Áp dụng pháp luật nước ngoài 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu ôn tập tư pháp quốc tế hay (Trang 36)

1 - Khái niệm

Áp dụng pháp luật nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước vận dụng các qui định cụ thể của pháp luật 1 nước khác để giải quyết các quan hệ cụ thể

Nguyên nhân

Do đã có qui định cụ thể của pháp luật các nước về các khả năng áp dụng luật nước ngoài

Ví dụ khoản 3 điều 759 luật dân sự 2005 qui định

Để giải quyết một quan hệ cụ thể có liên quan gắn bó chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh tốt nhất của pháp luật, nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các bên liên quan

Ví dụ Năng lực chủ thể của công dân Đức nên do pháp luật Đức điều chỉnh, dù cho đương sự thực hiện hành vi trên lãnh thổ Việt nam  là

nghĩa vụ của các quốc gia đã tự nguyện cam kết

2 Nguyên tắc và điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài

Điều kiện áp dụng

Luật nước ngoài chỉ có thể được áp dụng khi thỏa mãn cả 3 điều kiện

Để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến ( Hay khi có thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng )

Khi luật nước ngoài hay hậu quả của việc áp dụng luật nước ngoài không xâm hại lợi ích hay trật tự pháp lý của quốc gia áp dụng

Ví dụ Chế độ sở hữu đất đai của Việt nam khác với nước ngoài

Nguyên tắc áp dụng

Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật nước ngoài là thực sự và mang lại kết quả thì

• Pháp luật nước ngoài phải được hiểu giải thích vận dụng theo đúng cách thức và tinh thần như ở quốc gia mà hệ thống pháp luật đó được ban hành ( thể hiện ý chí của nhà nước ban hành, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên

• Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải đảm bảo rằng hệ thống pháp luật nước ngoài liên quan đã được áp dụng đầy đủ toàn diện và mang tính hệ thống  tránh việc áp dụng các văn bản pháp luật đơn lẻ, áp dụng không đúng với bản chất của luật nước ngoài ( đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản, với các ngành luật liên quan do sự tồn tại của hiện tượng không đồng nhất trong các hệ thống pháp luật các nước )

Ví dụ Nguyên tắc im lặng là đồng ý sẽ đòi hỏi phải có các điều kiện kèm theo trong các văn bản pháp luật khác.

Gỉai quyết luật thương mại Việt nam cần tham khảo thêm luật dân sự, Hiến pháp …

3 Một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến việc áp dụng pháp luật nướcngoài ngoài

A Lẫn tránh pháp luật

Trường hợp các chủ thể liên quan thay đổi các dấu hiệu tình tiết bên trong để hướng đến sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác ( có lợi hơn ) thay vì hệ thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng để điều chỉnh

Ví dụ Quan hệ thương mại  thay đổi hội sở để tránh thuế

Quan hệ hôn nhân  công dân Việt nam 16 tuổi sang Mỹ để tiến hành kết hôn Hành vi này tuy mang lại lợi ích trước mắt cho chủ thể liên quan nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng : làm cho tác dụng điều chỉnh của pháp luật bị vô hiệu  luôn bị xem là hành vi bất hợp pháp và các quốc gia thường áp dụng các biện pháp chế tài như phủ nhận, xử lý hành chính, vô hiệu hóa toàn bộ hậu quả pháp lý của hành vi, thậm chí trách nhiệm hình sự

 Pháp luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụng trong trường hợp này

B Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3

Dẫn chiếu ngược ( Renvoi I )

Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật quốc tịch ) dẫn chiếu ngược về pháp luật Việt nam

Tuy thủ tục tố tụng phức tạp hơn nhưng có thể có lợi cho quốc gia có tòa án có thẩm quyền giải quyết

 Thông thường thì các quốc gia chấp nhận ( hay không dẫn chiếu, và áp dụng luật quốc gia giải quyết trực tiếp )

Nguyên nhân Do quan điểm pháp lý của các quốc gia trong việc giải thích về cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài

Ví dụ Nếu Việt nam chỉ áp dụng các qui phạm luật thực chất của Anh mà thôi thì sẽ không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược. Nhưng do Việt nam áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật của Anh, cả qui phạm xung đột lẫn qui phạm thực chất, nên mới có hiện tượng này.

Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3 ( Renvoi II )

Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật nơi cư trú ) dẫn chiếu đến pháp luật Pháp

Làm cho trình tự áp dụng pháp luật bị kéo dài

 Thông thường thì các quốc gia không chấp nhận ( từ chối không áp dụng pháp luật nước thứ 3 )

Một phần của tài liệu ôn tập tư pháp quốc tế hay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w