II. Pháp luật về công ty quản lỹ quỹ đầu tư và ngân hàng giám sát 1. Công ty quản lỹ quỹ đầu tư
2. Ngân hàng giám sát quỹ đầu tư Ck 1.Khái niệm
2.2. Những điều kiện pháp lý đối với ngân hàng giám sát, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát a. Điều kiện pháp lý đối với ngân hàng giám sát
- NHGS phải là ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Theo Luật các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đối, bổ sung năm 2004) thù NHTM được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động, nếu thỏa mãn những điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của PL, trong đó các điều kiện về vốn pháp định và chuyên môn, nghiệp vụ của người lãnh đạo, điều hành là quan trọng nhất.
- NHGS phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký Ck. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký Ck được UBCKNN cấp cho NHTM thỏa mãn những điều kiện sau đây:
+ Có giấy phép thành lập và hoạt động tại VN theo quy định của PL.
+ Nợ quá hạn ko quá 5% tổng dư noqj, có lãi trong năm kinh doanh gần nhất.
+ Có địa điểm, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán các giao dịch Ck.
- NHGS phải giao kết hợp đồng giám sát với cty quản lý quỹ theo thỏa thuận với đại hội nhà đầu tư và phù hợp với điều lệ quỹ.
b. Những nghĩa vụ và quyền cơ bản của NHGS trong hoạt động giám sát quỹ đầu tư CK - Các nghĩa vụ:
+ Thực hiện các nghĩa vụ mà PL quy định đối với thành viên TTLKCK.
+ Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, cty đầu tư Ck; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, cty đầu tư Ck và các tài sản khác của NHGS.
+ Tiến hành hoạt động giám sát để đảm bảo cty quản lý quỹ tiến hành quản lý tài sản của quỹ đại chúng tuân thủ đúng PL Ck và điều lệ quỹ đầu tư CK.
+ Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, Ck liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng theo yêu cầu hợp pháp của cty quản lý quỹ.
+ Xác nhận báo cáo do cty quản lý quỹ, cty đầu tư Ck lập có liên quan đến quỹ đại chúng.
+ Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của cty quản lý quỹ theo quy định của PL Ck, bao gồm cả việc công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường.
+ Báo cáo UBCKNN khi phát hiện cty quản lý quỹ hoặc những tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm PL hoặc điều lệ quỹ đầu tư Ck nhằm ngăn chặn kịp thời những tổn thất cho quỹ.
+ Định kỳ cúng cty quản lý quỹ đối chiểu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định tại điều lệ quyc đầu tư Ck.
- Các hạn chế:
+ NHGS, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của NHGS trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tái sản của quỹ đại chúng ko được là đối tác mua, bán trong giao dich mua, bán tài sản của quỹ đại chúng.
+ NHGS, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của NHGS làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chứng và bảo quản tài sản của quỹ đại chứng ko được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với cty quản lý quỹ và ngược lại.
- Quyền cơ bản:
+ Được hưởng phí giám sát do cty quản lý quỹ chi trả.
+ Từ chối xác nhận những báo cáo ko trung thực của cty quản lý quỹ về hoạt động của quỹ đầu tư Ck.
+ Từ chối những mênh lệnh ko hợp pháp của cty quản lý quỹ liên quan đến những giao dịch tài sản của quỹ.
+ Những quyền khác quy định trong điều lệ quỹ đầu tư Ck.
Vấn đề 5: Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán
1. Khái niệm kinh doanh chứng khoán: (Khoản 19 – Điều 6 – LCK)
KDCK là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Nói một cách khái quát, KDCK là loại hình hoạt động thương mại đặc biệt mà ở đó các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các chủ thể được phép kinh doanh chứng khoán tiến hành các nghiệp vụ về chứng khoán cho chính mình hoặc cho khách hàng vì mục tiêu thu lợi nhuận tối đa.
