. Nhà văn lên tiếng bênh

vực, che chở cho những người phụ nữ trong tác phẩm. Đó là những con người cô đơn, bế tắc trên con đường kiếm tìm hạnh phúc và khẳng định giá trị bản thân. Trước cuộc sống đầy cạm bẫy, giá trị đạo đức bị đảo lộn họ không khỏi bơ vơ lạc lõng nhưng nhà văn cũng hi vọng sẽ tìm được lối thoát cho nhân vật. Bên cạnh đó là những nhân vật nổi loạn đầy cá tính. Họ là những người phụ nữ tuy bất hạnh nhưng không thỏa hiệp với hoàn cảnh.

CHƢƠNG 3

KẾT CẤU VÀ NGÔN NGỮNGHỆ THUẬT CỦABLOGGER

3.1. Kết cấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp (Trang 34)