quản lý thuế
2.2.1. Các quy định về quản lý thông tin người nộp thuế
Luật Quản lý thuế 2006 đánh dấu một bước quan trọng trong quản lý thông tin người nộp thuế, dành hẳn chương IX từ điều 69 đến điều 74 để quy định về quản lý thông tin người nộp thuế nhằm phù hợp với cơ chế “tự khai tự nộp”. Trước đó, vấn đề quản lý thông tin người nộp thuế không được coi trọng. Theo Khoản 2 Điều 69 Luật quản lý thuế, “Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế”.
Quy định về thông tin người nộp thuế tại Luật Quản lý thuế 2006 được xem là tiến bộ, tuy vậy hệ thống thông tin về người nộp thuế vẫn chưa được quy định rõ ràng và chưa quy định rõ cơ quan thuế được sử dụng thông tin thuế trong những lĩnh vực nào của hoạt động quản lý thuế.
Một là, về khái niệm và phạm vi của hệ thống thông tin người nộp thuế, theo
Điều 69 Luật quản lý thuế 2006, “Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế”. Tuy nhiên, Luật chưa quy định những thông tin tài liệu nào là thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Như vậy khi cơ quan thuế yêu cầu các
66
bên hữu quan cung cấp thông tin có thể gặp phản ứng vì cho rằng những thông tin yêu cầu cung cấp không liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Hai là, theo quy định về Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông
tin về người nộp thuế tại Điều 70 Luật quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu và yêu cầu của từng giai đoạn. Quy định này chưa bao hàm được việc thu thập thông tin do cơ quan thuế của các nước cung cấp theo Hiệp định hoặc điều ước quốc tế ký với Việt Nam.Điều 70 Luật quản lý thuế và các Điều 32, 33, 34, 35 của Nghịđịnh 85/2007/NĐ-CP cũng chưa quy định cơ quan thuế được sử dụng thông tin để thực hiện những công việc gì trong quản lý thuế.
Xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã làm cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá và mở rộng về phạm vi, nên bên cạnh những kết quả tích cực (là cơ bản) đã phát sinh những mặt tiêu cực, hạn chế cần có biện pháp phòng, chống hiệu quả (như các biện pháp dàn xếp tránh thuế, giả mạo doanh nghiệp, đối tác, lừa đảo trong kinh doanh...). Do đó, cơ quan thuế các nước hiện đang tăng cường công tác trao đổi thông tin trên cơ sở các điều ước quốc tế để cùng đấu tranh chống gian lận thuế. Thực tế hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam vẫn nhận được các thông tin từ phía nước ngoài nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật cho phép sử dụng các thông tin này trong việc xử lý các vấn đề về thuế.
Giải quyết thực tế này, Luật sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Luật Quản lý thuếsửa đổi Khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý thuế theo hướng bổ sung nội dung cho phép cơ quan quản lý thuế được thu thập, trao đổi và sử dụng các thông tin do các đối tác nước ngoài cung cấp trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Việc bổ sung, sửa đổi như đề xuất là phù hợp thông lệ quốc tế, tăng cường công tác trao đổi thông tin hai chiều trên cơ sở các điều ước quốc tế để cùng đấu tranh chống gian lận thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
67
Ba là, về bảo mật thông tin người nộp thuế, pháp luật cũng chưa quy định rõ
ràng về thông tin của người nộp thuế, có thể hiểu là mọi thông tin của người nộp thuế đều phải giữ bí mật, hay chỉ một số thông tin cần giữ bí mật. Nếu chỉ một số thông tin cần giữ bí mật thì đây là những thông tin cụ thể nào?
Bốn là, giá trị pháp lý của các thông tin mà cơ quan quản lý thuế thu thập
được từ các chủ thể có liên quan chưa được quy định cụ thể. Các thông tin này chỉ có giá trị tham khảo hay dùng để làm bằng chứng hiển nhiên. Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người nộp thuế, nhất là trong trường hợp những thông tin mà người nộp thuế cung cấp và những thông tin mà cơ quan quản lý thuế thu thập được từ các chủ thể có liên quan trái ngược nhau.
Liên quan đến việc quản lý người nộp thuế, Luật quản lý thuế 2006 chưa có quy định chung về nguyên tắc quản lý rủi ro để phân loại người nộp thuế nhằm đưa ra biện pháp quản lý chặt chẽ đối với người nộp thuế có rủi ro cao và có biện pháp ưu tiên đối với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật thuế. Những năm gần đây, trên cơ sở cải cách quản lý thuế và hải quan, thực hiện cơ chế quản lý rủi ro, ngành thuế, ngành hải quan đã áp dụng thí điểm việc phân loại người nộp thuế để có biện pháp quản lý phù hợp, những người nộp thuế thực hiện ở những lĩnh vực, địa bàn có độ rủi ro thấp, có lịch sử tuân thủ pháp luật tốt được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế bổ sung thêm hai khoản (khoản 4, 5) vào Điều 4 - Nguyên tắc quản lý thuế để quy định nguyên tắc áp dụng rủi ro trong quản lý thuế và nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí xếp hạng ưu tiên đồng thời bổ sung thêm khoản 10 vào Điều 5. Theo đó, việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế. Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật
68
của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
Quy định trên cũng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, cụ thể là Chuẩn mực 3.32 Công ước Kyoto cũng khuyến nghị cơ quan hải quan cần có biện pháp ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp có truyền thống tuân thủ pháp luật và hệ thống sổ sách kinh doanh tốt. Kết quả thực hiện thí điểm về nguyên tắc quản lý rủi ro cũng được người nộp thuế đánh giá cao. Quy định mới được kỳ vọng và đánh giá là sẽ tạo thuận lợi cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan thuế và hải quan trong việc quản lý người nộp thuế.