Pháp luật quản lý thuế đã quy định khá rõ ràng các trường hợp thuộc diện hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế đối với từng trường hợp và nơi nộp hồ sơ hoàn thuế là tại cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.Đồng thời, có khá nhiều quy định được xem là tiến bộ. Ví dụ, về thủ tục hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp chỉ phải lập bảng kê tổng hợp số thuế GTGT phát sinh đầu ra, đầu vào, bảng kê tổng hợp hàng hóa, dịch vụ mua bán liên quan đến việc xác định thuế được hoàn thay cho việc phải photo hóa đơn mua bán hàng.
Theo Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện luật quản lý thuế trình Quốc hội ngày 27/2/2012, kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau (Bảng 1).
Số liệu thống kê cho thấy: từ năm 2007- năm 2010, toàn ngành đã kiểm tra trước hoàn thuế GTGT được 20.789 hồ sơ, đạt tỷ lệ 55% trên tổng số hồ sơ phải kiểm tra trước hoàn thuế; riêng năm 2010 đạt tỷ lệ 83%; số hồ sơ còn lại yêu cầu người nộp thuế bổ sung đầy đủ chỉ tiêu, tài liệu đề nghị hoàn, hoặc những hồ sơ đề nghị hoàn của tháng cuối năm phải chuyển sang năm sau. Qua kiểm tra đã loại trừ không chấp nhận hoàn thuế 1.147.425 triệu đồng.
Về kiểm tra sau hoàn thuế GTGT từ năm 2007- năm 2011 đã kiểm tra được 20.481 hồ sơ, đạt tỷ lệ 50% trên tổng số hồ sơ phải kiểm tra sau hoàn thuế; riêng năm 2010 đạt tỷ lệ 64%; số hồ sơ còn lại chuyển sang kiểm tra vào năm tiếp theo. Qua kiểm tra đã truy hoàn và phạt về hành vi vi phạm về thuế 349.664 triệu đồng.
51 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu (Năm) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế Kết quả
kiểm tra trước hoàn
Kết quả kiểm tra sau hoàn
Tổng số HS kiểm tra trước hoàn HS kiểm tra sau hoàn Số HS đã kiểm tra trước hoàn Tỷ lệ kiểm tra/hồ sơ Số thuế không được hoàn Số HS đã kiểm tra sau
hoàn Tỷ lệ kiểm tra/hồ sơ Số thuế truy hoàn và phạt 1 2=3+4 3 4 5 6=5/3 7 8 9=8/4 10 2007 19.035 9.950 9.085 4.048 41% 307.227 3.541 39% 67.303 2008 18.727 11.658 7.069 6.427 55% 360.465 3.286 46% 45.138 2009 21.053 10.077 10.976 5.443 54% 177.049 4.707 43% 67.778 2010 19.966 5.880 14.086 4.871 83% 302.684 8.947 64% 169.445 Tổng số 78.781 37.565 41.216 20.789 55% 1.147.425 20.481 50% 349.664
52
Về cơ bản, công tác hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh, khuyến khích, đẩy mạnh việc xuất khẩu. Theo Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013 của Bộ Tài chính ngày 17/01/2013, trong năm 2012, tổng số tiền hoàn thuế GTGT là 85.245 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011, trong đó chủ yếu là hoàn thuế cho các trường hợp xuất khẩu (chiếm 45, 4%) và hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết (chiếm 29, 5%).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy định của pháp luật về hoàn thuế cũng còn một số bất cập cần bàn:
Một là, về hồ sơ hoàn thuế. Khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý thuế quy định hồ
sơ hoàn thuế bao gồm: Văn bản yêu cầu hoàn thuế; Chứng từ nộp thuế và các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế. Thực hiện cơ chế hiện hành có ưu điểm là bao quát được toàn bộ các hồ sơ liên quan đến yêu cầu hoàn thuế, tuy nhiên với việc yêu cầu như vậy sẽ làm tăng thời gian, chi phí cho NNT do phải thực hiện các giấy tờ, yêu cầu với số lượng nhiều. Việc quy định một số chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hoàn thuế đã làm tăng thêm thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời cũng không thực sự mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý của cơ quan thuế. Trong khi đó, theo quy định thủ tục hoàn thuế theo quy định tại chương VII Thông tư số 28/2011/TT-BTC đã không yêu cầu nộp chứng từ nộp thuế và quy định rõ hồ sơ hoàn thuế đối với từng trường hợp. Như vậy, quy định hồ sơ hoàn thuế tại Thông tư 28/2011/TT-BTC đơn giản hơn so với quy định của Luật Quản lý thuế, đồng thời phù hợp với việc cải cách thủ tục hành chính.