C. Ghi nhớ
3. Tổ chức di chuyển
Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ, vật tư và chọn được thời điểm di chuyển bè ta tiến hành buộc dây thừng vào khung ngang của bè và trục kéo của phương tiện tàu kéo.
Phương tiện tàu kéo khởi động và vận tốc tăng từ từ. Người điều khiển phương tiện cần điều khiểu theo đúng luật giao thông đường thủy để tránh va chạm với các phương tiện
đường thủy khác. Hình 2.5.1.Kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu Những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là: kéo lồng, bè ngược dòng chảy, dòng chảy quá mạnh, thủy triều xuống quá thấp, không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo.
Các sự cố khi va trạm vào bãi đá gầm, cồn cát, tàu thuyền khác cần liên hệ với đội cứu hộ nơi gần nhất. Khi va chạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố và đợi cứu hộ trợ đến trợ giúp.
4. Cố định lồng, bè
4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Cây làm neo: Sử dụng bạch đàn tươi, chiều dài 4 – 10m; đường kính 10 - 15cm. Cây được đẽo nhọn một đầu để cắm xuống đáy sông, hồ. Số lượng cây cần thiết cho một cụm lồng, bè 8 – 10 ô lồng cần 6– 8 cây.
- Neo sắt: loại neo hàn nặng 50kg, cụm lồng bè có 8 - 10 ô lồng thường dùng 4 - 6 neo xuống đáy sông, hồ.
- Dây neo: Dùng dây thừng có đường kính Ф 32 – 35mm; dài từ 100 - 500m/dây; số lượng dây neo tương ứng neo và cọc neo.
- Đầu đóng: làm bằng sắt hay inox, Ф 15cm, dài 35 - 40cm.
- Neo bằng khối bê tông 15 – 20 kg/viên, số lượng mỗi dây neo cần khoảng 5 – 10 khối để làm chìm dây neo xuống nước tránh tàu thuyền đi lại.
- Dây buộc đá neo: dây sợi cước, dây nilon, Ф 15cm.
- Tàu gỗ để di chuyển và đứng thả neo cũng như cắm cọc neo.
4.2. Xác định địa điểm cố định
4.2.1. Xác định hướng dòng chảy
Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng dòng chảy lên và xuống của thủy triều, chiều dài xuôi theo hướng của dòng chảy.
4.2.2. Xác định hướng gió
Xác định hướng gió mạnh và thường xuyên có ảnh hưởng đến vị trí cố định của lồng bè và độ bền của lồng bè. Cần xác định hướng gió thường xuyên và mạnh để cố định lồng bè theo hướng của hướng gió mạnh nhất trong năm. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng gió thường xuyên và mạnh để tăng chịu lực cho lồng bè nuôi.
4.3. Thực hiện cố định
4.3.1. Cố định lồng, bè bằng neo
Một cụm lồng gồm 10 ô lồng thường dùng 4 - 6 neo xuống đáy sông, hồ để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo ở những nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo. Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè.
Thả neo ở 4 góc của hệ thống lồng, bè nên tăng cường thêm dây neo hướng nước chảy mạnh và hướng gió, bão trong năm. Dây neo bằng dây thừng có đường kính từ 32 – 35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100 - 500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15 - 20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo.
4.3.2. Cố định lồng, bè bằng cọc gỗ (nọc gỗ)
Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 90 - 100mm, dài 3,5 - 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m, nghiêng một góc 450
đối diện với hướng của dây neo.
Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ф 32 – 35mm. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định
lồng bè bằng neo. Hình 2.5.3. Đóng cọc neo bằng gỗ
4.4. Các loại nút thường dùng để cố định
Cột dây thừng vào vòng khoen của neo bằng nút buộc neo.
Để đảm bảo dây không bị tuột, có thể thắt một nút ở đầu dây
Hình 2.5.4. Nút buộc neo
Nút an toàn
Hoặc sử dụng nút thắt cổ
Hình 2.5.5.Nút thắt cổ
Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây trên bờ bằng nút thuyền chài.
Hình 2.5.6. Nút thuyền chài
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
1.1. Trình bày cách di chuyển lồng, bè. Các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận chuyển lồng bè và biện pháp xử lý. 1.2. Trình bày cách cố định lồng, bè 2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 2.5.1. Di chuyển lồng, bè 2.2.Bài thực hành 2.5.2. Cố định lồng, bè C. Ghi nhớ
- Để di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi an toàn phải lựa chọn thời gian thích hợp. - Lồng bè được cố định đảm bảo đúng: vị trí, hướng gió, dòng chảy và chắc chắn.
Bài 6. L P LƯỚI VÀO KHUNG Mã bài: MĐ 02-06
Giới thiệu:
Lồng lưới là nơi lưu giữ cá trong suốt quá trình nuôi, lồng lưới khi lắp vào khung phải đảm bảo chắc chắn, lưới căng, thịt lưới không bị dồn lại, vật cố định lồng đủ trọng lượng để lưới lồng không nổi và không bị trôi dạt khi nước chảy mạnh.
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước lắp lưới vào khung lồng; - Thực hiện được công việc lắp lưới vào khung lồng.
A. Nội dung