C. Ghi nhớ
3. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá
3.3. Trình tự các bước thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhậnvà trả kết quả của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
1.1. Trình bày yêu cầu của khu vực sông, hồ đặt lồng, bè nuôi cá
1.2. Nêu yêu cầu của môi trường nước đặt lồng, bè nuôi diêu hồng, cá rô phi.
2. Các bài tập thực hành
Bài thực hành 2.2.1. Khảo sát địa điểm đặt lồng, bè
Bài thực hành 2.2.2. Đo các yếu tố môi trường nước nơi đăỵ lồng, bè C. Ghi nhớ
Đoạn sông thích hợp để đặt bè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phải thẳng, phía trên nguồn nước thải, nước ô nhiễm, đảm bảo luồng lạch giao thông, không gần các công trình thủy, cấm neo đậu phương tiện vận tải thủy, độ sâu đủ để đáy sông cách đáy bè ít nhất 0,5m, đáy bùn pha cát, đất mềm hay bùn dẻo.
Các chỉ tiêu môi trường nước thích hợp: Độ pH = 6,5 – 8,5
Hàm lượng oxy hòa tan > 4mg/l Độ kiềm: 40 - 120mg/l NH3 < 0,1mg/l Độ mặn < 10o /oo Nhiệt độ: 24 - 320 C Độ trong: 25 - 40cm
Bài 3. CHỌN KIỂU LỒNG, BÈ VÀ V T LIỆU Mã bài: MĐ 02-03
Giới thiệu:
Lồng, bè nuôi cá rất đa dạng về kích thước, kiểu dáng cũng như vật liệu để làm lồng, bè. Tùy vào điều kiện môi trường, khả năng quản lý, điều kiện kinh tế và các loại vật liêu sẵn có, người nuôi có thể xây dựng lồng, bè nuôi cá đơn giản hay phức tạp….sao cho hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất.
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiểu lồng, bè và các loại vật liệu để lắp ráp lồng, bè. - Chọn được kiểu lồng, bè với qui cách và vật liệu phù hợp.
A. Nội dung
1. Chọn kiểu lồng, bè ( Hình dạng, kích thước, vật liệu)
1.1. Lồng nuôi
Hình thức nuôi trong lồng lưới hiện đang được phổ biến đặc biệt là ở các tỉnh ở phía Bắc, do vật liệu làm lồng dễ tìm, chi phí để làm lồng nuôi thấp hơn nhiểu so với bè nuôi làm bằng gỗ.
Lồng nuôi thường là hình vuông hay hình chữ nhật. Mỗi cụm lồng có từ 6 - 12 ô lồng, đối với hộ gia đình cụm lồng phù hợp nhất là cụm lồng có 9 – 10 ô lồng trong đó 7- 8 ô lồng nuôi, 2 ô làm chòi bảo vệ, kho chứa và lán sàn sinh hoạt.
1.2. Bè nuôi
Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời.
1.2.1. Nhóm bè tạm thời:
- Kích thước nhỏ, được đóng bằng các nẹp gỗ hay tre. Mặt bè có nắp để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá.
- Bè thường đặt trên sông, hồ nước tỉnh. Công trình phụ trên bè đơn giản hoặc không có.
Hình 2.3.2. Bè tạm thời
1.2.2. Nhóm bè kiên cố:
- Bè được đóng bằng gỗ tốt, chịu nước như: sao, vên vên, căm xe, chò chỉ, dầu... một số thiết kế bằng các loại vật liệu mới như ximăng, lưới thép.
- Loại bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện sóng gió, nước chảy và khá bền, có khi tới 50 năm.
- Trên bè có xây công trình phụ
nhà ở, nhà kho...
Hình 2.3.3. Bè kiên cố
1.3. Kích thước lồng, bè
Loại lồng, bè
Kích thước: dài x rộng x cao (m) Độ sâu nước (m) Thể tích bè (m3) Nhỏ 2 x 2 x 1 3 x 4 x (1,5-2) (6-8) x (3-5) x (2,5-3,5) 0,8 1,2-1,5 2 4 18 20-100 Trung bình (9-12) x (4-9) x (3-3,5) 2,5-3 100-500 Lớn (12-30) x (9-12) x (4-4,5) 3,5-4 500-1.600
2. Chọn vật liệu làm khung
2.1. Chọn loại gỗ
- Bè kích thước lớn, kiên cố, gỗ làm khung bè là gỗ tốt như sao, vên vên với các qui cách thích hợp.
- Bè nhỏ, gỗ làm khung bè có thể được tìm tại địa phương như bạch đàn, tre... - Gỗ phải đúng quy cách, khô, thẳng, không được nứt, cong vênh, mối mọt.
Chọn qui cách gỗ
Gỗ vuông: Gỗ vuông để làm trụ đứng, đà ngang, đà dọc, quy cách 8cm x 8cm hoặc 15cm x 15cm.
Gỗ ván: Ván để đóng đáy, hông bè, rộng từ 20cm - 30cm, dày từ 1,5cm - 3cm.
Gỗ nẹp: Nẹp để đóng đầu, hông, mặt bè, rộng từ 5cm - 8cm, dày từ 0,8cm - 1cm.
2.2. Chọn sắt, thép
- Vài năm trở lại đây, do gỗ khá đắt và ngày càng khan hiếm, sử dụng khung tre lại chóng hỏng. Nhiều địa phương nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đã dùng ống thép mạ kẽm 42 hoặc thép V5 để làm khung lồng.
- Khung lồng bằng thép giá thành thấp, thời gian sử dụng tương đối dài, nên loại khung này ngày càng được
nhiều người người sử dụng Hình 2.3.4. Ống thép mạ kẽm
2.3. Chọn tre, nứa
- Tre, nứa nguyên cây, đường kính trung bình từ 10-15cm.
- Tre, nứa già, thẳng, không nứt, dập, không chênh lệch nhiều về đường kính ở phần ngọn và gốc.
3. Chọn loại lưới