1 Khái niệm xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ của tư pháp quốc tế và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các qui định cụ thể khi giải quyết cùng 1 vấn đề pháp lý
Ví dụ Pháp luật Việt nam qui định nam từ 20, nữ từ 18 có thể kết hôn. Nhưng pháp luật Pháp qui định cả nam lẫn nữ từ 18 có thể kết hôn
Hiện tượng xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Chú ý Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tượng xung đột đó không xảy ra
Quan hệ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài
Xung đột pháp luật có tác động tiêu cực nhất định đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan cũng như các chủ thể trong quan hệ được điều chỉnh:
• Tòa án phải xác định hệ thống pháp luật phù hợp kéo dài thời gian giải quyết vấn đề
• Các bên liên quan phải chờ đợi do vấn đề không thể giải quyết ngay ảnh hưởng việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên
Chú ý Xung đột pháp luật cũng có tác động tích cực : việc tiếp cận với các khác biệt sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan nhận thấy các điểm mạnh yếu của hệ thống pháp luật quốc gia trong tương quan với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới, qua đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
Sự khác biệt sẽ chỉ xảy ra giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia ( sẽ giải quyết thông qua việc lựa chọn ) khác với các mâu thuẫn giữa các ngành luật bên trong hệ thống pháp luật của quốc gia ( được giải quyết bằng nguyên tắc luật chung được ưu tiên áp dụng ).
Chú ý Hiện tượng xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra trong các nhà nước liên bang, giữa các hệ thống pháp luật của từng bang
Sự xuất hiện nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng, đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau do bản chất của các quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh là có yếu tố nước ngoài, tạo ra khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật : điều kiện cần Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ có thể xảy ra trong phạm vi các quan hệ được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế
Chú ý Trong các ngành luật công, nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ quốc gia sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật quốc gia
Chú ý Không phải trong quan hệ nào của tư pháp quốc tế cũng xảy ra xung đột pháp luật. Ví dụ :
Quan hệ sở hữu trí tuệ do cũng bị chi phối bởi nguyên tắc lãnh thổ : đăng ký sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi tranh chấp xảy ra ở nước ngoài thì cũng chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng các điều ước quốc tế mà thôi ( chứ không phải luật nước ngoài ) Quan hệ tố tụng do luật tố tụng là luật hình thức, cũng gắn liền với nguyên tắc chủ quyền luôn áp dụng luật của nước có tòa án xét xử, được thực thi để bảo vệ chủ quyền quốc gia
Điều kiện đủ để xung đột pháp luật có thể xảy ra là sự khác biệt giữa các qui phạm cụ thể
khi giải quyết các vấn đề cụ thể
giúp ích cho việc xác định các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật phù hợp
3 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Do bản chất của quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài là khách quan, không thể thay đổi việc thay đổi điều kiện cần của xung đột pháp luật là ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia. Họ chỉ cố gắng loại bỏ điều kiện đủ bằng cách thay đổi luật và làm mất sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.
A - Ban hành các qui phạm pháp luật thực chất
Để loại bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật và làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật, các quốc gia tiến hành
• Hài hòa hóa pháp luật ( hòa hợp hóa pháp luật ) : tự thay đổi các qui phạm pháp luật thực chất trong hệ thống pháp luật quốc gia tạo ra các qui phạm thực chất giống nhau để giải quyết xung đột
• Pháp điển hóa ( bổ sung các qui định còn thiếu ) tạo ra các qui phạm thực chất mới để giải quyết xung đột
• Thống nhất hóa ( thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế ) tạo ra các qui phạm thực chất thống nhất mới để giải quyết xung đột
Ưu điểm Gỉai quyết được các xung đột pháp luật nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thực hiện và triển khai của từng quốc gia : sự khác biệt này sẽ làm hạn chế số lượng điều ước được ký kết và làm chậm lại quá trình chung
Ví dụ Công ty Việt nam A mua thiết bị của công ty Hàn quốc B, ký kết hợp đồng tại Thái lan, có thỏa thuận áp dụng luật của Trung quốc. Nếu tòa án Việt nam giải quyết xung đột thì sẽ áp dụng luật Trung quốc để xử lý
Qui phạm pháp luật xung đột có thể được qui định trong pháp luật quốc gia hay các điều ước quốc tế là biện pháp giải quyết xung đột tối ưu cho việc chọn hệ thống pháp luật : dễ qui định, linh hoạt, áp dụng dễ dàng
Chú ý Qui phạm pháp luật không giải quyết trực tiếp nội dung của quan hệ nên không phải là biện pháp tối ưu để xử lý quan hệ đưa ra kết luận cuối cùng