Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 38 - 42)

- Cty quản lý quỹ có quyền thành lập quỹ đầu tư Ck để thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ Cty quản

2.Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là những thiết chế được thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với các hoạt động khác có liên quan.

Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được tổ chức theo trật tự như sau:

+ Chính Phủ: là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

+ Bộ tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

+ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính và Chính phủ về mọi hoạt động của thị trường.

2.1 Chính phủ

Chính phủ là cq hành pháp cao nhất, đứng đầu trong moi lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có quản lý nhà nước về ck và ttck, một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm có tác đôg tới mọi hđ kinh tế. Với vai trò là người lãnh đạo điều hành, tổng hợp các qh kinh tế của quốc gia, Chính phủ thông qua hoạt động của ttck để nắm bắt những biến động kinh tế, từ đó đưa ra những csach phù hợp nhằm thúc đấy sự phát triển của thị trường ck nói riêng và tt tài chính nói chung. Như vậy là nhằm thực hiện quản lý đồng bộ các bộ phận của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn trung và dài hạn trong đó có ttck.

2.2. Bộ Tài Chính

Bộ tài chính thực hiện các hd cơ bản sau:

+ Trình Chính phủ, thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược quy hoạch, chính sách phát triển ttck + Trình cấp có thầm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các vbqppl về ck và ttck

+ Chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển ttck và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về ck và ttck

Như vậy, BTC là cơ quan ql NN cấp bộ, có chức năng , vai trò quan trọng như cầu nối trung gian giữa cơ quan quản lý chuyên biệt là UBCKNN và cơ quan quản lý cấp cao nhất là CP.

Mối quan hệ giữa Bộ tài chính và UBCKNN trong hd quản lý NN về ck và ttck?

Bộ tài chính quản lý chứng khoán và ttck thông qua UBCKNN đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBCKNN, chỉ đạo UBCKNN trong việc thực hiện các chính sách cũng như quy định của Nhà nước về giám sát, quản lý ttck

Bộ tài chính chủ trì , phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.

UBCKNN là cơ quan trực thuộc BTC thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nn về ck và ttck, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ck và ttck theo qd của pl.

2.3 UBCKNN

a)vị trí pháp lý

Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên trách về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thành lập theo nghị định của chính phủ số 75/1996/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 và chính thức hoạt động vào ngày 25 tháng 8 năm 1997. Hiện nay Luật chứng khoán năm 2006 quy định những nội dung cơ bản về nhiệm vụ và quyền hạn của UBCKNN tại điều 8. Quyết định 161/2004/ QĐ- TTg ngày 7/9/2004 quy định về vị trí pháp lý , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBCKNN nay được thay bằng quyết định 63/2007/ QĐ- TTg)

Việc ra đời của UBCKNN ở Việt Nam có những nét đặc thù do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam chi phối. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán thông qua các cơ quan chức năng là Bộ tài chính và UBCKNN. Trước khi ban hành Luật chứng khoán thì UBCKNN là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ nhưng nay theo quy định tại điều 8 Luật chứng khoán thì UBCKNN là một đơn vị thuộc Bộ tài chính.

UBCKNN có vị trí là cơ quan thuộc Bộ tài chính, cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước ở trung ương. Mặc dù là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính nhưng về cơ cấu tổ chức, nó không giống với các cơ quan thuộc Bộ tài chính khác, nó không có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. UBCKNN là một chủ thể quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của nó có tính hành chính- mệnh lệnh, có tính độc lập tương đối so với các đơn vị khác thuộc Bộ tài chính.Theo quy định của pháp luật hiện hành: Bộ trưởng Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.

b) Chức năng:

Chức năng của UBCKNN có những nét đặc thù để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của VN hiện nay. UBKNN có hai chức năng cơ bản là: tổ chức xây dựng thị trường ck và quản lý, giám sát sự vận hành của ttck. Thông qua hệ thống các quy chế, chế độ, thể lệ về ck và ttck điều hành bằng cách thành lập các cơ quan đơn vị hay các chức vụ điều hành thị trường; cấp và thu hồi các loại giấy phép có liên quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ck và ttck

c) Nhiệm vụ, quyền hạn:

Điều 8 Luật chứng khoán và Điều 2 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg quy định Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán; b) Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.

3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của

các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.

8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

12. Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt

16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.

