- thụt dòng (đối với tất cả các dòng đầu tiên của các đoạn hay một vài đoạn đặc
Ngày soạn: 25/01/2009 Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Tiết dạy: 46 BTTH 7: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Tuần: 25 I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Nắm được các thuộc tính định dạng văn bản.
Kĩ năng:
– Biết soạn và trình bày một văn bản hành chính thông thường.
– Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, gõ tiếng Việt
Giáo dục:
– Rèn luyện đức tính cẩn thận và thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, máy tính.
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. – Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (lồng vào quá trình thực hành)
3. Giảng bài mới:
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn định dạng Font, Tab… 1. Gõ và định dạng đoạn văn “CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG” trong SGK. • GV hướng dẫn các thuộc tính định dạng văn bản: – Định dạng kí tự: chữ nghiêng, chữ đậm, … – Định dạng đoạn văn bản: khoảng cách giữa các dòng, thụt đầu dòng, …
• Yêu cầu các nhóm thực hiện việc soạn và định dạng đoạn văn bản theo mẫu.
• Quan sát trực tiếp trên máy để nhận biết.
• Các nhóm thực hiện .
Hoạt động 2: Luyện tập nâng cao 2. Soạn thảo tự do • Cho từng nhóm tự soạn thảo
và định dạng một văn bản theo từng chủ đề: + Đơn xin phép. + Giấy mời. + Một đoạn văn. + Một bài thơ. • GV nhận xét, đánh giá.
• Các nhóm thực hiện yêu cầu.
Hoạt động 4: Củng cố
• Nhấn mạnh cách thực hiện các thuộc tính định dạng văn bản.
• Nhắc nhở các sai sót thường gặp của HS trong quá trình thao tác trên máy.