2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
3.2.1. Đo lường đồng bộ hóa giá chứng khoán
Có hai phương pháp đo lường đồng bộ hóa, gồm: phương pháp đơn giản nhất là đến số lượng các cổ phiếu di chuyển theo các hướng giống nhau trong một khoảng thời gian nhất định, và phương pháp R2.8 Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu này, luận văn chỉ thực hiện đo lường đồng bộ hóa chứng khoán theo phương pháp R2 được phát triển bởi Roll (1988), French và Roll (1986). Đây cũng là mô hình phổ biến nhất trong các nghiên cứu gần đây (ví dụ như Mork và các cộng sự, 2000; Piotroski và Roulstone, 2004; Chan và
Hameed, 2006; Kim và Yi, 2008; Gul, Kim và Qiu, 2010; Khandaker, 2011;…) để thu được đồng bộ hóa thị trường chứng khoán.
Để đo lường biến phụ thuộc đồng bộ giá chứng khoán theo phương pháp này cần ước lượng được mô hình thị trường – cho phép phân tích các biến tổng tỷ suất sinh lợi thành hai phần: những ràng buộc các yếu tố chung (toàn thị trường và/hoặc toàn ngành) và những ràng buộc các yếu tố đặc thù doanh nghiệp. Do vậy, trước tiên thực hiện ước lượng thị trường cho mỗi năm tài chính như sau:
= + + +
+ + , (1) trong đó, đối với công ty i và ngày t,
RET biểu thị cho tỷ suất sinh lợi hàng ngày trên cổ phiếu trong nước được giao dịch trên một trong hai sàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
MKTRET biểu thị giá trị gia quyền tỷ suất sinh lợi thị trường cổ phiếu trong nước, nó phản ánh sự di chuyển giá cổ phiếu trong nước trên cả hai Sở giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
INDRET biểu thị giá trị gia quyền tỷ suất sinh lợi ngành của cổ phiếu trong nước, được tính bằng sử dụng tất cả các công ty trong ngành tương tự, với tỷ suất sinh lợi hàng ngày của công ty i bị bỏ qua9;
đại diện cho yếu tố ngẫu nhiên không xác định.
Hiện nay có năm phương pháp được sử dụng để tính các chỉ số chứng khoán bao gồm: phương pháp Passcher, phương pháp Laspayres, chỉ số giá
9 Luận văn này áp dụng phân loại 11 ngành được thực hiện theo VSIC 2007 (Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 về Quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
bình quân Fisher, phương pháp số bình quân giản đơn và phương pháp bình quân nhân giản đơn (Phục lục C). Trong đó phương pháp phổ biến nhất là phương pháp Passcher, đây cũng là phương pháp được dùng để tính chỉ số VN-Index. Tuy nhiên do không kiểm soát được vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán làm ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số cũng như làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của giá nên hai biến MKTRET và INDRET được tính dựa trên phương pháp số bình quân giản đơn, cũng là một trong năm phương pháp tính chỉ số chứng khoán được đề cập ở trên.
Trong phương trình (1), Gul, Kim và Qiu (2010) cũng bao gồm tỷ suất sinh lợi thị trường và ngành bị trễ để giảm bớt những lo lắng trên những sai số giao dịch không đồng bộ tiềm năng có thể phát sinh từ việc sử dụng tỷ suất sinh lợi hàng ngày để ước lượng mô hình thị trường. Trong ước lượng này yêu cầu dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng ngày cho ít nhất 200 ngày giao dịch trong mỗi năm tài chính.
Sau khi thực hiện hồi quy ước lượng phương trình (1) thu được R2. Để tránh đặc tính bị chặn của R2 trong [0,1], sử dụng logarit chuyển đổi của R2 cho phép thu được biến SYNCH – biến đo lường thực nghiệm của đồng bộ hóa hàng năm cho công ty i – được phân bố chuẩn và không bị chặn liên tục.
= log1 −
Đồng bộ giá chứng khoán SYNCH theo phương trình trên được định nghĩa là tỷ lệ của biến tỷ suất sinh lợi chung trên biến tổng tỷ suất sinh lợi, tương đương với R2 mô hình thị trường. Qua các nghiên cứu của Kalok Chan và Yue-Cheong Chan (2011), Sarod Khandaker (2011) thì R2 cao cho thấy
mức độ cao của đồng bộ hóa tỷ suất sinh lời chứng khoán và R thấp cho thấy mức độ thấp của đồng bộ hóa tỷ suất sinh lời chứng khoán đối với một chứng khoán i cho trước hoặc trong một khoảng thời gian riêng biệt, ví dụ như một tuần hay một ngày cho trước.
Lý do tại sao thống kê R2 có thể đo lường môi trường thông tin của một công ty được giải thích bởi Roll (1988) cho rằng biến tỷ suất sinh lời đặc thù công ty (hay biến động đặc trưng – có quan hệ nghịch trực tiếp lên đồng bộ hóa giá chứng khoán) đo lường bằng tỷ lệ thông tin đặc thù doanh nghiệp cái mà được đưa vào giá cổ phiếu thông qua giao dịch. Một số các nghiên cứu khác về lĩnh vực này cũng cung cấp các bằng chứng phù hợp với sự giải thích dựa trên thông tin của đồng bộ hóa chứng khoán. Trong nghiên cứu của Kim và Shi (2008) giữ vững quan điểm rằng mức độ đồng bộ hóa giá chứng khoán càng thấp, số lượng thông tin được kết hợp vào giá cổ phiếu có liên quan đến thông tin toàn ngành và/hoặc thông tin toàn thị trường càng cao.