Thực trạng đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần LICOGI 19 (Trang 54)

8 Lao động phổ thông, lao động khác

2.2.4.Thực trạng đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trưởng phòng là người trực tiếp đánh giá thái độ và kĩ năng làm việc của nhân viên sau khi nhân viên đó được cử đi tham gia một khoá đào tạo. Cuối cùng là Trưởng phòng Hành chính- Tổ chức, người chịu trách nhiệm

chính về nhân sự sẽ tổng hợp lại và đánh giá kết quả đào tạo, từ đó rút kinh nghiệm cho đợt đào tạo sau.Tuy nhiên Công ty lại không có đánh giá ở cấp cao hơn, đó là thủ trưởng cơ quan mà chỉ giao hoàn toàn trọng trách cho Phòng Hành Chính- Tổ chức. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo Công ty chưa có sự sát sao đối với công tác đào tạo.

Căn cứ để đánh giá kết quả đào tạo:

- Đối với những lao động được đào tạo tại trung tâm thì căn cứ đánh giá dựa vào chứng chỉ, chứng nhận của nơi đào tạo sau mỗi khoá học.

- Đối với các chương trình đào tạo tại đơn vị thì kết quả được thông qua chất lượng làm việc sau quá trình đào tạo và số lượng người được nâng bậc trong các cuộc thi nâng bậc do công ty tổ chức.

- Đối với những người lao động tự nguyện tham gia các khoá đào tạo đại học, cao đẳng, tại chức thì công ty căn cứ vào ngành nghề đào tạo mà họ đã học so với nhu cầu thực tế của công ty. Nếu họ học đúng ngành nghề mà công ty đang cần thì sẽ bố trí lại vị trí công tác cho phù hợp với mức lương xứng đáng.

Những chỉ tiêu đánh giá mà công ty áp dụng như:

 Đánh giá về mặt số lượng: Thông qua chứng chỉ, bằng cấp sau mỗi khoá đào tạo là loại giỏi, khá hay trung bình.

Bảng2.9: Kết quả học tập của các học viên trong 02 năm 2006 và 2007

Chỉ tiêu Cán bộ quản lí Công nhân kĩ thuật

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Khá, Giỏi 38 69,1 187 56,16

Trung bình 17 30,9 119 35,74

Yếu kém - 27 8.2

Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo phát triển tháng 6/2007- Phòng hành chính Qua bảng trên chúng ta thấy rằng các học viên là cán bộ quản lí đạt loại khá giỏi là rất cao (69,1%), công nhân kĩ thuật mặc dù tỉ lệ thấp hơn nhưng số đông vẫn đạt loại khá giỏi. Điều này cho thấy các học viên tiếp thu kiến thức khá nhanh. Bên cạnh đó số công nhân đạt loại yếu kém vẫn

tồn tại với tỉ lệ đáng kể (8,2%), về vấn đề này đòi hỏi Công ty cần xem xét, kiểm tra sát sao hơn trong quá trình học tập của công nhân kĩ thuật.

 Chất lượng của lao động cũng được công ty xem xét trên khía cạnh số công nhân được nâng bậc. Phần lớn số công nhân tham gia cuộc thi nâng bậc đều được nâng lên một bậc. Điều này cho thấy tay nghề của công nhân kĩ thuật trong công ty tương đối vững và công tác đào tạo kèm cặp nghề cho công nhân trong công ty là tương đối tốt.

Bảng 2.10: Kết quả thi nâng bậc

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Công nhân KT dự thi (người) 240 260 290

Số CNKT lên được bậc (người) 223 248 275

Số CNKT không lên được bậc (người) 17 12 15

Tỷ lệ phần trăm lên bậc (%) 93% 95,4% 95%

Nguồn: Kết quả thi nâng bậc 2006 – 2007 – phòng hành chính

Khi dùng bảng hỏi để đánh giá sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu công việc đối với 100 học viên thì kết quả như sau:

Bảng 2.11: Kết quả điều tra sự phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu công việc

Chỉ tiêu Cán bộ quản lí Công nhân kĩ thuật

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1.Rất phù hợp 23 57,5 36 60,00 2.Tương đối phù hợp 10 25 20 33,33 3.Ít phù hợp 7 17,5 4 6.67 4.Không phù hợp - - - - Tổng cộng 40 100 60 100

Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo năm 2007 – phòng hành chính.

Qua bảng trên ta thấy kiến thức mà học viên được đào tạo phù hợp với công việc của họ rất cao, điều này cho thấy rằng ở Công ty đã xác định được đối tượng đào tạo tương đối phù hợp và cử họ đi học đúng kiến thức chuyên môn mà họ cần cho công việc và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ở công ty đạt hiệu quả khá cao.

 Hiệu quả của quá trình đào tạo được thể hiện thông qua tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của người lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tw = (Wo – W1)/Wo  100 Trong đó:

Tw: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân Wo: Năng suất lao động năm trước đó

W1: Năng suất lao động năm hiện tại

Bảng 2.12: Đánh giá kết quả lao động

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

Giá trị tổng sản lượng triệu đồng 123239 132550 136150

Tổng quỹ lương triệu đồng 25948,47 13483,43 23344,2

Tổng lao động có việc làm Người 1801 901 1495

Năng suất lao động bình quân Tr/Ng/năm 68,3 147,2 90

Thu nhập bình quân Tr/Ng/năm 14,3 14,8 15,7

Tốc độ tăng NSLĐ bình quân % 115.5% -38.86%

Tốc độ tăng thu nhập bình quân % 3.5% 6.08%

Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty năm 2006-2007

Công ty xác định hiệu quả của quá trình đào tạo thông qua chỉ tiêu năng suất lao động, tuy nhiên chỉ tiêu này chưa thật sự phản ánh chính xác đầy đủ hiệu quả do đào tạo mang lại, việc tăng năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất thay đổi…

Phương pháp đánh giá hiệu quả mà công ty áp dụng chủ yếu là dựa vào bài kiểm tra cuối khoá học và quan sát nhân viên làm việc tại chỗ.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần LICOGI 19 (Trang 54)