Các quy định vềkiểm tra, thanh tra thuế GTGT

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

Nhóm quy định pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế được quy định tại Chương X Luật Quản lý thuế 2006 gồm 4 mục, từ Điều 75 đến Điều 91. Các quy định của Luật Quản lý thuế đã làm rõ một số nội dung sau:

Một là, quy định những nguyên tắc cơ bản của việc kiểm tra, thanh tra thuế

như sau:

- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.

- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc kiểm tra, thanh tra thuế thực hiện trên nguyên tắc phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, từ đó đánh giá, lựa chọn và xác định đối tượng có khả năng vi phạm pháp luật thuế để kiểm tra, thanh tra chứ không kiểm tra, thanh tra một cách dàn trải.

Hai là, Pháp luật về quản lý thuế cũng đã có sự phân biệt giữa kiểm tra và

69

tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của cơ quan thuế nhằm mục đích đánh giá tính đầy đủ, chính xác của thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được diễn ra chủ yếu tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. Trong trường hợp người nộp thuế không tự giác sửa đổi, bổ sung những sai sót mà cơ quan quản lý thuế đã yêu cầu thì cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở chính của người nộp thuế. Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra đối tượng thuế ở mức độ cao hơn và toàn diện hơn. Thanh tra thuế là hoạt động định kỳ đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hoặc trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo hay theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ba là, quy định hình thức của kiểm tra thuế. Kiểm tra thuế bao gồm kiểm tra

tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế và kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. - Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế. Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ tài liệu hoặc khai chưa đủ các chỉ tiêu thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được giảm, được miễn, được hoàn, …cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông

70

tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78: người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan quản lý thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp và các trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định. Điều 79, 80 Luật Quản lý thuế cũng quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế. Về thủ tục, việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở do Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ban hành. Luật Quản lý thuế và các văn bản hương dẫn thi hành quy định khá chi tiết, rõ ràng về trình tự, thủ tục thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, cách thức lập và nội dung biên bản kiểm tra thuế và việc xử lý kết quả kiểm tra thuế.

Bốn là, các nội dung về thanh tra thuế được quy định tại mục 3 chương X

Luật Quản lý thuế 2006.

Điều 81 quy định thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp sau: Thanh tra định kỳ một năm không quá một lần đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế và thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thứ nhất, Điều 77 Luật Quản lý thuế về kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản

lý thuế có quy định gửi Quyết định kiểm tra thuế cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc. Điều này là không cần thiết vì việc kiểm tra tại cơ quan

71

thuế là thường xuyên và không cần thông báo cho người nộp thuế. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã bỏ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 77 nêu trên.

Thứ hai, Điều 78 Luật Quản lý thuế vềkiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

quy định khi kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì cơ quan thuế phải ra quyết định, nhưng lại không có quy định về thời hạn gửi quyết định kiểm tra.Khắc phục điều này, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 78 như sau: Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 78 quy định nguyên tắc kiểm tra thuế theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định. Nguyên tắc thực hiện kiểm tra thuế dựa theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; lựa chọn theo ngành nghề, quy mô, địa bàn để kiểm tra; hoặc đối với các trường hợp trong thực tế phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật như kiểm tra sử dụng (mua - bán) hoá đơn, kiểm tra chống gian lận đầu cơ về giá cả hoặc trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán kho hàng, tài sản…

Đối với các trường hợp trên, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không quá một lần trong một năm. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm để ngành thuế triển khai các chương trình kiểm tra sự tuân thủ hàng năm khi phân tích, đánh giá chung về hành vi tuân thủ pháp luật của từng nhóm người nộp thuế, phòng chống hiện tượng cơ quan thuế chủ quan, thiếu căn cứ trong việc xác định danh sách đối tượng cần được kiểm tra, thanh tra thuế;

72

đồng thời đảm bảo kiểm soát được mục đích kiểm tra, tránh lạm dụng, tiêu cực hoặc gây phiền hà người nộp thuế.

Kinh nghiệm các nước trên thế giới và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như OECD, IMF, B cho thấy, để giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế một cách khách quan, đảm bảo việc kiểm tra đúng đối tượng, nội dung, tránh gây phiền hà nhũng nhiễu doanh nghiệp thì cơ quan thuế cần có các chương trình kiểm tra tuân thủ theo tiêu thức đánh giá rủi ro và theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm.Các sửa đổi, bổ sung tại Điều 78 phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tình hình quản lý thực tế, giúp cơ quan thuế áp dụng phương pháp quản lý phù hợp với phân loại người nộp thuế, kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lý phù hợp, tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra thuế. Qua đó đảm bảo sự hợp lý, chặt chẽ của thủ tục ra quyết định và gửi quyết định kiểm tra; đảm bảo công bằng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, giảm phiền hà cho người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)