2.3.2.1. Tồn tại
Bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc thẩm định DAĐT tại TPB chi nhánh Tây Hà Nội.
Một là: Nội dung thẩm định của một DAĐT có rất nhiều mặt nhưng cán bộ tín dụng mới chỉ tập chung thẩm định về phương diện tài chính của DAĐT. Tuy đã chú trọng đến việc thẩm định tài chính nhưng kết quả thẩm định nói chung chưa cao, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chính xác. Điều này dẫn đến việc cho vay nhiều dự án không có hiệu quả, làm tăng nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng.
Đánh giá về thị trường chưa cụ thể, chưa đánh giá đúng khả năng cạnh tranh và thâm thập thị trường của sản phẩm sẽ sản xuất ra. Về đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp, hiện nay chi nhánh chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về việc định giá tài sản thế chấp, điều này dẫn tới việc cho vay vượt quá giá trị tài sản thế chấp dễ gặp phải rủi ro về khả năng luân chuyển hoặc rủi ro khi phát mại tài sản thế chấp.
Hai là: Để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro, quá trình thẩm định được quy định phải thực hiện trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Song cán bộ tín dụng của chi nhánh chủ yếu quan tâm đến việc thẩm định trước khi cho vay, việc thẩm định lại tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong và sau quá trình cho vay để có những điều chỉnh hợp thì chưa được quan tâm đúng mức.
Ba là: TPB Tây Hà Nội bỏ qua công việc tính toán độ nhạy cảm của các yếu tố tới lợi nhuận của dự án. Do đó khi thực hiện dự án không nắm được các yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít chính vì đó không có các biện pháp hạn chế bớt các rủi ro.
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại
Các tồn tại trong công tác thẩm định dự án của chi nhánh là do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, thông tin thiếu hoặc sai lệch trong quá trình thẩm định
Hệ thống thông tin của Chi nhánh còn chưa hoàn thiện, do đó, chưa cho phép cán bộ tín dụng xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Một số hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến ngân hàng được lập không chính xác và không đúng tính chất nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh các số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu chính xác thì các số liệu trong các bản báo cáo khả thi hoặc DAĐT cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các số liệu về khả năng tiêu thụ sản phẩm, về thu nhập và chi phí thường ước tính nên chưa chính xác. Từ đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chuẩn xác.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công, chuyên môn hoá trong công tác thẩm định.
Thông thường một hoặc một số cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một số nhóm khách hàng. Sự phân công này một mặt tạo nên sự thuật lợi trong quan hệ ngân hàng - khách hàng, nhưng mặt khác cũng làm cho cán bộ thẩm định phải dàn trải trong tất cả các khâu, chưa có điều kiện đi chuyên sâu vào một mặt cụ thể. Mặt khác nhiều cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định DAĐT mà chỉ tự nghiên cứu các tài liệu thẩm định nên trình độ còn nhiều hạn
Thứ ba, nguyên nhân từ các đơn vị đi vay.
Tài liệu chủ yếu mà cán bộ thẩm định sử dụng để xem xét đánh giá đơn vị xin vay là các báo cáo tài chính của đơn vị xin vay, song thực tế có một số đơn vị thực hiện quyết toán muộn, có đơn vị thì lập 2 loại báo cáo tài chính riêng. Do đó tính chân thực của các báo cáo tài chính không được kiểm nghiệm.
Khi phân tích dự án bản thân đơn vị xin vay chưa nắm đầy đủ các nội dung và thủ tục cần thiết, chưa có thông tin đầy đủ về thị trường, nên các báo cáo nghiên cứu khả thi còn thiếu nhiều nội dung và đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải lưu tâm yêu cầu giải trình thêm. Điều này gây mất thời gian cho cả 2 bên và làm chậm thời gian thẩm định.
Thứ tư, do môi trường của dự án.
Môi trường của dự án là môi trường trong tương lai, trong đó các điều kiện về chính trị, KTXH, pháp luật luôn biến động. Rủi ro có thể xảy ra, các dự đoán có thể bị sai lệch đi, hiệu quả của dự án có thể giảm sút, dự án mất đi tính khả thi. Cán bộ thẩm định dù giỏi đến mấy cũng không thể lường hết được mọi biến cố có thể xảy ra và nhận định sự việc đều chính xác 100%. Ở đây khó khăn là khách quan và phải chấp nhận trách nhiệm của cán bộ thẩm định chỉ là giảm thiểu rủi ro xảy ra và có biện pháp phàng chống rủi ro cho Ngân hàng.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TIÊN PHONG CHI