Phương pháp oxi hóa tăng cường là mô ̣t trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi để x ử lý nước thải dệt nhuô ̣m. Bởi lẽ phương pháp này xử lý tri ệt để các hợp chất hữu cơ ô nhiễm nhờ vào gốc tự do hyđroxyl có tính oxi hóa r ất ma ̣nh.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã tiến hành xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxi hóa tăng cường. Li Y. [30] đã xử lý nước thải dệt nhuộm bằng xúc tác TiO2 pha tạp sắt mang trên than hoạt tính dưới sự chiếu sáng UV, Ahmed K. [9] đã xử lý thành công axit da cam 7 và metyl da cam với quang xúc tác WOx/TiO2. Qua một số nghiên cứu đưa ra cho thấy nước thải dệt nhuộm với thành phần các hợp chất hữu cơ bền khó phân hủy vì vậy nên áp dụng biện pháp oxi hóa tăng cường với quang xúc tác TiO2. Một trong những phẩm màu cần được xử lý có khối lượng phân tử lớn, phức tạp và rất khó phân hủy là Rhodamine B và Phenol.
Một số tác giả nước ngoài đã sử dụng TiO2 biến tính với kim loại và phi kim để xử lý nước thải nhiễm phenol và bước đầu có những thành công. Ví dụ như: Su – Hsia Lin và cộng sự (2011) sử dụng TiO2 để xử lý phenol và đạt hiệu suất 90 % trong khoảng 180 phút, Kashif Naeem và cộng sự (2013) [24] sử dụng TiO2 được biến tính với cacbon hoạt tính (AC), silicat (SiO2), zeolite (ZSM-5) để xử lý phenol và đạt hiệu suất từ 70,6 % - 87,6 %, trong đó hiệu quả xử lý của các chất thêm vào
24
là AC > ZSM – 5 > SiO2. Nhóm tác giả Ch.Chiou và cộng sự đã nghiên xử lý Phenol sử dụng sử dụng xúc tác quang hóa TiO2/H2O2/UV [14].
Phương pháp xử lý loại phẩm màu RhB hiện nay đang được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều. Zhang W [48] đã nghiên cứu động học quá trình phân hủy RhB bởi xúc tác TiO2 mang trên than hoạt tính. Xiao Yi và cộng sự (2008), đã nghiên cứu xử lý RhB bằng xúc tác TiO2 biến tính với SiO2/C tại 950 oC - vật liệu TiO2/GC-950 thì sau 90 phút chiếu sáng xử lý được 70 % RhB [43]. Hay nhóm tác giả Yiming He và cộng sự (2013) đã nghiên cứu vật liệu N-TiO2 xử lý RhB [46]. Tác giả Thillai Sivakumar Natajan và cộng sự (2011) đã nghiên cứu xử lý RhB sử dụng UV - LED/TiO2 [40]…
Cơ chế quá trình phân hủy phenol sử dụng tác nhân oxi hóa H2O2 có thể được miêu tả như hình 1.9 dưới đây [14].
Hình 1.9. Cơ chế quá trình phân hủy phenol sử dụng xúc tác Fe-TiO2/RHA/H2O2