Các doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bƣớc đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế nhƣ tranh chấp thƣơng mại, bán phá giá,… Do đó, doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi
ích xã hội và chính trị. Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện CSR theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn.
Hiện nay có nhiều bộ tiêu chuẩn ra đời để hƣớng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện TNXH. Có những bộ tiêu chuẩn mang tính pháp lý, thƣờng thể hiện dƣới dạng luật hoặc văn bản dƣới luật nhƣ bộ luật lao động, luật môi trƣờng, luật kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có bộ tiêu chuẩn mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc do các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế đƣa ra. Cụ thể nhƣ bộ Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI, ra đời năm 2003 từ đề xƣớng của Hiệp Hội ngoại thƣơng (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở Châu Âu về CSR; Tiêu chuẩn SA 8000 có quy định về trách nhiệm xã hội theo các chỉ tiêu nhƣ sau: “1. Lao động trẻ em; 2. Lao động cƣỡng bức; 3. An toàn và vệ sinh lao động; 4. Tự do hiệp hội và quyền thỏa ƣớc lao động tập thể; 5. Phân biệt đối xử; 6. Xử phạt; 7. Giờ làm việc; 8. Trả công; 9. Hệ thống quản lý”; tiêu chuẩn ISO 26000 đƣợc ISO hóa nền tảng từ tiêu chuẩn SA 8000(tổ chức SAI của Mỹ ban hành năm 2001) , đƣợc áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,...Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội gồm 7 chủ đề và 39 nội dung. Có thể nhận thấy sự đa dạng của các bộ tiêu chuẩn và cách đánh giá mức độ thực hiện TNXH không đơn giản. Ở đây, tác giả chỉ trình bày kỹ hơn việc thực hiện TNXH theo tiêu chuẩn đánh giá của Liên minh Châu Âu. Bộ tiêu chuẩn tiếp cận vấn đề thực hiện TNXH ở 5 chủ đề khác nhau: (1) Các chính sách tại nơi làm việc; (2) Các chính sách về môi trƣờng; (3) Các chính sách về thị trƣờng; (4) Các chính sách với cộng đồng; và (5) Các chính sách giá trị Công ty thông qua 26 câu hỏi, 5 mức độ trả lời, cụ thể là: 1= chƣa nhận thức đƣợc; 2= nhận thức đƣợc
nhƣng chƣa thực hiện; 3= đã lên kế hoạc thực hiện; 4= đã thực hiện một phần; 5= đã thực hiện toàn bộ. Bảng 2.1: Các vấn đề TNXH DN theo 5 chủ đề cốt lõi Chủ đề Các vấn đề TNXH của DN CÁC CHÍNH SÁCH TẠI NƠI LÀM VIỆC
Câu 1 Công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (VD: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…).
Câu 2
Công ty có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử dƣới mọi hình thức cả tại nơi làm việc và thời điểm tuyển dụng (VD: với phụ nữ, dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật…).
Câu 3 Công ty có tham khảo ý kiến của ngƣời lao động trong những vấn đề quan trọng.
Câu 4 Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của ngƣời lao động tại nơi làm việc.
Câu 5 Công ty có tạo điều kiện cho ngƣời lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tƣ (VD: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…).
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ MÔI TRƢỜNG
Câu 6
Công ty cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trƣờng trên các mặt: tiết kiệm năng lƣợng; giảm thiểu rác thải và tái chế; tránh ô nhiễm (lƣợng khí thải vào nƣớc, không khí, xả thải, tiếng ồn); bảo vệ môi trƣờng; lựa chọn phƣơng tiện vận tải phù hợp.
Câu 7 Công ty tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thiểu tác động lên môi trƣờng (VD: bằng cách tái chế, giảm tiêu thụ năng lƣợng, ngăn ngừa ô nhiễm).
Câu 8
Công ty tính đến các ảnh hƣởng lên môi trƣờng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới (đánh giá khả năng tái sử dụng, mức tiêu hao năng lƣợng,...)
Câu 9
Công ty có cung các thông tin rõ ràng, chính xác liên quan đến yếu tố môi trƣờng trên sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động của mình với khách hàng, các nhà cung cấp, cộng đồng địa phƣơng.
Câu 10
Công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ bền vững (VD: sản phẩm có thể tái sử dụng, tính hiệu quả năng lƣợng). CÁC CHÍNH SÁCH VỀ THỊ TRƢỜNG Câu 11
Công ty có chính sách để đảm bảo sự trung thực và chất lƣợng trong tất cả các hợp đồng, giao dịch và quảng cáo với dối tác (VD: chính sách mua hàng công bằng, các quy định bảo vệ ngƣời tiêu dùng).
Câu 12 Công ty có cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và ghi nhãn về sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo dịch vụ sau mua hàng
Câu 13 Công ty đảm bảo thanh toán kịp thời đúng hạn các hóa đơn cho nhà cung cấp.
Câu 14
Công ty có qui trình để đảm bảo thông tin phản hồi hiệu quả, tƣ vấn và/hoặc đối thoại với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh.
Câu 15 Công ty tiếp nhận và giải quyết mọi khiếu nại cho khác hàng, nhà cung cấp và đối tác.
Câu 16 Công ty làm việc cùng các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác để giải quyết các tranh chấp liên đới.
CÁC CHÍNH SÁCH VỚI CỘNG ĐỒNG
Câu 17
Công ty tạo những cơ hội tập huấn cho ngƣời dân địa phƣơng trong khu vực hoạt động của mình (VD: đào tạo nghề, kinh nghiệm làm việc cho thanh niên và những nhóm chịu thiệt thòi).
Câu 18
Công ty có những cuộc đối thoại mở với cộng đồng địa phƣơng về các vấn đề đối lập, tranh cãi và các vấn đề nhạy cảm có liên quan đến doanh nghiệp (VD: thu gom rác thải ngoài cơ sở, các phƣơng tiện gây ách tắc giao thông đƣờng bộ).
Câu 19 Công ty ƣu tiên mua hàng tại địa phƣơng trên địa bàn của công ty.
Câu 20 Công ty khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng địa phƣơng (VD: cung cấp thời gian lao động và chuyên môn, hoặc các giúp đỡ thiết thực khác).
Câu 21 Công ty có thƣờng xuyên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động cộng đồng địa phƣơng và dự án (VD: đóng góp từ thiện hoặc tài trợ).
CÁC CHÍNH SÁCH GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP
Câu 22 Các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng.
Câu 23
Công ty truyền tải giá trị cốt lõi tới khách hàng, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và các bên liên quan khác (VD: thông qua các bài thuyết trình bán hàng, tài liệu tiếp thị…).
Câu 24 Khách hàng nhận thức đƣợc các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty.
Câu 25 Ngƣời lao động nhận thức đƣợc các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty.
Câu 26 Công ty có đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi và các qui tắc ứng xử của doanh nghiệp.