2. Đặc điểm:
- KDCK là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp. -> Chủ thể muốn thực hiện nghề nghiệp này nhất thiết phải thỏa mãn 1 số điều kiện rất khắt khe về mặt tài chính cũng như pháp lý, thậm chí cả những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện hoạt động KDCK. Việc quy định các điều kiện thành lập và hoạt động KDCK chính là đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả và đặc biệt là bảo đảm quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
- Đối tượng của hoạt động KDCK: Chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán. Đây là những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt được giao dịch trên thị trường đặc biệt – thị trường chứng khoán và các giao dịch đó phải tuân thủ quy chế pháp lý đặc biệt do pháp luật về chứng khoán quy định.
- Hoạt động KDCK phải tuân thủ 1 số nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán (nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư). Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên tắc này là những bảo đảm pháp lý cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường CK đồng thời bảo vệ 1 cách hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.
3. Các hoạt động kinh doanh chứng khoán:
• Bảo lãnh phát hành chứng khoán:
- Khái niệm: (K22 – Điều 6 – LCK): Là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
- Đặc trưng:
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán bao giờ cũng được thực hiện bởi những tổ chức chuyên nghiệp là công ty chứng khoán hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Các chủ thể này phải được cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và phải tiến hành ĐKKD với chính quyền về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
+ Đối tượng bảo lãnh phát hành chứng khoán chính là vệc phát hành chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành (Việc phát hành chứng khoán ra công chúng là quyền chứ không phải là nghĩa vụ tài sản của tổ chức phát hành cần phải thực hiện đối với ng thứ ba). -> Ko phải là cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (BLDS: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, kí quỹ, đặt cọc, kí cược) mà chỉ là cam
kết bảo đảm thực hiện quyền phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành -> ko có cấu trúc chủ thể như quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh).
+ Bản chất: Là dịch vụ thương mại do tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện cho khách hàng là các tổ chức phát hành chứng khoán, với mục đích nhận tiền thu lao dịch vụ.
- Chủ thể: Công ty chứng khoán, ngoại trừ trường hợp Ngân hàng thương mại được UBCKNN chấp thuận cho phép thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do BTC quy định.
Điều kiện:
+ Cú giấy phộp thành lập và hoạt động KDCK trong đú ghi rừ cỏc loại hỡnh nghiệp vụ KDCK theo đăng ký của tổ chức KDCK.
+ Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để xác lập giao dịch bảo lãnh phát hành chứng khoán.
+ Khoản 2 – Điều 6 – LCK: Công ti chứng khoán chỉ đc phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. (là điều kiện bắt buộc dự ko là chính thức đối với chủ thể muốn tiến hành nghiệ vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên TTCK)
- Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán (bên cung ứng dịch vụ) với tổ chức phát hành chứng khoán (bên sử dụng dịch vụ). Theo đó bên cung ứng dịch vụ cam kết thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa bán hết hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
+ Bản chất: Là hợp đồng dịch vụ thương mại.
Đối tượng: công việc mà bên cung ứng dịch vụ cam kết thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ để được nhận tiền công dịch vụ + phí bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Công việc này có đặc thù là gắn với việc sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán và chỉ có những tổ chức nghề nghiệp chuyên môn như công ty chứng khoán mới có khả năng làm được.
Khoản phí dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, có bản chất là tiền công hay giá cả dịch vụ thương mại nên khoản phí này thường phản ánh các chi phí mà bên cung ứng dịch vụ đã bỏ ra để tiến hành dịch vụ và đảm bảo có lãi hợp lý.
+ Các loại hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Cam kết bảo lãnh chắc chắn: Bên bảo lãnh phát hành cam kết sẽ phân phối số chứng khoán dự kiến phát hành trong thời hạn phát hành chứng khoán. Với cam kết này, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ mua vào toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành để sau đó phân phối lại cho người đầu tư và tự chịu trách nhiệm về các rủi ro của việc phát hành hoặc tiếp nhận toàn bộ chứng khoán từ tổ chức phát hành để phân phối cho người đầu tư với trách nhiệm mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết khi kết thúc đợt phát hành. (thích hợp với những tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, có khả năng tài chính mạnh và có tham vọng chi phối đối với thị trường dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán).
Cam kết đại lý phát hành chứng khoán: Bên bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để phân phối chứng khoán cho người đầu tư chứ không cam kết sẽ mua lại số chứng khoán còn thừa khi kết thúc đợt phát hành. (thích hợp với những tổ chức bảo lãnh phát hành không có khả năng tài chính mạnh hoặc mới tham gia thị trường dịch bảo lãnh phát hành chứng khoán và chưa khẳng được vị thế, sức mạnh của mình trên thị trường).
Cam kết bảo đảm tất cả hoặc không: Tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ phân phối hết số chứng khoán tối thiểu cần bán theo yêu cầu của tổ chức phát hành, nếu không được như vậy thì sẽ hủy bỏ đợt phát hành và trả lại tiền đặt mua chứng khoán cho các nhà đầu tư.
+ Nội dung của hợp đồng: (PLVN không quy định cụ thể, nhưng theo khuôn mẫu chung của pháp luật các nước)
Đối tượng của hợp đồng – công việc mà tổ chức bảo lãnh phát hành phải thực hiện.
Mức phí bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Loại, số lượng và mệnh giá của các chứng khoán được bảo lãnh phát hành.
Thời hạn thực hiện việc bảo lãnh phát hành
Phương thức và ngày thanh toán, quyết toán hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Quyền yêu cầu tổ chức phát hành cung cấp các giấy tờ, tài liệu thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục phát hành và số lượng, chủng loại chứng khoán dự kiến phát hành.
Nghĩa vụ thực hiện các công việc liên quan đến thử tục chào bán và phân phối chứng khoán ra công chúng.
Quyền yêu cầu tổ chức phát hành thanh toán phí dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán theo thỏa thuận.
Nghĩa vụ mua lại số chứng khoán chưa đc phân phối hết cho người đầu tư trong trường hợp cam kết bảo lãnh chắc chắn.
Nghĩa vụ thanh toán số tiền thu được từ việc phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng khoán.
• Môi giới chứng khoán:
- Khái niệm: (Khoản 6 – Điều 20 – LCK) Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
- Đặc trưng:
+ Luôn được thực hiện bởi chủ thể đặc thù là công ty chứng khoán. Để tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán, chủ thể này phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động KDCK đồng thời phải thực hiện việc ĐKKD dịch vụ môi giới chứng khoán tại CQNN có thẩm quyền.
+ Được thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán.
+ Nội dung cốt lừi của hoạt động mụi giới chứng khoỏn chớnh là việc cụng ty chứng khoỏn sử dụng chuyên môn nghiệp vụ và những hiểu biết sâu sắc mua hay bán hộ chứng khoán cho khách hàng nhằm hưởng phí hoa hồng.
+ Trong hoạt động môi giới chứng khoán, với tư cách là nhà môi giới, công ty chứng khoán luôn có vai trò và bổn phận là người trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán. Bổn phận này của nhà môi giới chứng khoán chỉ được xem là hoàn thành khi người mua đã mua được chứng khoán cần mua và người bán đã bán được các chứng khoán cần bán. ( Sự khác biệt đáng kể với các hoạt động môi giới thương mại khác: nhà môi giới không có trách nhiệm phải thu xếp cho người mua và người bán chứng khoán trực tiếp gặp nhau để tự họ thương lượng và kí kết hợp đồng với nhau). Hợp đồng này được xác lập một cách gián tiếp thông qua hành vi giao dịch của người đại diện là nhà môi giới chứng khoán.
- Chủ thể: Thường được thực hiện bởi những thương nhân đặc biệt là công ty chứng khoán. Không có quy định cụ thể của LCK nhưng theo thông lệ chung, để tiến hành nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì chủ thể phải thỏa mãn 1 số điều kiện bắt buộc như:
+ có giấy phép thành lập và hoạt động KDCK do UBCKNN cấp (giấy này có giá trị là GCNĐKKD).
+ có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để kí kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán.
- Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên môi giới (chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán) với bên được môi giới (khách hàng – người mua hoặc người bán chứng khoán), theo đó bên môi giới cam kết mua hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng trên cơ sở các nguyên tắc và quy chế giao dịch của thị trường để được nhận phí dịch vụ môi giới.
