GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA UBCKNN

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 42 - 46)

Thứ nhất, cần tăng thêm một số quyền cho UBCKNN: như tăng quyền điều tra cho UBCKNN, họp bàn

về dự thảo luật vừa qua, Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc xác minh bằng chứng gian lận, giúp tăng cường phòng chống, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận trên thị trường. Ví dụ: cần có thêm các quyền yêu cầu ngân hàng, cơ quan thuế cung cấp thông tin, quyền được xác minh tài khoản ngân hàng, yêu cầu cung cấp tư liệu... để chứng minh một giao dịch trên thị trường chứng khoán có thông đồng, nội gián, lũng đoạn hay không.

Thứ hai, cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan, ngành có liên quan như ngành tư pháp. Cần thiết kế cơ

chế sử dụng mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính để điều tra các vụ vi phạm trong thị trường chứng khoán. Khi ấy, có thể bổ sung thêm quyền cho thanh tra chứng khoán để phát hiện những căn cứ và quyền yêu cầu khởi tố, dựng sức ép của cơ quan tư pháp nếu các biện pháp của thanh tra chưa đủ.

Thứ ba , đưa địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mang tính độc lập là một tất yếu của sự

phát triển. Nhưng vấn đề có nên thay đổi vào thời điểm hiện tại thì cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng. Bởi ngay lúc này tách UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính có thể đưa đến những kết quả không tốt cho nền kinh tế vĩ mô. Theo giải thích của các đại biểu thuộc Ủy ban kinh tế: , “Luật Chứng khoán là một luật quan trọng, chuyên sâu, có tác

dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mới có hơn 3 năm thực hiện, thị trường chứng khoán mới phát triển, nên cũng khó đòi hỏi quá cao trong việc sửa đổi, bổ sung luật một cách đồng bộ….Những vấn đề cơ bản, lâu dài chưa nên "chạm" đến được như: địa vị pháp lý, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước...”Nói

cách khác, quan điểm này cho rằng địa vị pháp của UBCK là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng chi phối rất nhiều nội dung khác của Luật, trong khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thi hành hơn 3 năm, cần thêm thời gian để đánh giá một cách đầy đủ.

Do đó, khi đã xem xét kĩ lưỡng chưa có thể tách hoàn toàn UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính, thì giải pháp trước mắt chính là: tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền là UBCKNN có các công cụ, chức năng để xác minh các bằng chứng gian lận, giả mạo gây lũng đoạn thị trường và kiếm lợi bất chính.

Thứ tư, cũng là hướng hoàn thiện chung đối với vấn đề dự thảo luật sửa đổi, bổ sung luật chứng khoán là:

thực tế, chúng ta mới tiếp cận các vấn đề một cách riêng lẻ theo ngành, theo lĩnh vực trong khi các thị trường chứng khoán, ngân hàng, tiền tệ… có liên quan mật thiết với nhau. Vỡ vậy, khi sửa đổi Luật Chứng khoán phải đặt trong bối cảnh chung của thị trường tài chính trong nước và cả quốc tế để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh xung đột về mặt pháp lý.

Vấn đề 7: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và ttck I.Vi phạm và xử lý vi phạm.

1. Khái niệm, đặc điểm

Vi phạm pháp luật ck và ttck là hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới quan hệ xã hội được pl ck xác nhận và bảo vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo qđ của pháp luật ck.

Đặc điểm:

Hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán thường mang những dấu hiệu cơ bản sau đây:

-chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến hoạt động ck và hđ quản lý ttck, phát sinh trên tất cả các bộ phận thị trường. Mặc dù mức độ vi phạm có thể khác nhau nhưng bất kì chủ thể nào cũng có thể có nguy cơ thực hiện hvi trái pháp luật.

- Hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất. Khi thực hiện các hvi vi phạm liên quan đến ck, các chủ thể thường không mong muốn đạt tới những lợi ích phi vật chất như quyền lợi về chính trị, sức khỏe mà chỉ mong chiếm giữ lượng tài sản mà thôi.

- Phần lớn vi phạm pl về ck và ttck đc thực hiện do lỗi cố ý. Bởi những đối tượng tham gia thị trường thường có những hiểu biết nhất định nên khi thực hiện hành vi, những đối tượng này thường nhận thức được hệ quả phát sinh và mong muốn hệ quả ấy sẽ mang lại những lợi ích vất chất to lớn cho mình. Điều này lý giải vì sao các lỗi của hành vi vi phạm về ck và ttck thường là lỗi cố ý.

- Việc xác định chính xác về hành vi vi phạm trong lĩnh vực ck và ttck thường rất phức tạp. Điều này xuất phát từ tính đa dạng và phức tạp trong các giao dịch trên ttck. Ví dụ như trong hành vi giao dịch nội gián để xác định những người có liên quan là rất phức tạp.

- Hành vi vi phạm thường đặc thù, phát sinh nhanh. Tính phát sinh nhanh trong lĩnh vực ck thể hiện ở chỗ khi có sơ hở của chính sách và pháp luật vừa ban hành, lập tức xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Các loại vi phạm pháp luật cơ bản về ck và thị trường ck.

