nguồn nhân lực trường Đại học Sao Đỏ
2.3.4.1. Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Việc xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Sao Đỏ, có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, chương trình đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại là do:
73
- Trường Đại học Sao Đỏ chưa xác định được mục tiêu dài hạn và chưa hoạch định được chính sách nhân lực của trường.
- Chưa đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên để làm cơ sở xác định mục tiêu cụ thể nên dẫn đến mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên còn chung chung.
- Việc xác định nhu cầu đào tạo chưa căn cứ vào mục tiêu dài hạn mà mới chỉ căn cứ vào yêu cầu phát triển nóng trướng mắt nên dẫn đến tình trạng giảng viên học thạc sỹ không đúng với chuyên ngành đào tạo bậc đại học còn nhiều.
2.3.4.2. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của trường Đại học Sao Đỏ vẫn còn một số tồn tại là do nguyên nhân sau:
- Nhà trường chưa phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng đối với các bộ phận tham gia giúp việc cho hiệu trưởng trong công tác đào tạo nên dẫn đến tình trạng trồng chéo và thiếu sự phối hợp trong công việc.
- Chưa tổng hợp phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; - Đội ngũ nhân viên thực hiện công tác kiểm tra đánh giá chất lượng nhân lực còn yếu và thiếu nên việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực còn chưa thường xuyên.
2.3.4.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của trường Đại học Sao Đỏ còn một số hạn chế là do nguyên nhân sau:
- Chưa tạo nhiều điều kiện về thời gian cho giảng viên mới học tập một số lớp học nên dẫn đến số lượng giảng viên thiếu nghiệp vụ sư phạm còn nhiều.
- Chưa đánh giá trình độ giảng viên ở một số nội dung theo yêu cầu công việc giảng dạy và yêu cầu của thị trường lao động để làm căn cứ xây dựng chương
74
trình đào tạo nên dẫn đến chương trình đào tạo còn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của nhà trường và xã hội.
- Nhà trường chưa tích cực trong việc cử giảng viên đi học tập thực tế tại xí nghiệp nên dẫn đến tình trạng số lượng giảng viên thiếu kiến thức thực tế còn nhiều. - Do sự phát triển quá nóng của trường nên giảng viên chủ yếu tập trung vào giảng dạy là chủ yếu và chưa tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu khoa học.
2.3.4.4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Mặc dù trường Đại học Sao Đỏ đã có chính sách đa dạng hóa các hình thức đào tạo và bồi dưỡng giảng viên như cử đi học ở các lớp dài hạn, tổ chức các lớp học ngắn hạn nhưng việc lựa chọn còn chưa phù hợp với đối tượng là do nguyên nhân sau:
- Nhà trường chưa đầu tư nhiều thời gian cho giảng viên theo học các lớp học dài hạn như nghiên cứu sinh nên dẫn đến sự mất cân đối trong việc lựa chọn các hình thức đào tạo so với nhu cầu đào tạo.
- Cơ sở vật chất còn thiếu nên việc đạo tạo tại chỗ đối với một số ngành như cơ khí, điện tử, ô tô … còn yếu và không liên tục nên không bắt kịp với sự phát triển của xã hội.
2.4.5.5. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng giảng viên
Mặc dù trường Đại học Sao Đỏ là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương nhưng hàng năm trường chỉ được hỗ trợ một phần kinh phí rất nhỏ để phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo của nhà trường, còn phần lớn kinh phí nhà trường là tự chủ. Thu nhập của nhà trường duy nhất là nguồn thu từ học sinh, sinh viên, phần thu nhập này lại bị ràng buộc bởi quy định của Nhà nước. Nên dẫn đến:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giảng viên còn mỏng nên giảng viên theo học các lớp làm nghiên cứu sinh còn ít.
- Việc lập dự toán thu chi còn chưa chính xác là do chưa bám sát vào xu hướng biến động của thị trường.
75
- Chưa có chính sách đãi ngộ rõ ràng đối với các đối tượng có kết quả đào tạo khác nhau và học các ngành học khác nhau.
2.4.5.6. Kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
Việc kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên còn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân sau:
- Quy trình đào tạo phát triển giảng viên của trường đại học Sao Đỏ chưa cụ thể, chi tiết.
- Hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên còn mang tính hình thức. Chưa có sự khảo sát thực tế và chưa có bộ phận thu thập ý kiến phản hồi từ phía các giảng viên được cử đi đào tạo.
- Chưa tổ chức đánh giá và so sánh kết quả trước và sau khi được đào tạo, bồi dưỡng của người giảng viên.
2.4.5.7. Phát triển đội ngũ giảng viên
Nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Sao Đỏ xuất phát từ nhu cầu cá nhân giảng viên và xuất phát từ yêu cầu phát triển của nhà trường. Nhưng công tác này vẫn còn một số hạn chế là do:
- Trường chưa xây dựng và quy hoạch nhân lực trong tương lai để xác định các vị trí cần phát triển.
- Chưa xây dựng các nội dung, chương trình đào tạo nhằm mục đích phát triển nhân lực. Nên còn đồng nhất giữa đào tạo để phục vụ công việc trước mắt và đào tạo nhằm mục đích phát triển.
- Chưa chủ động giao các công việc khó và mở rộng công việc cho các giảng viên sẽ làm công việc quản lý trong tương lai.
76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ 3.1. Tầm nhìn - sứ mạng - chính sách chất lượng
3.1.1. Tầm nhìn – 2025
Đại học Sao Đỏ trở thành một Trung tâm Giáo dục và Đào tạo có đẳng cấp quốc tế, chủ động hội nhập giáo dục toàn cầu, liên thông và công nhận chất lượng lẫn nhau; thực hiện triết lý giáo dục đảm bảo quyền được học tập suốt đời cho mọi người trong nền kinh tế tri thức.
3.1.2. Sứ mạng – 2020
Đào tạo đa ngành nghề ở nhiều trình độ; đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có nghị lực, biết hợp tác và sáng tạo trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3.1.3. Chính sách chất lượng 2015
- Xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo mở và linh hoạt; định hướng thiết bị nhà trường, hướng tới người học và các bên quan tâm.
- Đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho nền kinh tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập. Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước.
- Liên tục cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội.
- Duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 hướng đến áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định công nhận chất lượng giáo dục.
77
3.2. Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2012 - 2015
3.2.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường Đại học Sao Đỏ Phấn đấu hàng năm tuyển đủ số lượng giảng viên, đến 2015 có tổng số 850 Phấn đấu hàng năm tuyển đủ số lượng giảng viên, đến 2015 có tổng số 850 giảng viên, cán bộ công nhân viên và đạt trình độ:
- 100% giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ đại học. - Trong đó có từ 5 đến 7% có trình độ tiến sĩ
- Trên 70% có trình độ thạc sĩ
- Giáo viên thực hành có bậc thợ bình quân 5/7. 3.2.2. Xây dựng cơ bản và tăng cường cơ sở vật chất
- Hoàn thành căn bản việc xây dựng cơ sở II giai đoạn II với Tổng diện tích xây
dựng đến năm 2015 là 136.457m2, tổng mức đầu tư là 300 tỷ đồng
- Hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ đào tạo các ngành: công nghệ thông tin, tin học công nghiệp, công nghệ ứng dụng PLC, CNC, trong sản xuất cơ khí.
- Từ năm học 2015- 2016 chuyển hệ đào tạo sau đại học tại cơ sở II. 3.2.3.Quy mô và ngành nghề đào tạo
- Quy mô đào tạo đến năm 2015 đạt 23.000 sinh viên, được đào tạo trên 50 ngành và chuyên ngành ở 3 bậc đào tạo: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng.
3.2.4.Tuyển sinh và xúc tiến việc làm
- Tích cực tiếp thị, mở rộng thị phần tuyển sinh, thường xuyên tuyển đủ và vượt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
- Mở rộng hoạt động xúc tiến việc làm, phấn đấu giới thiệu cho 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, liên kết chặt chẽ với các trung tâm xuất khẩu lao động, hàng năm giới thiệu từ 500 – 700 sinh viên đi lao động nước ngoài, xác định đây là mục tiêu quan trọng nhằm hấp dẫn học sinh vào học.
3.2.5. Hoạt động chuyển giao công nghệ công nghiệp và sản xuất
- Thành lập công ty trong nhà trường, mở rộng hoạt động chuyển giao công nghệ công nghiệp và sản xuất xây lắp điện nhằm: duy trì và mở rộng hoạt động sản
78
xuất kết hợp với đào tạo và chuyển giao công nghệ công nghiệp, tăng nguồn thu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo.
