C. Ghi nhớ
2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước
2.2 Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường nước
2.2.1. Đo độ pH
* Đo bằng máy
Bước 1:
+ Lắp điện cực vào máy + Mở máy bằng nút on-off
+ Hiệu chỉnh máy (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Hình 2.2.7. Máy đo pH Schott
Bước 2:
+ Bỏ đầu điện cực vào trong môi trường cần đo
+ Mở máy bằng nút on-off
+ Chờ khoảng ½ phút, cho số trên màn hình hiển thị đứng yên
Bước 3:
+ Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình
Bước 4: Bảo quản điện cực
Rửa điện cực bằng nước sạch, lau khô bằng vải mềm.
Hình 2.2.9. Bảo quản điện cực
* Đo bằng giấy quỳ (giấy đo pH)
Giấy quỳ dễ sử dụng, giá cả phù hợp, tuy nhiên đo bằng giấy quỳ sai số tương đối lớn. Khi sử dụng giấy quỳ nên chú ý hạn sử dụng của giấy.
Hình 2.2.10. Giấy đo pH
Bước 1: Dùng tay xé 1 tấm (hay 1 đoạn giấy quỳ, dài 2 - 4cm)
Bước 2: Nhúng mẫu giấy quỳ vào môi trường nước cần đo (nước thấm vào 2/3 giấy qùy)
Bước 3: Để ráo mảnh giấy quỳ, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5-10 giây
Bước 4: Đọc kết quả
- Đặt mẫu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so.
- Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy
Hình 2.2.12. So màu
2.2.2. Đo ôxy hòa tan
* Đo Ôxy bằng O2 Test
Hình 2.2.13. Test đo ôxy
Bước 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng nước mẫu cần kiểm tra.
Bước 2: Lấy mẫu nước
- Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trước khi đưa xuống ao lấy nước.
- Đưa lọ đến độ sâu cần đo ôxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nước chảy vào đầy tràn lọ, đậy nắp lọ lại. Sau đó đưa lọ lên bờ để chuẩn bị chuẩn ôxy.
Hình 2.2.15. Cho nước vào lọ
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu nước
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
Hình 2.2.16. Nhỏ lọ thuốc thử số 1 vào mẫu nước
- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
Chú ý lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
Hình 2.2.77. Nhỏ lọ thuốc thử số 2 vào mẫu nước
Bước 4. Đậy nắp và lắc mẫu
- Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều, nước trong lọ thử đổi màu.
- Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không có bọt khí trong lọ.
Hình 2.2.18. Đậy nắp lọ, lắc đều
Bước 5: So màu, xác định hàm lượng ôxy trong nước.
- Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ oxy (mg/l).
- Đọc kết quả hàm lượng ôxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần giống với màu mẫu nước.
Hình 2.2.19. So màu
2.2.3. Đo nhiệt độ
- Dụng cụ đo nhiệt độ nước: nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế thủy ngân, có thang chia độ từ 0-50oC hay từ 0-100o
C.
- Vị trí đo: cách bờ 1-2m, độ sâu phụ thuộc vào tầng nước cần kiểm tra.
- Thời điểm đo: 6-7 giờ và 13-14 giờ mỗi ngày.
Bước 1: Đưa nhiệt kế về 0o
C
Cầm nhiệt kế vẩy mạnh nhiều lần, sau đó nhìn cột chia độ, nếu cột thủy ngân hay rượu ở mức 0oC trên thang chia độ thì tiến hành đo nhiệt độ nước.
Bước 2: Đo nhiệt độ nước
Đặt nhiệt kế vào nước ao nuôi, độ sâu tùy thuộc vào người nuôi muốn đo
nhiệt độ ở tầng nước nào trong ao. Hình 2.2.21. Đo nhiệt độ nước
Bước 3: Đọc kết quả
Sau 5-10 phút, nhìn vào vạch chia độ, nhiệt độ nước ao là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ (nhiệt kế rượu) hoặc xám bạc (nhiệt kế thủy ngân) của nhiệt kế.
Chú ý: Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong nước.
Hình 2.2.2. Đọc kết quả
2.2.4. Đo độ trong
Dụng cụ dùng để đo độ trong là đĩa đo độ trong (Đĩa Secchi)
* Mô tả: Đĩa hình tròn, làm bằng
vật liệu không thấm nước (inox, thiếc, tole...) đường kính từ 25 – 30 cm, mặt đĩa được sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau.
Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5
* Cách đo Bước 1:
- Thả đĩa đo độ trong xuống nước từ từ
- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng
Hình 2.2.24. Đặt đĩa đo độ trong vào nước
Bước 2:
Quan sát đĩa đến khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.
Hình 2.2.25. Quan sát màu sắc trên đĩa
Bước 3:
Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (hay thanh gỗ)
Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (hay thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nước.
* Đo độ trong bằng cách dùng lòng bàn tay
Có thể sử dụng đo độ trong bằng cách dùng lòng bàn tay, cách đo như sau:
Xòe bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay, ấn bàn tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay.
Khoảng cách từ mặt nước đến bàn tay chính là độ trong của ao (Khoảng cách này được tính bằng cm).
Hình 2.2.27. Đo độ trong bằng lòng bàn tay
2.2.5. Đo độ mặn
* Dụng cụ đo: Khúc xạ kế
Độ mặn nuôi cá rô phi, cá diêu hồng tốt nhất không vượt quá 10 o
/oo. Để đo độ mặn có thể sử dụng khúc xạ kế để đo.
Hình 2.2.28. Khúc xạ kế
* Các bước thực hiện
Bước 1: Cho 1-2 giọt nước mẫu
vào giữa gương nhận mẫu nước.
Bước 2: Đậy nắp nhựa.
Hình 2.2.30. Đậy nắp nhựa
Bước 3: Hướng khúc xạ kế về phía
ánh sáng (mặt trời hoặc đèn), nhìn vào mắt đọc kết quả.
Hình 2.2.31. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng
Bước 4: Đọc trị số ở vị trí ranh giới
giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước.
Hình 2.2.32. Đọc kết quả
Để đo độ kiềm trong nước có thể dùng bộ test kiềm để kiểm tra. Trong hộp test kiềm có:
- Lọ rỗng có chia vạch 5ml – 20ml: 1 lọ
- Dung dịch thuốc thử I: 1 lọ - Dung dịch thuốc thử II: 1 lọ Trong ao nuôi độ kiềm tốt nhất nên duy trì > 50ppm (mg/l)
Hình 2.2.33. Hộp test kiềm
* Các bước đo độ kiềm
Bước 1: Rửa sạch lọ bằng nước cần
đo
Bước 2: Lấy 10ml nước cần kiểm tra.
Hình 2.2.34. Lấy 10ml nước cần kiểm tra
Bước 3: Cho vào 3 giọt dung dịch I
nước sẽ chuyển sang màu xanh sáng.
Bước 4: Vừa lắc đều lọ vừa cho
dung dịch II vào đến khi dung dịch trong lọ chuyển sang màu đỏ.
Bước 5: Tính kết quả
Đếm tất cả số giọt của dung dịch 2 đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ được kết quả của tổng độ kiềm
Hình 2.2.36. Cho dung dịch II vào
Bước 6: Tính kết quả
Đếm tất cả số giọt của dung dịch 2 đã sử dụng rồi nhân với 18, ta sẽ được kết quả của tổng độ kiềm.
2.2.7. Đo NH3
- Khí amoniac (NH3) được sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước như xác tảo chết, thức ăn thừa…
- Khi pH nước tăng, NH3 được tạo thành nhiều hơn, càng gây độc cho cá: ức chế sự sinh trưởng bình thường của cá nuôi; giảm khả năng chống bệnh.
- Hàm lượng NH3 nên duy trì trong quá trình nuôi nhỏ hơn 0,1mg/l.
- Dùng test NH3 để kiểm tra
Hình 2.2.37. Test NH3
Trong hộp test NH3 có: 1 ống nghiệm rổng có chia vạch 5 – 10ml; 1 lọ chứa dung dịch thuốc thử I; 1 lọ chứa dung dịch thuốc thử II.
* Cách đo:
Bước 1: Rửa ống nghiệm vài lần
bằng nước cần kiểm tra
Bước 2: Cho nước cần kiểm tra vào
Bước 3: Nhỏ vào 5 giọt thuốc thử I,
lắc đều
Hình 2.2.39. Nhỏ dung dịch I vào mẫu nước
Bước 4: Nhỏ tiếp vào 5 giọt thuốc
thử II, lắc đều.
Hình 2.2.40. Nhỏ dung dịch II vào mẫu nước
Bước 5: Sau khoảng 10 phút so
màu nước trong ống nghiệp với thang màu chuẩn. tìm màu chuẩn giống hoặc gần giống màu nước trong ống nghiệm.
Bước 6: Đọc kết quả ghi trên ô màu
chuẩn.
Hình 2.2.41. Đọc kết quả