- Cách phân loại có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định chế tài áp dụng cho chủ thể thực hiện hành vi vi phạm: chia vi phạm trong lĩnh vực ck thành 3 loại:

+ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; + Vi phạm dân sự trong lĩnh vực ck và ttck;

+ Vi phạm hình sự về ck và ttck

-Căn cứ vào từng lĩnh vực cụ thể của thị trường chứng khoán, có thể chia thành: + Vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán;

+ Vi phạm quy định với người hành nghề kinh doanh ck; + Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động kd ck;

+ Vi phạm về chế độ công bố thông tin…

a.Vi phạm pháp luật về phát hành ck

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực này có thể được thực hiện như:

-Lập hồ sơ đky chào bán ck ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc không có đầy đủ thông tin cần thiết có ảnh hưởng ddeens qđ của nhà đầu tư;

- Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật;

- Sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi đc thực hiện chào bán ck ra công chúng; - Phân phối ck không đúng nd của đký chào bán về loại ck, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định…

b.Vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán.

- Không công khai thông tin về việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày thực hiện việc mua lại theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật chứng khoán;

- Công bố thông tin không đầy đủ các nội dung về mục đích mua lại, số lượng cổ phiếu mua lại, nguồn vốn để mua lại, và thời gian thực hiện theo quy định

- Bán ra số cổ pheieus đã mua lại trược sáu tháng kể từ ngày mua lại, trừ trường hợp đc phép theo qđ của Bộ tài chính.

- Hồ sơ niêm yết tại sở giao dịch ck hoặc trung tâm giao dịch ck có những thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc không có đủ thông tin theo quy định….

c.Vi phạm pháp luật về giao dịch ck;

Khác với các vi phạm nói trên, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch ck rất đa dạng. Chủ thể đó có thể là cá nhân, có thể là tổ chức. Các hành vi đó có thể là:

-Tổ chức mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đối tên hoặc mượn danh nghĩa người khác để giao dịch ck;

- Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt đôg gian lận lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt đông phát hành, niêm yết…

- thực hiện hành vi giao dịch nội bộ thông qua các phương thức: sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán của công ti đại chúng, quỹ đại chúng cho chính mình hoặc bên thứ ba.

3. Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và ttcka. Hình thức xử lý hành chính a. Hình thức xử lý hành chính

Theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP Ngày 2/8/2010 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Điều 6 NĐ này quy định : “1. Hình thức xử phạt chính:Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo

Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

b) Phạt tiền

Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung hình phạt.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; b) Đình chỉ hoặc huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;

c) Đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện phap khắc phục hậu quả nhất định.

Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Tùy từng loại vi phạm mà có cách khắc phục hậu quả riêng như: +Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư;

+ Buộc chấp hành đúng quy định về nghĩa vụ công ty đại chúng; + Buộc huỷ bỏ, cải chính thông tin;

+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán.

+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về giao dịch, giám sát và công bố thông tin của Sở giao dịch chứng

khoán;

+ Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán; + Buộc chấp hành đúng quy định pháp luật về hoạt động của công ty quản lý quỹ.

b. Xử lý hình sự.

Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định các tội danh trong lĩnh cực ck và ttck. Tuy nhiên để bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đề có thể bị áp dụng các hình phạt hình sự đc pháp luật quy định, viêc xử lý hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các qđ pháp luật trong lĩnh vực ck và ttck đc căn cứ trên cơ sở một số tội danh có các yếu tố cấu thành mang tính chất tương đồng như: kinh doanh trái phép; trốn thuế; lừa dối khách hàng; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; quảng cáo gian dối; tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và máy tính; tội hợp pháp hóa tiền và tài sản do tội phạm mà có…

c. Xử lý dân sự.

Hoạt động của ttck còn nhiều vấn đề liên quan đến pháp luât dân sự, và đc áp dụng thường xuyên nhất là các chế định về hợp đồng dân sự như việc kí kết các hợp đồng bảo lãnh phát hành, tư vấn phát hành, hợp đồng mở tài khoản kí kết giữa công ti ck với khách hàng, hợp đồng mở tk giữa thành viên lưu kí là ngân hàng và khách hàng…

Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, pháp luật dân sự đã quy định rất nhiều biện pháp như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, kí quỹ , kí cược , phạt vi phạm…

II.Giải quyết tranh chấp

1.Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về ck và ttck.

Tranh chấp trên thị trường ck là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia ttck và được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp về ck có những đặc điểm đặc thù:

-Về chủ thể: chủ thể tranh chấp trên ttck phải là các tổ chưc, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Các chủ thể này bao gồm: tổ chức phát hành thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán; tổ chức kinh doanh chứng khoán; nhà đầu tư gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư vào ttck thông qua việc mua, bán ck nhằm mục đích kiếm lời; ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định thanh toán; tổ chức lưu kí chứng khoán; trung tâm giao dịch chứng khoán và các thành viên

- Về đối tượng tranh chấp: là quyền và lợi ích giữa các chủ thể có được do tham gia ttck. Nói cách khác các quyền và lợi ích này phát sinh trên cơ sở sự tham gia của các bên vào ttck. Do vậy trường hợp hai bên tranh chấp đều là chủ thể tham gia ttck nhưng quyền và lợi ích tranh chấp giữa họ không phát sinh từ quan hệ thiết lập trên ttck thì không đc xđ là tranh chấp trên ttck.

- Về giá trị của tranh chấp: Khôn giống như viêc xác định giá của các hàng hóa giao dịch trên thị trường thông thường, giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thông tin thị trường, tâm lý nhà đầu tư, tình hình kinh tế, chính trị… và quan trọng hơn, giá chứng khoán thường không ổn định. Những phân tích này cho thấy việc xác định giá trị của tranh chấp phát sinh trên ttck hoàn toàn không dễ dàng nếu xuất phát từ thời điểm, tiêu chí định giá khác nhau.

Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách kịp thời và đúng đắn.

2. Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp trên ttck thường được giải quyết thông qua bốn phương thức: thương lượng, hòa giải, giải quyết

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 42 - 46)