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố ngày 31/7/2007 sau cuộc khảo sát kéo dài 3 tháng với 360 doanh nghiệp, (trong đó có 21% doanh nghiệp có quy mô từ 100 lao động trở xuống, 32% đơn vị có quy mô từ 101 đến 300 lao động, số còn lại có từ 300 lao động trở lên) kết quả 63%
53
doanh nghiệp được hỏi cho rằng, việc lập hồ sơ hoàn thuế VAT đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây, song vẫn chiếm khoảng 38% quỹ thời gian mà mỗi đơn vị bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ thuế. [2]
Mục 7, Phần Lĩnh vực thuế, Nghị quyết số 25/NQ-CP yêu cầu sửa đổi nhằm đơn giản thủ tục hành chính thuế, cụ thể: Tách riêng các quy định về thành phần hồ sơ đối với từng trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” và “kiểm tra trước, hoàn thuế sau”. Quy định thành phần hồ sơ đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” chỉ nên bao gồm đơn đề nghị hoàn thuế và bảng tổng hợp số thuế đề nghị được hoàn theo các tiêu chí do cơ quan thuế quy định.Nghị quyết 25/NQ-CP cũng đề xuất loại bỏ 3 loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế của trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” là chứng từ nộp thuế, các tài liệu khác liên quan đến chứng từ hoàn thuế và bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở.Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh số thuế được hoàn nêu trên phải được doanh nghiệp lưu giữ tại trụ sở của mình và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.Đồng thời, Nghị quyết số 68/NQ-CP (khoản 48, 50, 52, 54, 57, 60 phần B Mục II) có kiến nghị “Bãi bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong thành phần hồ sơ quy định tại Điều 58 Luật Quản lý thuế.”
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã bỏ quy định “chứng từ nộp thuế” tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý thuế. Quy định trên giảm được thủ tục cho Người nộp thuế; loại bỏ bớt các chứng từ, tài liệu không cần thiết, không phù hợp khi gửi hồ sơ cho cơ quan thuế; phát huy và tăng cường năng lực theo dõi, quản lý của cơ quan thuế vì về nguyên tắc số thuế đã nộp được hạch toán vào tài khoản thuế và cơ quan thuế có chứng từ và số liệu trong hệ thống dữ liệu quản lý thuế. Việc sửa đổi này sẽ thúc đẩy cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và là một phần của yêu cầu hiện đại hoá quản lý thuế, phù hợp với yêu cầu thuế điện tử.
Hai là, vấn đề gian lận trong việc hoàn thuế GTGT.
Như đã phân tích, thuế GTGT với phương pháp tính chủ yếu là phương pháp khấu trừ, hóa đơn, chứng từ là cơ sở để kiểm tra thuế GTGT, là căn cứ xác định
54
thuế GTGT đầu vào, đầu ra của hàng hóa dịch vụ để xác định số thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm, phải nộp hay được hoàn lại trong kỳ.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ ở cả khâu mua và khâu bán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, việc gian lận trong hoàn thuế GTGT xuất phát chủ yếu từ việc khai khống giá trị hàng hóa, dịch vụ trong hóa đơn, chứng từ của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát và tự kiểm soát ở khâu lập hóa đơn chứng từ hay tiếp nhận hóa đơn, chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tính số thuế phải hoàn cho doanh nghiệp.
Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những năm qua cho thấy nạn hóa đơn giả đã phát triển đến mức báo động và được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phổ biến như:
- Sử dụng hoá đơn in giả mẫu của Bộ Tài chính để kinh doanh trốn thuế hoặc dùng để thanh toán, quyết toán tài chính trong các cơ quan được thụ hưởng tiền từ NSNN hoặc in hoá đơn giả mẫu của Bộ Tài chính.
- Hóa đơn thật do Bộ Tài chính phát hành được bán cho một đơn vị nhất định nhưng được đưa ra thị trường mua bán một cách bất hợp pháp. Lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, một số doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp mã số thuế và mua hoá đơn tại cơ quan thuế nhưng không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà mang hoá đơn đó đi bán. Tinh vi hơn, các đối tượng còn thực hiện hành vi thành lập nhiều doanh nghiệp thành hệ thống để kinh doanh trốn lậu thuế, lập hồ sơ khống để hoàn thuế GTGT từ tiền NSNN. Hiện tượng một nhóm người thành lập nhiều doanh nghiệp để móc nối trong việc kê khai, xuất hóa đơn GTGT khống không còn là chuyện lạ. Số lượng các doanh nghiệp lợi dụng lập hồ sơ khống để xin hoàn thuế tuy không nhiều nhưng mức độ vi phạm nghiêm trọng, hoạt động có tổ chức, liên kết giữa nhiều doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau, thủ đoạn tinh vi, qui mô lớn. Thậm chí có trường hợp thông đồng với cán bộ quản lý Nhà nước, số tiền chiếm đoạt lên đến hàng chục tỉ đồng. Việc này
55
xuất phát từ sự đơn giản trong các quy định về thành lập doanh nghiệp và sự lỏng lẻo trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ. Hoặc lợi dụng tâm lý, thói quen không sử dụng hóa đơn của người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp khi bán hàng không cấp hóa đơn cho khách hàng, sau đó dùng liên trống đem bán lại cho doanh nghiệp khác để gian lận thuế GTGT. Ngoài ra, cũng xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp tiến hành giải thể nhưng không nộp lại hóa đơn mà đem bán.
- Sử dụng hóa đơn nhưng ghi giá thanh toán giữa các liên không đồng nhất hoặc cố tình ghi sai mã số cá nhân của người bán. Người mua và người bán cùng thông đồng để ghi giá trị trên liên 2 cao hơn giá thanh toán trên thực tế để đơn vị mua tăng số thuế GTGT đầu vào, được khấu trừ sai lệch với thực tế. Bên cạnh đó, hạ giá trị ghi ở liên 1 thấp xuống để khai báo lỗ, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như Công ty TNHH Năng Toàn, quận Gò Vấp, TPHCM có 87 hóa đơn bán hàng nhưng tổng giá bán trong liên 1 chỉ hơn 10 triệu đồng, trong khi bên mua được xuất trong liên 2 với giá trị hơn 2, 1 tỷ đồng [16]. Hành vi này gây khó khăn cho kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế đồng thời gây thất thoát cho NSNN, do số thuế đầu ra thu được ở người bán ít, trong khi đó số thuế đầu vào phải khấu trừ ở người mua thì nhiều.
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ, việc lập, giao hoá đơn cho khách hàng của các cơ sở vẫn còn tuỳ tiện: không giao hoặc giao hoá đơn thì đòi nâng giá hàng hoặc giao hoá đơn không hợp pháp để kinh doanh trốn thuế. Đối với khách hàng khi mua hàng tiêu dùng cho Nhà nước, cá nhân không quan tâm đến việc đòi hoá đơn hợp pháp. Nếu mua hàng cho cơ quan, nhiều trường hợp đã chủ động yêu cầu người bán hàng lập hoá đơn với số tiền cao hơn thực tế thanh toán hoặc tự lập hoá đơn thanh toán tiền mua hàng cao hơn để lấy tiền, tham ô công quỹ của Nhà nước.
