Để đi đến quyết định cho vay dự án, TPB chi nhánh Tây Hà Nội thẩm định dự án với các nội dung sau
Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ. Cán bộ tín dụng TPB sẽ thẩm định các giấy tờ:
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập. - Đăng ký kinh doanh
- Điều lệ.
- Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng… - Biên bản giao vốn, biên bản góp vốn.
Sau khi xem xét các tài liệu trên thấy hợp lệ, hợp pháp cán bộ tín dụng thẩm định xem xét về các nội dung: ngành nghề đăng ký kinh doanh- tổng mức vốn pháp định -vốn điều lệ.
Kết thúc bước thẩm định này, cán bộ tín dụng thẩm đinh phải rút ra được nhận xét về tư cách pháp lý, người đại diện hợp pháp của khách hàng. Nếu mọi hồ sơ đều phù hợp thì tiến hành bước tiếp theo.
2.2.2.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng.
Xác định khả năng tài chính của khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, nó liên quan đến khả năng thu hồi vốn sau này. Đòi hỏi cán bộ thẩm định phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng ở quãng thời gian trước và tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Cán bộ thẩm định dựa vào các báo cáo tài chính để xem xét về các mặt:
- Nguồn vốn chủ sở hữu có đảm bảo đủ vốn pháp định hay không, nhận xét về việc tăng giảm có hợp lí hay không.
- Kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, quý trước: lỗ, lãi, nguyên nhân. - Tình hình công nợ và nghĩa vụ khác, phải thu, phải trả.
- Hàng tồn kho - Doanh thu.
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động (gồm cả đầu tư ngắn hạn) Nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + đầu tư ngắn hạn + phải thu Nợ ngắn hạn Yêu cầu hệ số này phải biến động từ 0,5 – 1 tuỳ theo ngành nghề kinh doanh.
2.2.2.3. Xem xét mặt tài chính của dự án
Xác định tổng mức đầu tư
+ Vốn cố định
- Máy móc thiết bị và công nghệ (đối với những dự án có chuyển giao công nghệ) gồm cả thuế nhập khẩu v à chi phí khác có liên quan đến máy móc thiết bị
- Xây dựng cơ bản.
- Lãi phải trả trong thời gian xây dựng cơ bản - Giá trị thuê đất đã trả trước nếu có.
- Dự phòng (bao gồm cả các khoản dự phòng cho dự án và dự phòng trượt giá trong xây dựng cơ bản).
- Chi phí khác: chi phí lập dự án, thiết kế, khảo sát.. + Vốn lưu động
Nguồn vốn
+ Vốn điều lệ hoặc vốn của chủ đầu tư tham gia dự án. + Vốn ngân sách cấp.
+ Vốn vay: - Vay ưu đãi.
- Vay nước ngoài hoặc trả chậm thiết bị. - Vay các ngân hàng.
+ Vốn khác.
Vấn đề xem xét và đánh giá cơ cấu nguồn vốn là hợp lý hay không hợp lý còn tuỳ thuộc vào đặc tính và điều kiện thực tế của từng dự án.
Tính toán mức cho vay, thời hạn vay, trả nợ của dự án.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn tự có của - Vốn khác của dự án chủ đầu tư (nếu có) Thời hạn vay = thời gian XDCB + Thời gian trả nợ
Thời hạn trả nợ = Mức cho vay
Khấu hao cơ bản + lợi nhuận + nguồn khác (nếu có)
2.2.2.4. Phân tích hiệu quả của dự án.
Hiệu quả của dự án được xem xét trên 2 mặt: Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của dự án được đề cập ở đây thể hiện ở các chỉ tiêu về lợi nhuận, các chỉ tiêu về giá trị hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ và điểm hoà vốn. Như vậy, nội dung hiệu quả kinh tế ở đây chính là nội dung hiệu quả vốn đầu tư của dự án. cụ thể:
+ Xác định lợi nhuận:
Việc tính toán các yếu tố, chỉ tiêu để xác định lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và khả năng tích luỹ của dự án phải dựa trên các cơ sở.:
- Các định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành cụ thể.