+ Bản chất: là hợp đồng dịch vụ thương mại. Tuy nhiên vai trò của bên môi giới chứng khoán không dừng lại việc thu xếp cho các bên mua và bán chứng khoán kí kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới chứng khoán còn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng này đến cùng, tức là thực hiện việc mua hộ và bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo sự ủy quyền của họ.
- Các loại Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán: (Hai loại hợp đồng này được kí kết độc lập, hiệu lực không phụ thuộc lẫn nhau song có mối quan hệ chi phối lẫn nhau -> thực hiện nghiệp vụ môi giới thành công).
+ Hợp đồng môi giới mua hộ chứng khoán: bên môi giới cam kết mở tài khoản tiền mua chứng khoán cho khách hàng mua và thực hiện việc tìm mua hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. Yêu cầu này được thể hiện trong các lệnh mua do khách hàng mua gửi đến cho nhà môi giới chứng khoán.
+ Hợp đồng môi giới bán hộ chứng khoán: bên môi giới cam kết mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng bán và thực hiện việc bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. yêu cầu này cũng được thể hiện trong các lệnh bán do khách hàng bán gửi đến cho nhà môi giới chứng khoán.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty chứng khoán trong hoạt động môi giới chứng khoán:
+ Quyền yêu cầu khách hàng chuyển giao cho mình số chứng khoán cần bán hoặc số tiền cần sử dụng để mua chứng khoán vào tài khoản chứng khoán hoặc tài khoản tiền mua chứng khoán.
+ Nghĩa vụ thực hiện việc mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ về số lượng, loại chứng khoán và giá cả chứng khoán cần mua hay bán.
+ Quyền yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ môi giới chứng khoán và các khoản chi phí hợp lý khách có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ mua hay bán hộ chứng khoán.
+ Ngoài ra bên môi giới phải thực hiện nghĩa vụ bảo quản các tài sản, hàng hóa của khách hàng nhờ môi giới; nghĩa vụ giữ bí mật về các thông tin liên quan đến lợi ích của khách hàng; nghĩa vụ ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của mình; nghĩa vụ quản lý tách biệt tiền và tài sản chứng khoán của khách hàng với tiền và tài sản chứng khoán thuộc sở hữu của mình; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm pháp lý về khả năng thực hiện hợp đồng của họ trong giao dịch chứng khoán.
• Tự doanh chứng khoán:
- Khái niệm: (Khoản 21 – Điều 6): Là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.
- Đặc trưng :
+ Hoạt động tự doanh chứng khoán có bản chất kinh tế là nghề nghiệp kinh doanh đồng thời có bản chất pháp lý là hành vi thương mại. Hoạt động này luôn được thực hiện 1 cách thường xuyên, chuyên nghiệp bởi chủ thể kinh doanh là CTCK. ( khác so với hoạt động đầu tư thông thường của người đầu tư trên TTCK).
Hoạt động này được cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh tại UBCKNN
Chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật kinh doanh nói chung + PLKD chứng khoán.
+ CTCK không tiến hành việc mua bán chứng khoán cho người khác, theo yêu cầu hay vì quyền lợi của người khác mà hoàn toàn chỉ vì lợi ích của mình và cho chính mình. (khác so với các hoạt động KDCK khác)
+ Đối tượng kinh doanh: Chứng khoán (khác với hoạt động kinh doanh hàng hóa thông thường) - Bản chất: không phải là hoạt động dịch vụ về chứng khoán mà chính là hoạt động mua vào, bán ra
chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
- Chủ thể thực hiện: Công ty chứng khoán có vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Hợp đồng mua bán chứng khoán:
+ Là sự thỏa thuận giữa công ty chứng khoán tự doanh với khách hàng về việc mua, bán các chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết.
+ Nội dung: (theo tập quán giao dịch – ngoài ra còn có thể thỏa thuận 1 số điều khoản khác)
Điều khoản về đối tượng hợp đồng
Điều khoản về giá cả của chứng khoán
Điều khoản về phương thức thanh toán + Hình thức:
trực tiếp giữa CTCK với khách hàng
gián tiếp thông qua nhà môi giới
- Quyền và nghĩa pháp lý của chủ thể hoạt động tự doanh chứng khoán: