8 Lao động phổ thông, lao động khác
2.2.2.2. Thực trạng xác định đối tượng đào tạo
Thực trạng xác định đối tượng đào tạo là lao động gián tiếp: Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp lí luận chính trị cao cấp. Tiêu chuẩn để tham gia các khoá đào tạo này bao gồm: cán bộ phải là Đảng viên, có trình độ bậc Đại học trở lên (chính quy hoặc tại chức), có kinh nghiệm công tác, độ tuổi trên 35. Dựa vào những tiêu chuẩn đó mà hàng năm công ty xác định số lượng người tham gia các khóa đào tạo (thường là 8 -10 người).
Đối với kỹ sư, cử nhân, nhân viên thì công ty cũng có những chính sách quan tâm đến việc đào tạo phát triển những đối tượng này. Công ty thường cử họ đi đào tạo các lớp ngắn hạn hoặc do những người có trình độ cao trong công ty trực tiếp chỉ bảo, kèm cặp. Hàng năm công ty cũng tổ chức mở các lớp học ngắn hạn 3lần/năm để tại điều kiện cho người lao động học tập và nâng cao trình độ được liên tục.
Đối với đối tượng đào tạo là công nhân kĩ thuật: Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên đặc biệt phải chú ý tới việc đào tạo công
nhân. Công tác đào tạo diễn ra chủ yếu với công nhân là đào tạo lại nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động. Trước khi tiến hành công tác đào tạo thì công ty cũng phải tổ chức kì thi giữ bậc, công nhân phải đạt tiêu chuẩn về tiêu chuẩn thời gian giữ bậc và tiêu chuẩn thi nâng bậc, nếu qua phần thi này thì mới được tham gia cuộc thi nâng bậc. Hình thức chủ yếu của các cuộc thi này gồm hai phần: lí thuyết và thực hành. Với bất kì người lao động tham gia thì đều phải tuân thủ nguyên tắc, quy định của cuộc thi đề ra.
Công tác đào tạo lại nghề: Công ty tiến hành đào tạo lại nghề đối với những lao động đang làm những việc không đúng với trình độ hoặc làm những công việc không đúng với ngành học và đối với những công nhân đã tham gia các lớp đào tạo dài hạn, hiện nay do yêu cầu công việc đòi hỏi cần phải đào tạo lại.
Những năm gần đây Công ty đặc biệt quan tâm đến đào tạo công nhân. So với năm 2005 thì năm 2006 tăng lên 5 người, chiếm 1,02%. Trong quá trình đào tạo đối tượng này Công ty chú trọng tới hình thức thi nâng bậc và đào tạo nâng cao tay nghề. Năm 2007 số lượng công nhân thi nâng bậc tăng 80 người (tăng 75,13%), số lượng công nhân dự thi nâng bậc nâng cao tay nghề tăng 10 người tương ứng tăng gần 20%. Công ty chuyển sang xu hướng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, các cuộc thi nâng bậc thợ giỏi diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, đối tượng đào tạo lại, bổ túc nghề lại giảm dần thông qua số liệu sau:
Bảng2.5: Đối tượng đào tạo của công ty các năm 2005 - 2007
Năm 2005 2006 2007 So sánh 2007/2005 Tuyệt đối Tương đối(%)
Tổng số lao động được đào tạo 371 386 410 39 10.51
I.Đào tạo cán bộ QL, kĩ thuật 51 55 60 9 17.64
2.Đào tạo sau đại học 2 2 3 1 50
3.Lớp quản trị doanh nghiệp 5 8 5 0 0
4.Lớp quản lí dự án 10 6 7 -3 - 30
5.Lớp tư vấn, giám sát công trình 7 8 11 4 57.14
6.Chỉ bảo, kèm cặp nghiệp vụ đội trưởng 24 27 30 6 25
II. Đào tạo công nhân 320 331 350 30 9.37
1.Đào tạo nghề 50 30 44 -6 12
2.Đào tạo bổ túc tay nghề 101 40 30 -71 70.29
3.Đào tạo nâng cao tay nghề 42 45 53 11 26.19
4.Thi nâng bậc 115 199 204 89 77.39
5.Thi thợ giỏi 12 17 19 7 58.33
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ về đối tượng tham gia đào tạo qua các năm 2005 - 2007
Số lượng lao động được đào tạo tăng lên hàng năm có thể cho thấy rằng công tác đào tạo được công ty rất quan tâm. Theo tổng hợp của phòng hành chính – nhân sự trong công ty thì hơn 80% số lao động trong công ty thường xuyên tham gia các khoá đào tạo và nhiều nhất là 5 năm một lần họ có tham gia đào tạo. Đối tượng được được đào tạo chủ yếu là những người đang làm việc ở công ty chiếm 80% và 20% là lao động tuyển mới.
Nhìn chung, công tác lựa chọn đối tượng lao động khá rõ ràng, xác định tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. Tuỳ theo từng giai đoạn, tuỳ tình hình sản xuất kinh doanh, số công trình mới được kí kết mà công ty tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp để có thể cân đối nguồn nhân lực trong công ty.