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhân lực
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong những năm tới của Trường Đại học Sao Đỏ cần thực hiện:
3.3.1. Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Xác định nhu cầu đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung quan trọng của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển đào tạo và chính sách phát triển của nhà trường trong từng điều kiện cụ thể. Để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nhà trường cần phải căn cứ vào những nội dung sau:
- Dựa vào chiến lược và mục tiêu phát triển đào tạo của nhà trường. Như trên đã phân tích mục tiêu phát triển đào tạo của trường Đại học Sao Đỏ là mở rộng quy mô đào tạo, nâng cấp đào tạo và mở rộng ngành nghề đào tạo, trong đó đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu trên. Do vậy, nhà trường cần xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đang tham gia giảng dạy và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên mới tuyển dụng bổ sung.
Đối với đội ngũ giảng viên đang giảng dạy cần xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo lại để chuyển đổi vị trí đảm nhiệm, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm… để phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường và phù hợp với yêu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật.
Đối với đội ngũ giảng viên mới bổ sung cần xác định nhu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhu cầu đào tạo tại chỗ, nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn …cho phù hợp với vị trí công tác mới.
- Dựa vào những mong muốn của đội ngũ giảng viên trong trường. Nhà trường cần thực hiện các cuộc điều tra (bằng phỏng vấn hoặc phiếu điều tra) để tìm ra những
79
giảng viên có mong muốn được học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kiến thức mới về khoa học công nghệ…từ đó lựa chọn và xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng một cách có hiệu quả hơn. Nội dung của phiếu điều tra nhu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo mẫu phiếu 01 (phụ lục 7).
Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cũng cần phải dựa vào sự đánh giá kết quả thực hiện công việc thực tế của từng giảng viên, đồng thời cần phân tích, đánh giá năng lực của từng giảng viên so với năng lực cần có để thực hiện công việc sắp tới. Người đánh giá là trưởng các bộ phận (người quản lý trực tiếp). Nội dung đánh giá theo mẫu phiếu 02, 03 (phụ lục 7).
Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong tương lai cũng như cho công việc mới của đội ngũ giảng viên, nhà trường cần chú ý đến xu thế chung của thời đại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển nhanh của công nghệ cao.
Công tác xác định mục tiêu đào tạo
Nhà trường cần cụ thể hóa các mục tiêu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng thông qua quá trình tìm hiểu, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của nhà trường về số lượng, năng lực của đội ngũ giảng viên. Nhà trường cần phân tích những công việc cần làm trước mắt và mục tiêu phát triển đào tạo lâu dài để xác định mục tiêu cho từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng như:
- Nâng cao năng lực học vấn
- Nâng cao trình độ tay nghề và bổ sung kiến thức chuyên môn - Nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
Để nâng cao chất lượng người giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thì hoạt động hiệu quả nhất chỉ có thể thông qua con đường đào tạo và bồi dưỡng.
Để tổ chức thực hiện tốt công tác này, nhà trường cần chú ý một số điểm sau: - Phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng đối với các bộ phận tham gia giúp việc cho hiệu trưởng trong công tác đào tạo.
80
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo chức năng, nhiệm vụ, thời gian và mục tiêu phát triển của nhà trường.
- Tổng hợp phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên
- Đánh giá hoạt động và lựa chọn giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho đúng đối tượng.
- Động viên giúp đỡ các giảng viên được tham gia đào tạo, bồi dưỡng phát huy khả năng và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Đánh giá tình hình thực hiện, tìm hiểu những nhân tố tích cực, tiêu cực và đưa ra các biện pháp để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. 3.3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Về nghiệp vụ sư phạm
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, người giảng viên phải luôn luôn trau dồi, cải tiến nghiệp vụ sư phạm để phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Qua quá trình khảo sát, phân tích tình hình giảng dạy, học tập tại Trường Đại học Sao Đỏ, tôi cho rằng, để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, nhà trường cần chú ý những nội dung sau:
- Hiện nay nhà trường đang có một tỷ lệ khá cao các giảng viên chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm (13,8%) và 32,8% giảng viên mới có trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc I. Như vậy, nhà trường cần chú trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm