Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

Một phần của tài liệu ôn tập tư pháp quốc tế hay (Trang 39)

1 Khái niệm

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ( không đương nhiên liên quan đến quyền lực, cùng với việc được nhà nước trao cho quyền lực thì cũng là trách nhiệm nghĩa vụ ràng buộc kèm theo  không có quyền từ chối xét xử ) là khả năng của pháp luật các quốc gia qui định cho tòa án của mình có trách nhiệm và nghĩa vụ xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trước hết được qui định trong pháp luật tố tụng của các quốc gia

Xung đột thẩm quyền xét xử là hiện tượng có 2 hay nhiều cơ quan tư pháp của các quốc gia khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết đối với 1 vụ việc dân sự cụ thể  tiêu cực

2 Qui tắc xác định thẩm quyền xét xử

Là các cách thức các quốc gia đưa ra để giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử, phải thể hiện được mối liên hệ giữa nội dung vụ việc và tòa án quốc gia thông qua các dấu hiệu

A Qui tắc quốc tịch

Cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch của đương sự : đương sự mang quốc tịch của quốc gia nào thì tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết  xuất phát từ quyền tài phán đương nhiên của quốc gia đối với công dân của mình

Có thể xác định theo nguyên đơn hay bị đơn hay quốc tịch chung (Trong quan hệ hôn nhân gia đình ) của các bên  có thể có 2 tòa án có thẩm quyền.

Chú ý

Nếu đương sự không có quốc tịch không áp dụng

Nếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các tòa án có quốc tịch đều có thẩm quyền xác định theo nơi đương sự khởi kiện

 được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc có yếu tố nước ngoài

Là nguyên tắc riêng đặc thù của tư pháp quốc tế

Thường được áp dụng nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc liên quan đến các dấu hiệu nhân thân

Ví dụ Xác định cha mẹ cho con,

B Qui tắc nơi cư trú

Cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu nơi cư trú của đương sự : Đương sự cư trú ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết

Chú ý Chủ yếu là xác định theo nơi cư trú của bị đơn

 cũng được áp dụng phổ biến trong pháp luật trong nước nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thi hành của bản án. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp cá biệt, có thể áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của nguyên đơn  khi bảo vệ khẩn cấp quyền lợi của nguyên đơn. Ví dụ : xác định cha mẹ cho con Qui tắc nơi cư trú chung cũng có thể được áp dụng

Chú ý Phải là nơi cư trú ổn định, hợp pháp và có đầy đủ cơ sở để xác minh

Nếu đương sự không có nơi cư trú thì không thể áp dụng được. Nếu có nhiều nơi cư trú thì xác định theo nơi nguyên đơn khởi kiện

Một phần của tài liệu ôn tập tư pháp quốc tế hay (Trang 39)