Tuyến trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng dứa mô đun phòng trù sâu bệnh hại dứa (Trang 41)

C. Ghi nhớ

4. Tuyến trùng

4.1. Đặc điểm của tuyến trùng

Trên các vùng trồng dứa thường gặp các loại tuyến trùng au đ :

+ Pratylenchulus brachyurus: Là loài gây hại mạnh nhất đối với dứa.

+ Meloidogyne incognita: ương đối phổ biến nhưng chỉ gây hại ở những

ruộng vụ trước trồng c lương thực, cây thực phẩm.

+ Helicotylenchus diphtera: Gây hại không đáng kể.

+ Griconemoides onoeusis: Ít phổ biến.

4.2. Triệu chứng gây hại

Tuyến trùng chích hút làm ưng rễ hoặc làm rễ bị thối đ n, c inh trưởng chậm, yếu ớt. Lá bị úa đỏ, năng suất và phẩm chất trái đều giảm (hình 5.2.12). Ngoài ra, vết chích hút ở rễ c n giúp đường cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhập và phá hoại rễ.

+ Pratylenchulus brachyurus: Khi bị tấn công, rễ dứa có ít hoặc không có lông hút (hình 5.2.13), vết thương bị hoại tử xuất hiện ở trên lá.

Hình 5.2.13.Pratylenchulus brachyurus

gây hại trên rễ dứa

+ Meloidogyne incognita: Biểu

hiện có nốt sần trên rễ (hình 5.2.14).

Hình 5.2.14Meloidogyne incognita gây

hại trên rễ dứa

4.3. Biện pháp phòng trừ

Luân canh dứa với các loại cây trồng hàng rộng (sắn, đậu đỗ, mía,...).

Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư thực vật, đất được phơi nắng trước khi trồng ít nhất một tháng.

Phun thuốc chung quanh các gốc dứa bị tuyến trùng gây hại.

Có thể dùng các loại thuốc tr tuyến trùng như: Nemagon (DBCP) và Dichloro propane (DD) ở giai đoạn 1 ngà trước khi trồng, tiêm 25 lít DBCP/ha ở độ sâu 20cm và 400 lít DD/ha ở độ sâu 30cm. Khoảng 4 tháng sau khi trồng tiêm 15 lít DBCP/ha ở độ sâu 20cm. Ngoài ra, có thể rải Furadan 30kg/ha.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng dứa mô đun phòng trù sâu bệnh hại dứa (Trang 41)