Các quy định pháp luật về nộp thuế quy định thời hạn nộp thuế gắn với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để vừa đảm bảo phù hợp với tính chất của từng loại thuế vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra pháp luật cũng quy định về các trường hợp gia hạn nộp thuế, giải quyết khó khăn cho các đối tượng nộp thuế rơi vào các trường hợp pháp luật quy định, đồng thời quy định này cũng khuyến khích người nộp thuế tự giác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi đã khắc phục khó khăn. Việc quy định thứ tự thanh toán các khoản tiền thuế theo hướng (1) tiền thuế nợ, (2) tiền thuế truy thu, (3) tiền thuế phát sinh, (4) tiền phạt vi phạm pháp luật thuế đã giúp người nộp thuế biết được nhiệm vụ thanh toán các khoản nghĩa vụ với NSNN, tránh rơi vào tình trạng chây ỳ, nợ đọng kéo dài và thuộc diện bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu
47
thuế. Trường hợp người nộp thuế thanh toán sai trình tự trên thì cơ quan quản lý thuế sẽ hạch toán lại và thông báo cho người nộp thuế biết. Ngoài ra, quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa cũng linh hoạt và cho người nộp thuế lựa chọn các phương án thích hợp.
Bên cạnh các ưu điểm trên, pháp luật về quản lý thuế còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, đồng tiền nộp thuế có thể bằng ngoại tệ theo quy định của chính
phủ. Tuy nhiên, quy định về tỷ giá ngoại tệ trong pháp luật quản lý thuế chưa thống nhất, chưa cụ thể, rõ ràng. Luật Quản lý thuế quy định: “Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ”. Trong nghị định hướng dẫn chi tiết Luật quản lý thuế không có quy định cụ thể về vấn đề này. Thông tư số 28/2011/TT-BTC quy định: “Khi người nộp thuế phát sinh thu nhập bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng tiền nộp thuế để thực hiện cho việc khai thuế, tính thuế”.
Hiện nay, quy định về tỷ giá ngoại tệ để quy đổi ra đồng tiền nộp thuế nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau và chưa được thống nhất. Khoản 3 Điều 7 Luật thuế GTGT về giá tính thuếquy định “… Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế”. Thông tư số 128/2008/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các nguồn thu NSNN qua kho bạc Nhà nước quy định: “Tất cả các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng tại thời điểm hạch toán”.
Tính chưa hợp lý trong quy định về tỷ giá ngoại tệ được thể hiện ở chỗ, khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ thường phải hạch toán theo hai loại tỷ giá. Một là, hạch toán theo đúng tỷ giá ngoại tệ thực tế của ngân hàng vào ngày mà Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch ngoại tệ để thanh toán và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, Khi khai thuế, tính thuế thì
48
DN phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập. Việc hạch toán theo quy định như trên dẫn đến phát sinh chênh lệch giữa kết quả sản xuất, kinh doanh thực tế và các chỉ tiêu khi kê khai tính thuế (doanh thu, chi phí, thu nhập), số thuế phải nộp không phản ánh đúng thực tế, đồng thời tăng chi phí kế toán của doanh nghiệp. [4, 73]
Thứ hai, Luật quản lý thuế 2006 chưa có quy định về phân kỳ nộp tiền thuế
đối với trường hợp người nộp thuế có số nợ thuế vượt quá khả năng nộp đủ tiền thuế một lần. Qua thực tế công tác kiểm tra, thanh tra cho thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp bị truy thu hoặc thu hồi hoàn thuế với giá trị lớn. Nếu phải nộp một lần, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến bị xếp vào loại chây ỳ, bị cưỡng chế thuế, trong khi các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và có khả năng thanh toán nếu được phép nộp dần tiền thuế truy thu trong một thời gian nhất định. Nhiều nước áp dụng cơ chế nộp thuế làm nhiều lần có tính lãi trong thời gian tối đa 12 tháng, trước khi thực hiện việc cưỡng chế thuế, để tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động thực hiện giải quyết nợ đọng (ví dụ Malaysia: lãi nộp chậm là 10 – 15%, Trung Quốc: lãi nộp chậm cơ bản là 5.35%, chây ỳ quá 1 tháng tăng 1%/1 tháng).
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định bổ sung Khoản 4 Điều 92 quy định cho phép người nộp thuế nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng(với tiền lãi chậm nộp là 0, 05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp), trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Các trường hợp được phép nộp dần tiền thuế thì chưa phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền quyết định.
Việc bổ sung quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế quản lý nợ thuế một mặt sẽ vẫn đảm bảo số thu vào ngân sách; mặt khác sẽ giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh
49
doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế và hạn chế tối đa các trường hợp bị cưỡng chế thuế nhưng vẫn tạo điều kiện doanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.
Thứ ba, về quy định Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, tại điểm d
khoản 3 Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải nộp giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.Tuy nhiên trong chương VI Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không có các quy định vềtrường hợp nào người nộp thuế được đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế; Thủ tục Hồ sơ; trách nhiệm cơ quan thuế, thời hạn xác nhận của cơ quan thuế…Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 cũng chưa có quy định bổ sung về các vấn đề này. Trên thực tế, việc không quy định rõ ràng về hồ sơ, thủ tục cũng như quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho người nộp thuế đã khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với cơ quan thuế. Thực tế cũng phát sinh các trường hợp cán bộ cơ quan quản lý thuế hạch sách, nhũng nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Thứ tư, điều 47 Luật Quản lý thuế quy định việc xử lý số tiền thuế nộp thừa
là chưa bao quát, chưa quy định cách thức xử lý trongtrường hợp người nộp thuế có số tiền phạt, tiền chậm nộp thừa. Đồng thời, pháp luật quản lý thuế thiếu quy định thời hiệu xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, dẫn đến khó khăn nhất định trong thực tiễn thi hành và quyền lợi của người nộp thuế sẽ không được bảo đảm.Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ đưa ra phương án về việc sửa đổi, bổ sung tên thủ tục “Xử lý tiền thuế nộp thừa” thành tên “Xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sửa đổi Điều 47 thành “Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa”để đáp ứng nội dung này. Đồng thời sửa đổi thời hiệu xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa là 10 năm để đồng bộ với việc sửa đổi thời hiệu truy thu thu thuế tại khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế được nêu ở điểm h khoản 3.
50