Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sở hữu tập trung, cổ đông nước ngoài ,chất lượng kiểm toán và đồng bộ giá chứng khoánbằng chứng tại việt nam (Trang 28)

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

3.2.2. Mô hình nghiên cứu

Để kiểm định những tác động đồng bộ hóa của việc tập trung quyền sở hữu (H1a) và của đặc tính của các cổ đông lớn nhất (H1b), ước lượng hồi quy được thực hiện như sau:

, = + , + , + ,

+ , + ( ) + ( )

+ , (2) trong đó, đối với công ty i và năm t,

 TOPHOLD đại diện cho tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất ở đầu năm tài chính;

 TOPGOV bằng 1 khi cổ đông lớn nhất là chính phủ, và ngược lại bằng 0;

 CONTROL biểu thị một tập hợp các biến kiểm soát;

 đại diện cho các yếu tố ngẫu nhiên không xác định được.

Trong phương trình (2) cũng được bao gồm một số hạng bậc hai là TOPHOLD2 để xem mối quan hệ giữa SYNCH và TOPHOLD là hàm lồi. Khi mối quan hệ là lồi như được giả định, với tác động đồng lợi ích cuối cùng cũng át hẳn tác động xây dựng quyền lực cá nhân, khi đó < 0 và > 0 (giả thuyết H1a), và giả thuyết H1b chuyển thành > 0.

Theo các nghiên cứu có liên quan trước đó Piotroski và Roulstone (2004), Chan và Hameed (2006), Gul, Kim và Qiu (2010), mô hình nghiên cứu bao gồm thêm bảy biến kiểm soát được biết là có ảnh hưởng đến sự đồng bộ, đó là: vòng quay khối lượng giao dịch hàng năm (VOL), quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy (LEV), biến động thu nhập (STDROA), chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B), số lượng các công ty trong ngành mà công ty thuộc về (INDNUM), và quy mô ngành (INDSIZE). Biến giả ngành và năm được bao gồm để kiểm soát tác động cố định ngành và năm tiềm năng. Mục 3.3 cung cấp các định nghĩa chính xác của tất cả các biến được bao gồm trong hồi quy.

Để kiểm định tác động của sở hữu nước ngoài trên sự đồng bộ (giả thuyết H2), tiến hành ước lượng hồi quy sau đây theo Gul, Kim và Qiu (2010):

, = + , + , + ( )

trong đó, đối với công ty i và năm t,

 FSHARE bằng 1 cho công ty có cổ đông nước ngoài, và ngược lại bằng 0;

 và các biến khác được định nghĩa trước đó Giả thuyết H2 chuyển thành < 0.

Cuối cùng, để kiểm định chất lượng của kiểm toán viên với đồng bộ giá chứng khoán (giả thuyết H3), thực hiện hồi quy sau đây theo Gul, Kim và Qiu (2010):

, = + 4, + , + ,

+ ( ) + ( ) + , (4)

trong đó, đối với công ty i và năm t,

 BIG4 bằng 1 cho công ty với kiểm toán viên quốc tế Big 4, và ngược lại bằng 0;

 LOCAL là một biến chỉ định bằng 1 cho công ty với các kiểm toán viên địa phương, và ngược lại bằng 0;

 và các biến khác được định nghĩa trước đó trong mục 3.3.

Nếu Big 4 là các nhà cố vấn hiệu quả hơn về các luồng thông tin đặc thù doanh nghiệp hơn so với các kiểm toán viên khác (giả thuyết H3), khi đó

< 0.

Trong phương trình (4) cũng gồm thêm một biến kiểm soát LOCAL để tách riêng hiệu ứng đồng bộ của kiểm toán viên chất lượng cao bởi Big 4 từ tác động địa điểm kiểm toán viên tiềm năng. Cụ thể là chia thành hai loại kiểm toán viên không thuộc Big 4: “địa phương” và “không địa phương”. Một kiểm toán viên địa phương là một kiểm toán viên nội địa không thuộc Big 4

nằm trong khu vực hành chính mà khách hàng của họ đặt trụ sở, trong khi một kiểm toán viên không địa phương là một kiểm toán viên nội địa nằm ở khu vực hành chính khác với khách hàng của họ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy chất lượng kiểm toán của các kiểm toán viên địa phương thấp hơn so với các kiểm toán viên không địa phương (Gul, Kim, và Qiu, 2010), điều này xuất phát từ việc các kiểm toán viên địa phương thường nhạy cảm với các ảnh hưởng chính trị của chính quyền địa phương hơn là các kiểm toán viên không địa phương.

Một phần của tài liệu Sở hữu tập trung, cổ đông nước ngoài ,chất lượng kiểm toán và đồng bộ giá chứng khoánbằng chứng tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)