1 Khái niệm
Qui phạm pháp luật xung đột là qui phạm pháp luật qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể của tư pháp quốc tế ( không qui định nguyên tắc hành xử của các bên mà chỉ trả lời cho câu hỏi luật nào được áp dụng )
Qui phạm pháp luật xung đột tác động lên chủ thể đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền giải quyết của quốc gia liên quan ( tòa án ) không phải là các bên trong quan hệ dân sự Qui phạm pháp luật xung đột được qui định rải rác trong tất cả các nguồn của tư pháp quốc tế ( tất cả các ngành luật có liên quan đến tư pháp quốc tế ) khác với các qui phạm pháp luật khác thường tập trung trong 1 bộ luật
Qui phạm pháp luật xung đột được qui định chủ yếu và phổ biến trong pháp luật quốc gia : gọi là qui phạm pháp luật trong nước hay qui phạm pháp luật xung đột thông thường. Qui phạm pháp luật xung đột có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế : qui phạm pháp luật xung đột thống nhất
Chú ý Qui phạm pháp luật xung đột sẽ không sử dụng tập quán do tập quán chỉ qui định về cách thức hành xử. Trong khi đó có thể qui phạm pháp luật thực chất có thể sử dụng tập quán
Qui phạm pháp luật xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá mà nó có thể được phân ra nhiều nhóm xung đột cụ thể
Dựa vào hình thức qui phạm :
• Qui phạm xung đột 1 bên sẽ dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật duy nhất và hệ thống pháp luật đó luôn luôn xác định : là pháp luật của quốc gia ban hành qui phạm
Ví dụ khoản 1 điều 769 luật dân sự
• Qui phạm nhiều bên dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật bất kỳ nào đó, không xác định
Ví dụ
Dựa vào tính chất ràng buộc của qui phạm
• Qui phạm xung đột mệnh lệnh : qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật bắt buộc, không được lựa chọn
• Qui phạm xung đột tùy nghi : chỉ ra các khả năng áp dụng pháp luật và việc xác định hệ thống pháp luật áp dụng sẽ phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể kèm theo
Ví dụ Áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng Dựa vào phạm vi áp dụng qui phạm
• Qui phạm pháp luật xung đột về lĩnh vực nhân thân : quốc tịch, nơi cư trú
2 Cấu trúc
Chú ý
Qui phạm pháp luật luôn luôn có đầy đủ cả 3 bộ phận Gỉa định Điều kiện áp dụng
Qui định Như thế nào
Chế tài Không làm thì bị thế nào
Một qui phạm pháp luật có thể được diễn giải trong nhiều điều luật. Và chỉ điều luật mới có thể khuyết phần giả định
Qui phạm xung đột chỉ bao gồm 2 bộ phận
• Phạm vi ( # giả định ) bối cảnh điều kiện qui phạm được áp dụng
• Hệ thuộc ( # qui định ) chỉ ra nguyên tắc áp dụng pháp luật
Ví dụ Dựa trên yếu tố quốc tịch, nơi cư trú, nơi hành vi được thực hiện,
Chú ý Qui phạm xung đột không cần có phần chế tài do qui phạm xung đột không quan tâm đến cách hành xử, thực hiện cụ thể hay xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các bên
Câu hỏi So sánh qui phạm pháp luật xung đột và qui phạm xung đột
3 Một số hệ thuộc xung đột cơ bảnA Hệ thuộc luật nhân thân A Hệ thuộc luật nhân thân
Là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa vào các yếu tố nhân thân của đương sự bao gồm 2 dấu hiệu cơ bản : quốc tịch và nơi cư trú
Hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân
Về nguyên tắc, mỗi cá nhân đều có mối quan hệ pháp lý mật thiết với một nhà nước, sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch Cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đó Các quốc gia châu Âu lục địa với hệ thống luật thành văn thường áp dụng hệ thuộc quốc tịch
Tuy vậy có những trường hợp dấu hiệu quốc tịch không rõ ràng Trường hợp cá nhân không có quốc tịch
Trẻ em sinh của cha mẹ không có quốc tịch sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống ) hay
Cha mẹ của quốc gia sinh con ở nơi không xác định được Khi cá nhân tự nguyện thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch mới
Đương nhiên mất quốc tịch ( cá nhân không cư trú trong nước 1 thời gian theo pháp luật quốc gia qui định, bị tước quốc tịch )
không áp dụng được hệ thuộc luật quốc tịch mà phải áp dụng các hệ thuộc khác ( nơi cư trú v.v… )
Trường hợp đa quốc tịch
Trẻ của cha mẹ thuộc quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống lại sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc nơi sinh
Thưởng quốc tịch
Khi đó để xác định hệ thống luật được áp dụng, người ta sẽ
Sử dụng thêm mối liên hệ mật thiết để xác định quốc tịch. Ví dụ : quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu của đương sự đa quốc tịch ở đâu thì áp dụng quốc tịch của nơi đó
Sử dụng thêm mối quan hệ nơi cư trú để xác định quốc tịch. Ví dụ Khi đang xét xử, đương sự đa quốc tịch đang cư trú chủ yếu ở Pháp thì áp dụng luật Pháp
Nếu tất cả những dấu hiệu cụ thể trên vẫn chưa giúp giải quyết được vấn để thì sẽ áp dụng nguyên tắc luật tòa án
Hệ thuộc luật nơi cư trú
Những quốc gia coi trọng qui chế lãnh thổ sẽ áp dụng hệ thuộc nơi cư trú : luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật sẽ là pháp luật của nơi đương sự cư trú Nơi cư trú phải hợp pháp, bảo đảm tính ổn định lâu dài hình thức giấy chứng nhận, giấy phép cư trú lâu dài
Các quốc gia thuộc hệ thống luật án lệ ( Anh Mỹ ) thường áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú
Nếu không xác định được nơi cư trú thì Áp dụng nguyên tắc luật tòa án Áp dụng luật quốc tịch hay Nếu nhiều nơi cư trú thì
Áp dụng thêm dấu hiệu mối liên hệ mật thiết Áp dụng nguyên tắc luật tòa án
Phạm vi áp dụng của luật nhân thân
Các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân của đương sự nếu có xung đột thì thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân
Đây là hệ thuộc cực kỳ quan trọng do yếu tố nhân thân thường đóng vai trò chủ đạo trong phần lớn các quan hệ tư pháp quốc tế
Pháp nhân sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định ( thuế, tài chính, trưng dụng trưng thu trang thiết bị cho những trường hợp khẩn cấp … )
Pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của quốc gia đó.
Quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định thông qua
Nơi đăng ký thành lập ( các quốc gia áp dụng luật thành văn )
Nơi đóng trụ sở của pháp nhân ( các quốc gia Anh Mỹ áp dụng luật án lệ )
Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính của pháp nhân ( các quốc gia Trung đông áp dụng )
Chú ý Có những trường hợp cá biệt mà quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định theo quốc tịch của người đứng đầu pháp nhân
Pháp nhân không thể không có quốc tịch ( trừ trường hợp các tổ chức phản động ) Pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch
Chú ý Pháp nhân đa quốc tịch là trường hợp ít được mong đợi do doanh nghiệp thường phải chịu nhiều nghĩa vụ hơn, nhà nước thường phải quản lý khó khăn hơn, ẩn chức các mâu thuẫn về tài phán ( giải quyết phá sản )
Khi pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia sở tại thì việc lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng sẽ dựa trên sự phân định lĩnh vực tác động
Số phận pháp lý của pháp nhân sẽ do luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch quyết định, bao gồm
Thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt động
Quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà pháp nhân mang quốc tịch : báo cáo tài chính, thuế, …
Sáp nhập, giải thể, chia tách,
Các hoạt động kinh doanh cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ của quốc gia sở tại sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia sở tại