17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

2.4 Cơ quan quản lý ngành

Cơ quan quản lý ngành là các bộ, ban, ngành cùng phối kết hợp với Bộ tài chính và UBCKNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và ttck: Các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các cấp

Giải thích vì sao: Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán thường là cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước?

Bởi vì: Thị trường chứng khoán là nơi tham gia của hàng triệu người đầu tư, hàng ngàn tổ chức phát hành

trong quốc gia không giới hạn địa giới hành chính. Vì thế, để quản lý thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong toàn quốc không thể giao cho cơ quan thuộc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nào phụ trách được mà phải là một cơ quan ở trung ương.

Thứ hai, công việc chủ yếu là quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là giám sát, tổ chức thực hiện, bảo đảm thi hành pháp luật một cách thường xuyên, đây là công việc có tính chấp hành, điều hành thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý hành chính. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường ck phải đc thiết kế trong bộ máy hành chính. Cơ quan này sẽ xử lý được cấc hvi vi phạm của các chủ thể tham gia theo thẩm quyền nhằm bảo đảm cho thị trường vận hành một cách an toàn và công bằng. Để cơ quan quản lý NN về ck và ttck thực hiện tốt nhiệm vụ thì cần fai thiết kế một mô hình thích hợp, đc trao thẩm quyền và bộ máy đủ để nó thực hiện đc tốt chức năng, nhiệm vụ đc giao.

Đối với các quốc gia, nền tảng kinh tế cũng như hoạt động của ttck vẫn đang trog giai đoạn phát triển đòi hỏi phải có những cơ quan quản lý thị trường mang tính quyền lực nhà nước để dễ dàng can thiệp bằng những biện pháp hành chính khi cần thiết.

Hoạt động thanh tra, giám sát của UBCKNN.

Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về ck và ttck, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ tài chính.

Thanh tra ck gồm có: Chánh thanh tra, Phó thanh tra và các thanh tra viên. Hoạt động thanh tra chỉ được

tiến hành khi cú quyết định của UBCKNN trên cơ sở:

+ Yêu cầu của chủ tịch UBCKNN;

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và ttck.

-Đối tượng thanh tra, giám sát bao gồm: tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết

chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký ck, cty ck, cty qly quỹ đtu ck, quỹ đtu ck, tổ chức đki, lưu ký thanh toán bù trừ ck, ngân hàng giám sát, người hành nghề kd ck, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hđ ck và ttck. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phạm vi thanh tra, giám sát bao gồm: hoạt động phát hành chứng khoán, hđ niêm yết ck, hđ giao dịch ck, hđ kd, cung cấp dvu ck, hđ công bố thông tin.\

- Hình thức thanh tra: + Thanh tra định kỳ theo chương trình kế hoạch

+ Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ck và ttck, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do chủ tịch UBCK giao.

Nội dung qđinh thanh tra: +1 Căn cứ pháp lý để thanh tra; 2 đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh

tra; 3 Thời hạn tiến hành thanh tra; 4 tên trưởng đoàn thanh tra và danh sách thành viên đoàn thành viên

Quyết định thanh tra sẽ đc gửi tới các đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. Quyết định này cũng dc công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra qđ thanh tra, việc công bố qđ thanh tra phải đc lập thành văn bản.

Thời hạn thanh tra: không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố qđ thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại

nơi đc thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, người ra qđ thanh tra có thể gia hạn, việc gia hạn này chỉ đc một lần, thời gian gia hạn cũng ko vượt quá ba mươi ngày.

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:

+ Quyền: Giải trình những vđ có liên quan đến nd thanh tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra; từ chối

cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước ko lq đến nd thanh tra; khiếu nại với người ra qđ thanh tra về những hvi của trưởng đoàn thanh tra hoặc các thành viên trong đoàn khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó trái pháp luật; yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qđ của pl.

+ Nghĩa vụ: Chấp hành qđ thanh tra; cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đã cung cấp; chấp hành yều cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử phạt của thanh tra và cơ quan có thẩm quyền; kí biên bản thanh tra.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra:

Có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đug nội dung, thời hạn ghi trong qđ thanh tra của đoàn thanh tra.

Có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung thanh tra,

Một phần của tài liệu Tóm tắt giáo trình Luật chứng khoán (Trang 38 - 42)