Thực hiện thành công TNXH thì vai trò của báo chí, truyền thông rất quan trọng trong thay đổi thái độ và hành vi của ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Tại Việt Nam chúng ta, mới nhất báo chí đã đóng góp quan trọng trong vụ bồi thƣờng của công ty Vedan vì đã hủy diệt nguồn lợi thiên nhiên trên sông Thị Vải.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh của ngƣời dân thƣòng không kịp thời do không thể thƣờng xuyên, trực tiếp giám sát hoạt động doanh nghiệp. Sự phản ánh, đánh giá của báo chí thƣòng kịp thời và khách quan hơn. Nhờ đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc hoạt động tăng hiệu quả và phát huy hết thẩm quyền, trách nhiệm.
5.2.4. Xây dựng hệ thống đánh giá, khen thƣởng các Công ty có ý thức thực hiện TNXH
Cần có hệ thống đánh giá, bảng xếp hạng các Công ty thực hiện tốt và chƣa tốt các trách nhiệm XH. Từ đó có những hình thức khen thƣởng, động viên hoặc kỷ luật, nhắc nhở kịp thời. Hiện nay, đã có giải thƣởng trách nhiệm xã hội việt nam nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sáng tạo và hiệu quả trong 2 lĩnh vực lao động, môi trƣờng; hoặc triển khai các dự án và chƣơng trình sáng tạo, hiệu quả và bền vững nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhƣng chƣa thu hút đƣợc nhiều DN tham gia, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nƣớc.
5.3 Kết luận
Trong thời đại ngày nay, nếu mỗi nền kinh tế là một cơ thể sống thì mỗi doanh nghiệp là một tế bào. Một cơ thể chỉ có thể hoạt động tốt khi các tế bào khoẻ mạnh. Trách nhiệm xã hội là nguồn gốc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Các nhà quản trị thông qua quá trình thực hiện TNXH sẽ định hƣớng cho doanh nghiệp nắm bắt thời cơ và quản trị rủi ro tốt hơn. Trong tuỳ từng trƣờng hợp, từng doanh nghiệp cần căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của mình để cân bằng lợi ích xã hội và lợi ích của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của Công ty Điện lực Hải Dƣơng, cho thấy, trách nhiệm xã hội không chỉ là các hoạt động từ thiện, các hoạt động thực thi pháp luật, trách nhiệm xã hội phải xuất phát từ mọi khía cạnh hoạt động của công ty. Thực hiện tốt TNXH mang lại cho Công ty nhiều thuận lợi: hình ảnh doanh nghiệp đƣợc nâng cao; ngƣời lao động gắn bó, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp,...
TNXH phải bắt nguồn từ nhà lãnh đạo. Nếu các nhà lãnh đạo không có tầm nhìn, không tin tƣởng vào tầm quan trọng của TNXH, không chủ động đi
đầu, hỗ trợ các hoạt động thực thi TNXH , không thể hiện sự công bằng, chính trực trong công việc thì thực thi TNXH không thể thành công. Sự thành hay bại của các hoạt động thực thi TNXH cũng phụ thuộc lớn vào việc tạo dựng niềm tin, sự ủng hộ của khách hàng, CB CNV trong công ty, nhà đầu tƣ, chính quyền,...Cần thiết xây dựng TNXH dựa trên nền tảng sứ mệnh công ty. Để tạo điều kiện tốt cho các DN thực hiện TNXH cần có sự hỗ trợ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Các cơ quan này cần xác định trách nhiệm quản lý, định hƣớng, tránh buông lỏng mất kiểm soát trong công tác quản lý.
TNXH là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, trong ƣơng lai sẽ hoạt động rộng rãi và phổ biến hơn, do vậy các doanh nghiệp nói chung và công ty Điện lực Hải Dƣơng nói riêng cần nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc, phải tuân thủ các nguyên tắc trong kinh doanh.
Hạn chế của luận văn này là câu hỏi khảo sát chƣa nhiều, mẫu nghiên cứu nhỏ. Khi đánh giá việc thực hiện TNXH của công ty mới chỉ nhìn trên khía cạnh nội bộ (ngƣời lao động và các báo cáo SXKD), chƣa xem xét dƣới góc nhìn của các bên liên quan nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác, các tổ chức xã hội... và chƣa ƣớc lƣợng đƣợc việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Công ty Điện lực Hải Dƣơng sẽ tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ hội cho ngƣời nghiên cứu sau là thiết kế câu hỏi chi tiết hơn, khảo sát khách hàng và các bên liên quan và ƣớc lƣợng tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả của doanh nghiệp bằng phƣơng pháp thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng (2012), “Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về TNMT & PT bền vững gửi Ban Kỹ thuật - Tổng công ty Điện lực miền Bắc năm 2011”, Hải Dƣơng.
2. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng (2012), “Báo cáo báo cáo kết quả thực hiện chương trình tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và bán điện đến hộ dân nông thôn của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương năm 2011”, Hải Dƣơng.
3. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng (2012), “Báo cáo nhân sự của Công ty Điện lực Hải Dương năm 2007-2012”, Hải Dƣơng.
4. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng (2012), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Điện lực Hải Dương năm 2007-2012”, Hải Dƣơng
5. Đỗ Minh Cƣơng (2001), “Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Giang (2010), “Văn hoá Doanh nghiệp tại Công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương”, Tiểu luận thạc sỹ QTKD, ĐH Kinh Tế - ĐH
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đỗ Đình Nam, Nguyễn Nhƣ Ngọc, Nguyễn Thành Tƣ (2010), “Nghiên cứu vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinammilk”, Đề tài khoa học cấp trƣờng của trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
8. Nguyễn Thị Thu Trang (2008), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam”, (http://www.doanhnhan360.com).
WEBSITE
9. Trần Anh (2009), “Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://www.dangcongsan.vn).
10. Carroll Archie (1999), “Corporate social responsibility: evolution of a definitional construct”, Business & Society, Vol.38 (3), pp. 268-295. 11. Carroll, A. B. (1979), “A three-dimensional conceptual model of
corporate Performance”, Academy of Management Review.
12. Nguyễn Hữu Dũng (2007), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam”, Diễn đàn trách nhiệm xã hội Việt Nam
13. Matthew J. Hirschland (2006), “Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global Public Plicy”, Hardcover, (Dec. 12, 2006).
14. European Union, (2010). “CSR awareness raising questionnaire”, http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sustainable-
business/files/csr/campaign/document ation/download/questionaire_en.pdf
15. http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=336&ite mid=4666
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT Số hiệu Nội dung
1 Phụ lục 01 Phiếu khảo sát ngƣời lao động
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính gửi quý Ông/Bà,
Tôi là Đỗ Thị Thu Thảo, học viên lớp cao họcQTKD3 QH-2010-E.CH Trƣờng Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đang thực hiện đề tài “Vấn đề nhận thức và thực hiện Trách nhiệm xã hội công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng”. Bảng hỏi dƣới đây là một phần trong nghiên cứu này. Kính mong quý Ông/Bà dành thời gian trả lời các câu hỏi dƣới đây. Mọi thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ đƣợc bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà.
Mọi thắc mắc về phiếu khảo sát & trả lời xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: Đỗ Thị Thu Thảo
Học viên lớp QTKD3 QH-2010-E.CH Trƣờng Đại Học Kinh tế - Đại học QGHN
Mobile: 096 899 5599 Email: ms.thaodo@gmail.com
Phần 1: Thông tin cá nhân & hiểu biết về Trách nhiệm xã hội
(Vui lòng khoanh tròn vào phương án lựa chọn)
Câu 1: Ông/bà làm việc trong khu vực nào?
a. Khối phòng ban b. Khối phụ trợ c. Khối Điện lực
Câu 2: Trình độ học vấn của ông/bà
a. Trung cấp, cao đẳng b. Đại học
c. Sau đại học
Câu 3: Ông/bà đã làm việc tại Công ty ĐL Hải Dƣơng đƣợc bao lâu?
a. Dƣới 5 năm b. 5 – 10 năm c. 10 – 15 năm d. Trên 15 năm
Câu 4: Ông/bà đã từng nghe về trách nhiệm xã hội nói chung?
a. Đã từng nghe về vấn đề này b. Chƣa từng nghe về vấn đề này
Câu 5: Ông/bà có đồng ý với nhận định “Để tồn tại và phát triển bền vững lâu dài, doanh nghiệp cần hành xử có trách nhiệm và đạo đức đối với người lao động, các bên liên quan, môi trường, xã hội trong mọi hoạt động của mình”
a. Hoàn toàn đồng ý b. Đồng ý
c. Không đồng ý
d. Hoàn toàn không đồng ý
Câu 6: Ông/bà biết đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua
a. Từ Công ty ĐL Hải Dƣơng
b. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng c. Khác
Câu 7: Theo ông/bà chúng ta nên quan tâm đến trách nhiệm là do (có thể chọn nhiều phƣơng án)
a. Áp lực cộng đồng
b. Công ty tự nhận thức trách nhiệm của mình với xã hội c. Do nghĩa vụ pháp lý, quy định nhà nƣớc
d. Khác
Câu 8: Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, lĩnh vực quan trọng nhất mà Công ty ĐL Hải Dƣơng nên hƣớng đến là:
a. Kinh tế b. Nhân văn c. Đạo đức d. Pháp lý
Câu 9: Theo Ông/bà việc thực hiện TNXH sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến những vấn đề sau: Tác động mạnh Tác động bình thƣờng Không tác động
Nâng cao hình ảnh của Doanh nghiệp Doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ Tiết kiệm chi phí
Quản lý tốt hơn các rủi ro
Thu hút, giữ chân nhân sự tài năng Thu hút các nhà đầu tƣ
Tăng khả năng cạnh tranh Tăng sự hài lòng của khách hàng
Câu 10: Theo ông/bà, những khó khăn khi thực hiện TNXH là gì? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
a. Thiếu vốn b. Thiếu nhân lực
c. Thiếu sự khuyến khích các bên liên quan
d. Không đạt đƣợc lợi ích mong đợi từ việc thực hiện TNXH e. Trở ngại khác
Phần 2: Thực thi trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp
Bảng hỏi đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn về thực hiện TNXH của liên minh châu Âu. Đối với mỗi nhận định sau về đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN), hãy đánh dấu “X” với sự lựa chọn của ông/bà. Thang đánh giá 5 bậc tƣơng ứng nhƣ sau: 1 = chƣa nhận thức đƣợc, 2 = đã nhận thức đƣợc nhƣng chƣa thực hiện, 3 = đã lên kế hoạch thực hiện, 4 = đã thực hiện một phần, 5 = đã thực hiện toàn bộ.
