- Giúp Hiệu Trưởng nắm vững ý nghĩa và cách thức chỉ đạo công tác kiểm tra 3.2.7.2 Nội dung và cách thức tiến hành :
3.2.7.2.1.1. Kiểm tra toàn diện giáo viên:
Hằng năm, Hiệu trưởng kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số giáo viên của trường. Việc kiểm tra toàn diện giáo viên dựa vào 4 nội dung sau:
3.2.7.2.1.1.1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm: Xem xét và đánh giá hai mặt: - Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy.
- Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp.
3.2.7.2.1.1.2. Việc thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra các mặt sau: - Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.
- Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định.
- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh. - Tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
- Đảm bảo thực hành, thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm mới. Thực hiện các tiết thực hành theo quy định của phân phối chương trình bộ môn.
- Bảo đảm các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn - Tự bồi dưỡng và tham gia các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ. - Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm.
3.2.7.2.1.1.3. Kết quả giảng dạy, giáo dục: Được thể hiện qua:
- Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học ( Đối với những môn đánh giá bằng nhận xét) của học sinh từ đầu năm học tới thời điểm kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của ban kiểm tra. - Kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà giáo viên dạy. - Mức độ tiến bộ của học sinh so với lúc giáo viên mới nhận lớp. 3.2.7.2.1.1.4. Việc tham gia các công tác khác :
- Công tác chủ nhiệm ( đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm) - Tham gia giáo dục đạo đức học sinh, nhất là trong lớp mình dạy. - Thực hiện các công tác khác được phân công.
Ngoài việc kiểm tra tòan diện của giáo viên theo quy định của Ngành, trong trường tiểu học, tất cả giáo viên đều được kiểm tra đánh giá xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ định kỳ một lần trong năm học nhằm quản lý và động viên, giúp đỡ giáo viên phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Nội dung đánh giá xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên bao gồm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên.
3.2.7.2.1.2Kiểm tra xếp lại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên:
* Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục được kiểm tra và đánh giá theo 3 tiêu chí :