Phải tuân thủ các nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 25 - 26)

+ Phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn. hợp đồng phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bên tư vấn va bên được tư vấn trong việc chuẩn bị hồ sơ tư vấn cháo bán, niêm yết và cá vấn đề khác có liên quan.

+ Có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức chào bán, tổ chức niêm yết về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện niêm yết Ck.

+ Liên đới chịu trách nhiệm về những nội dung trong hồ sơ chào bán, niêm yết Ck.

5. Các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của cty Ck

- Đây là nội dung quan trọng được PL quy định nhằm ko chỉ bảo đảm lợi ích cho các cty Ck mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn là bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, bảo vệ sự phát triển ổn định và lanh fmanhj của TTCK và chinh làbảo vệ sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế và đời sống xã hội.

- Các hạn chế đảm bảo:

+ cty Ck phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định đối với từng nghiệp vụ kinh doanh Ck, ko được điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ khi chưa chính thức hoạt động.

+ cty Ck cổ phần được mua lại ko quá 10% số cổ phần phổ thông đã bán làm cổ phiếu quỹ nhưng khoảng cách giữa các lần mua và bán cổ phiếu quỹ gần nhất ko dưới 6 tháng, trừ trường hợp phân phối ccho người lao động trong cty hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng.

+ cty Ck phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%.

+ Cty Ck phải chấp hành hạn mức vay theo quy định: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của cty Ck ko được vượt quá 60 lần. Nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn.

+ Về hạn mức đầu tư vào tài sản cố định: cty Ck được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định ko được vượt quá 50% vốn điều lệ của cty Ck.

+ Về hạn chế đầu tư của cty Ck PL quy định: trừ trường hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn và trường hợp được thành lập cty con để thực hiện hoạt động kinh doanh Ck, cty Ck ko được: đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của cty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của cty Ck; Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của cty CK khác; Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của 1 tổ chức niêm yết; Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của 1 tổ chức ko niêm yết; Đầu tư góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của 1 cty TNHH.

- Cty Ck ko được sử dụng quá 20% tổng tài sản để đầu tư, mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào 1 tổ chức khác.

- cty ck được thành lập cty con để thực hiện hotaj động KDCK (cùng nghiệp vụ với cty mẹ). * Ngoài ra cty Ck phải chấp hành các hạn chế sau: (Điều 73)

- Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

- Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác.

- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty.

*Ngoài ra Cty Ck phải chấp hành chế độ công bố thông tin và chế dộ báo cáo theo quy định sau:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, cty Ck phải công bố thông tin định kỳ vầ báo cáo tài chính năm. Trong thời hạn 24h kể từ ngày xảy ra 1 trong các sự kiện sau đây, cty Ck phải báo cáo sở giao dịch Ck hoặc trung tâm giao dịch Ck để các tổ chức này công bố thông tin theo quy định:

- Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;

- Tạm ngừng kinh doanh;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

- Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật doanh nghiệp; - Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật doanh nghiệp;

- Cú quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên;

- Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

- Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w