Các chính sách tại nơi làm việc
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá trung bình
1 2 3 4 5
1
Công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (VD: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…).
2
Công ty có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử dƣới mọi hình thức cả tại nơi làm việc và thời điểm tuyển dụng (VD: với phụ nữ, các mối quan hệ gia đình…).
3 Công ty có tham khảo ý kiến của ngƣời lao động trong những vấn đề quan trọng.
4
Công ty có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của ngƣời lao động tại nơi làm việc.
5
Công ty có tạo điều kiện cho ngƣời lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tƣ (VD: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…).
Các chính sách về môi trƣờng
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
6 Công ty cố gắng giảm thiểu tác động đến môi trƣờng trên các mặt:
o Tiết kiệm năng lƣợng;
o Giảm thiểu rác thải và tái chế;
o phòng ngừa ô nhiễm (VD: lƣợng khí thải vào không khí và nƣớc, xả nƣớc thải, tiếng ồn)?;
o Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên;
7
Công ty tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thiểu tác động lên môi trƣờng (VD: bằng cách tái chế, giảm tiêu thụ năng lƣợng, ngăn ngừa ô nhiễm).
8
Công ty có xem xét đến các tác động với môi trƣờng khi phát triển sản phẩm và dịch vụ mới (VD: đánh giá năng lƣợng sử dụng, tái chế hoặc phát sinh ô nhiễm).
9
Công ty có cung các thông tin rõ ràng, chính xác về môi trƣờng trong sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động của mình với khách hàng, các nhà cung cấp, cộng đồng địa phƣơng.
10
Công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ bền vững (VD: sản phẩm có thể tái sử dụng, tính hiệu quả năng lƣợng).
Các chính sách về thị trƣờng STT Các vấn đề Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 11 Công ty có chính sách để đảm bảo sự trung thực và chất lƣợng trong tất cả các hợp đồng, giao dịch và quảng cáo của mình (VD: chính sách mua hàng công bằng, các quy định bảo vệ ngƣời tiêu dùng).
12
Công ty có cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và ghi nhãn về sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả nghĩa vụ sau bán hàng của mình.
13 Công ty đảm bảo thanh toán kịp thời đúng hạn các hóa đơn cho nhà cung cấp.
14
Công ty có qui trình để đảm bảo thông tin phản hồi hiệu quả, tƣ vấn và / hoặc đối thoại với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh.
15
Công ty tiếp nhận và giải quyết mọi khiếu nại cho khác hàng, nhà cung cấp và đối tác.
16
Công ty làm việc cùng các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác để giải quyết các vấn đề phát sinh nêu ra bởi doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Các chính sách với cộng đồng
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
17
Công ty tạo những cơ hội tập huấn cho ngƣời dân bản địa trên đại bàn của doanh nghiệp (VD: đào tạo nghề, kinh nghiệm làm việc cho thanh niên và những nhóm chịu thiệt thòi).
18
Công ty có những cuộc đối thoại mở với cộng đồng địa phƣơng về các vấn đề đối lập, tranh cãi và các vấn đề nhạy cảm có liên quan đến doanh nghiệp (VD: thu gom rác thải ngoài cơ sở, các phƣơng tiện gây ách tắc giao thông đƣờng bộ). 19 Công ty ƣu tiên mua hàng tại địa phƣơng
trên địa bàn của công ty.
20
Công ty khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng địa phƣơng (VD: cung cấp thời gian lao động và chuyên môn, hoặc các giúp đỡ thiết thực khác).
21
Công ty có thƣờng xuyên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động cộng đồng địa phƣơng và dự án (VD: đóng góp từ thiện hoặc tài trợ).
Các chính sách phát triển giá trị doanh nghiệp
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
22 Các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng.
23
Công ty truyền tải giá trị cốt lõi tới khách hàng, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và các bên liên quan khác (VD: thông qua các bài thuyết trình bán hàng, tài liệu tiếp thị…).
24 Khách hàng nhận thức đƣợc các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty.
25 Ngƣời lao động nhận thức đƣợc các giá trị và quy tắc ứng xử của công ty.
26
Công ty có đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi và các qui tắc ứng xử của doanh nghiệp.