C. Ghi nhớ
3. Vệ sinh lồng,bè
3.1. Vệ sinh khung gỗ
Cọ rửa sạch khung và khử trùng khung bằng Chlorua canxi, pha nồng độ 5% (pha 1kg Chlorua canxi với 20 lít nước được nồng độ 5%) quét đều toàn bộ lồng nuôi.
Sau khi phun xong, phơi khô lồng nuôi từ 1 - 2 ngày, rửa
sạch lồng trước khi nuôi cá. Hình 2.7.11. Chất khử trùng Clorua caxi
3.2. Vệ sinh lưới
Dùng dung dịch chlorine để ngâm lưới trước khi sử dụng.
Pha chlorine nồng độ 100- 200ppm, cho lưới vào dung dịch này, ngâm khoảng 30 phút để khử trùng lưới.
Hình 2.7.12. Chất khử trùng lưới chlorine
* Cách Pha chlorine:
Ví dụ: Tính lượng chlorine cần hòa tan với 50 lít nước để có dung dịch nước chlorine nồng độ 100ppm để sát trùng lưới
Bước 1: Cho 50 lít nước sạch vào vật chứa: Thau, chậu Bước 2: Tính và cân lượng chlorine cần dùng:
- Đổi 100ppm = 100mg/l nghĩa là mỗi lít nước hòa tan với 100mg chlorine - Vậy: 50 lít nước cần 100mg/l x 50 lít = 5000mg = 5g chlorine
Bước 3: Cho từ từ chlorine vào vật chứa nước.
Sau khi ngâm, vớt lưới, xả lại bằng nước sạch và phơi khô lưới trước khi sử dụng.
Hình 2.7.13. Lưới đã được phơi khô sau khử trùng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
1.1. Nêu một số trường hợp hư hỏng của lồng, bè nuôi cũ 1.2. Trình bày cách vệ sinh lồng, bè.
2. Bài thực hành
2.1. Bài thực hành 2.7.1. Tu sửa lồng, bè nuôi cũ
2.2. Bài thực hành 2.7.2. Sát trùng lồng lưới bằng chlorine
C. Ghi nhớ
Trước khi nuôi cá, lồng, bè cũ phải được: - Kiểm tra kỹ và sửa chữa hư hỏng;
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun
1. Vị trí
Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trình độ sơ cấp, được học trước các mô đun Chuẩn bị ao, bè nuôi; Quản lý ao nuôi, bè nuôi; Phòng trị bệnh và Thu hoạch cá diêu hồng, cá rô phi.
Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên.
2. Tính chất