I. Công tác chuẩn bị.
7. Xử lý cặn lắng dới đáy hố khoan.
- Trong công nghệ khoan ớt, các hạt mịn lơ lửng trong dung dịch Bentônite lắng xuống tạo thành một lớp bùn đất ảnh hởng lớn tới khả năng chịu lực của mũi cọc. Sau khi lắp ống đổ bêtông xong, ta đo lại chiều sâu đáy hố khoan 1 lần nữa nếu lớp lắng lớn hơn 10cm thì phải tiến hành xử lý cặn lắng.
- Phơng pháp thổi rửa bằng khí nén: Dùng ống đổ bêtông làm ống xử lý cặn. Sau khi lắp xong ống đổ bêtông ngời ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống đổ, đầu thổi rửa có 2 cửa, 1 cửa đợc nối với ống dẫn φ150 để thu hồi dung dịch Bentônite và bùn đất từ đáy hố khoan về thiết bị thu hồi dung dịch. Một cửa khác đợc thả ống khí nén φ45 ống này dài khoảng 80% chiều dài cọc. Khi bắt đầu thổi rửa khí nén đợc thổi qua đờng ống φ45 nằm trong ống đổ bêtông với áp lực khoảng 7kg/cm2, áp lực này đợc giữ liên tục. Khí nén ra khỏi ống φ45 thoát lên trên ống đổ tạo thành một áp lực hút ở đáy ống đổ đa dung dịch Bentônite lẫn bùn đất lắng theo ống đổ bêtông đến máy lọc dung dịch. Quá trình thổi rửa kéo dài 20-30s, dung dịch Bentônite phải liên tục đợc cấp bù trong quá trình thổi rửa. Sau đó thả dây dọi đo độ sâu, nếu độ sâu đáy hố khoan đợc đảm bảo (lắng ≤10cm) thì chỉ cần kiểm tra dung dịch Bentônite lấy ra từ đáy hố khoan.
Yêu cầu:
γ=1,04 ữ 1,2g/cm3 (tỷ trọng)
η=20s ữ 30s (Độ nhớt) pH=9 ữ 12 (Độ pH)
8. Đổ bêtông.
Sau khi kết thúc thổi rửa hố khoan cần tiến hành đổ bêtông ngay vì khi để lâu bùn cát sẽ tiếp tục lắng ảnh hởng đến chất lợng của cọc, do vậy công việc chuẩn bị bêtông, cần cẩu, phễu đổ phải hết sức nhịp nhàng. Bêtông th- ơng phẩm để dùng để đổ cọc phải có độ sụt 18 ± 2cm. Bêtông khô quá hoặc nhão quá đều gây ra tắc ống khi đổ bêtông. Bêtông đổ cọc nhồi đổ qua phễu xe bêtông, khi đổ những xe bêtông cuối cùng áp lực đổ bêtông không còn lớn nữa nên việc đổ bêtông khó khăn hơn, phải nhồi ống đổ nhiều lần và dễ tắc ống đổ bêtông.
- Đổ bêtông cọc nhồi là đổ bêtông dới nớc, trong dung dịch Bentônite bằng phơng pháp rút ống. Trớc khi đổ bêtông ngời ta đặt một nút bấc (hoặc quả cầu xốp) vào ống để ngăn cách dung dịch Bentônite và dung dịch bêtông trong ống đổ. Sau đó nút bấc sẽ nổi lên mặt trên miệng cọc và đợc thu hồi.
- đổ bêtông vào đầy phễu, cắt sợi dây théo treo nút, bêtông đẩy nút bấc xuống và tràn vào đáy hố khoan. Mẻ đầu tiên theo nút chảy ra ngoài nhờ nâng ống cách đáy 20cm.
- Từ từ hạ ống dẫn cho ngập trong bêtông, nhng vấn phải đảm bảo tốc độ di chuyển của bêtông trong ống (Tốc độ này thờng chậm để bêtông khỏi bị phân tầng v ≤ 120mm/s).
- Trong quá trình đổ bêtông, ống đổ bêtông đợc rút dần lên từng đoạn sao cho ống luôn ngập trong vữa bêtông tối thiểu 2m. Công việc này phải đợc theo dõi sát sao vì nếu sai xót lập tức cọc sẽ bị hỏng vì đứt, bêtông trong cọc sẽ không liên tục. Quá trình đổ bêtông cọc phải liên tục.
- Tốc độ cung cấp bêtông ở phễu cũng phải đợc giữ điều độ, phù hợp với vận tốc di chuyển trong ống. Không nhanh quá gây tràn ra ngoài, chậm quá cũng gây nhiều hậu quả xấu dòng bêtông sẽ bị gián đoạn.
- Thời gian đổ bêtông cọc chỉ nên khống chế trong 4h vì mẻ bêtông đầu tiên sẽ bị đẩy nổi lên trên cùng nên cần có phụ gia để kéo dài ninh kết để đảm bảo cho nó không bị ninh kết trớc khi kết thúc hoàn toàn việc đổ bêtông cọc. Để đảm bảo dị vật không rơi vào làm tắc ống đổ nên hàn một lới thép 100x100 để bêtông trớc khi đổ phải đi qua lới này.
- Để kết thúc quá trình đổ bêtông phải xác định đợc cao trình cuối cùng của bêtông. Phải tính toán và xác định đợc cao trình thật của bêtông chất lợng tốt vì phần trên cùng thờng lẫn đất đá. Phải tính toán đến việc khi rút ống vách bêtông bị tụt xuống do đờng kính ống khoan lớn hơn ống vách. Nếu bêtông cọc cuối cùng thấp hơn thiết kế việc nối cọc gặp nhiều
khó khăn và tốn kém, ngợc lại nếu cao quá phải đập nhiều đầu cọc cũng tốn kém.
- Kết thúc quá trình đổ bêtông thì ống đổ đợc rút ra khỏi cọc, các đoạn ống đợc rửa sạch xếp vào nơi qui định.