- Các quy định của nhà nước về các vấn đề liên quan (thuế, khấu hao cơ bản, phương thức hạch toán...)
- Các giả định phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án ( giả định về công suất hoạt động, giá thành, giá bán sản phẩm, khả năng tiêu thụ...). - Tham khảo các dự án tương tự đã đầu tư (nếu có).
Phân tích nôi dung này TPB chi nhánh Tây Hà Nội cũng chú ý đến việc phân tích độ nhạy của dự án. Cụ thể là việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của dự án. Thông thường trong phân tích chỉ tiêu này phải cho các yếu tố như: chi phí, giá bán, doanh thu... biến đổi để xem xét lợi nhuận của dự án nhạy cảm với những yếu tố nào. Trên cơ sở đó rút ra các kết luận và đặc biệt chú trọng đến các yếu tố đó khi xem xét dự án và khi dự án đã đi vào hoạt động.
Các chỉ tiêu hiệu quả
Trong hệ thống Ngân hàng Tiên Phong áp dụng 3 chỉ tiêu cơ bản sau trong việc thẩm định:
- Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
NPV = n ( ) ( ) t t n t t i x Ct i Rtx = = = − ∑ + −∑ + 0 0 1 1 Trong đó
n: thời gian đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án t: năm thứ t
Ct : vốn đầu tư thực hiện năm thứ t
Rt: khoản thu hồi ròng (lãi suất + khấu hao) của năm t i là lãi suất chiết khấu.
Nếu NPV > 0 dự án có lãi, có thể đầu tư. Nếu NPV = 0 dự án chỉ hoà vốn.
Nếu NPV < 0 dự án bị lỗ, không thể đầu tư. - Tỷ suất nội hoàn nội bộ (IRR).
TPB cũng dùng tiêu chuẩn này để thẩm định các phương án của dự án cùng quy mô được đề xuất, việc lựa chọn dựa vào độ lớn của IRR
- Điểm hoà vốn:
Việc tính toán điểm hoà vốn để xác định mức độ của sản xuất kinh doanh mà tại đó khách hàng không có lãi mà cũng không bị lỗ.
Sản lượng hoà vốn = F P - V Doanh thu hoà vốn = SLHV P. Công suất hoạt động hoà vốn = F
R - VTrong đó: F: Định phí ( đơn vị) Trong đó: F: Định phí ( đơn vị)
P: Đơn giá (đơn vị) sản phẩm.
V: Biến phí trên một đơn vị sản phẩm. R: Doanh thu tối đa (theo công suất).
Ngoài các chỉ tiêu trên, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và tính chất của từng dự án cụ thể, TPB còn có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác nhằm đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của DAĐT.
2.2.2.5. Phân tích tính khả thi về khả năng trả nợ của dự án.
Vấn đề này được TPB chi nhánh Tây Hà Nội đặc biệt chú trọng bởi nó tác động vào nguồn của sở trong thời gian sau đó. Thông qua kế hoạch trả nợ vốn vay và khả năng tích luỹ của dự án, cán bộ thẩm định xem xét và phân tích khả năng trả nợ vốn vay của dự án Quyết định cho vay.
Bảng số liệu sau sẽ giúp TPB thấy rõ khả năng trả nợ của dự án, đồng thời cũng thể hiện sự phù hợp hay không phù hợp của các nguồn vốn đầu tư cũng như các nguồn vốn vay của dự án về cơ cấu nguồn vốn, số vốn thời hạn, lãi suất, phân kỳ trả nợ...khi dự án đã được xác định là có hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng xem xét, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp khắc phục về các nguồn vốn, phù hợp với các điều kiện thực tế của dự án.
Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án.
Chỉ tiêu Năm sản xuất
1 2 3 ... 1. Tổng số phải trả - Gốc - Lãi 2. Khả năng trả lãi - Gốc - Lãi
Bên cạnh việc phân tích khả thi của dự án về mặt tài chính, việc phân tích tính khả thi còn được xem xét trên phương diện thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; nguyên nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án; công nghệ và tài sản cố định; tổ chức; quản lý sản xuất và lao động…