- Cạo sửa hoá đơn mua hàng ghi số tiền cao hơn số thực tế để khấu trừ, hoàn thuế, thanh toán, quyết toán tài chính.
- Lập hóa đơn khống (thực tế là không mua, bán hàng hoá) thông đồng với đơn vị xuất khẩu để kê khai hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu; hoặc mua bán hóa đơn khống, tức là mua hóa đơn bán hàng dùng để kê khai khấu trừ khống thuế
56
GTGT đầu vào. Số vụ mua bán, lập hóa đơn khống bị phát hiện ngày càng nhiều. Sáng 14/7/2011, cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án đối với bị can Nguyễn Phương Thảo do hành vi mua bán hóa đơn giả. Với thủ đoạn ghi khống gấp nhiều lần giá trị mua xăng, dầu trên hóa đơn đỏ từ năm 2007 đến năm 2009, Thảo đã báo hơn 3.100 hóa đơn cho 68 doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên cả nước với số tiền ảo hơn 70 tỉ đồng, gây thất thoát cho nhà nước hơn 7 tỉ đồng tiền hoàn thuế GTGT. [16]
Một cách thức khác để gian lận thuế GTGT là in hóa đơn trùng, tức là doanh nghiệp in trùng số sê ri trên hóa đơn ở các chi nhánh, cửa hàng khác nhau. Như vậy, Doanh nghiệp đó có càng nhiều cửa hàng thì số thuế kê khai chỉ bằng một cửa hàng và có thể giấu doanh số của những cửa hàng khác xuất trùng số sê ri hóa đơn. Việc này sẽ sớm bị xử lý dứt điểm khi ngành thuế triển khai phần mềm quét mã vạch và số sê ri để phát hiện số sê ri trùng và giá trị hóa đơn khác nhau.
Ngoài hóa đơn ra thì theo một số chứng từ rất quan trọng có tính chất tương đương có giá trị như hóa đơn là các loại Bảng kê: bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (Mẫu 06/GTGT) và bảng kê thu mua hàng hóa nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến, đất, đá, cát, sỏi, phế liệu không có hóa đơn (mẫu 04/GTGT) cũng bị lợi dụng thông qua việc hợp thức hóa đầu vào. Trường hợp kê khống hàng nông lâm sản để hoàn thuế như Công ty TNHH Bình Phong ở đường Hậu Giang, phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh cũng là một ví dụ. Lợi dụng việc luật thuế cho phép Doanh nghiệp lập bảng kê hàng hóa mua vào nhằm hợp thức hóa số hàng hóa mua vào không có chứng từ, DN đã lập bảng kê 7, 8 tỷ đồng mua hàng nhưng thực tế không mua để nhận hoàn thuế. [16]
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP đã trao quyền tự chủ cho các cơ sở kinh doanh bằng việc thay vì mua hóa đơn của cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh được thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử (nếu đủ điều kiện) hoặc tự đặt in hóa đơn. Quy định này đã phần nào giải quyết được tình trạng gian lận hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành. Tuy
57
nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy, khi Nhà nước thực hiện chính sách để các doanh nghiệp tự in hóa đơn chứng từ phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhưng các quy định về quản lý và hướng dẫn thực hiện vẫn chưa chặt chẽ vẫn sẽ là điều kiện để phát sinh những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.Trong 9 tháng đầu năm 2011, cục thuế Quảng Nam đã tiến hành thanh tra hoàn thuế GTGT đối với 18 đơn vị, qua đó xử lý truy thu và phạt tổng số tiền 22.2 tỷ đồng, đã nộp vào NSNN 14 tỷ đồng. Đây là một con số khá lớn, nhưng chỉ mới là bề nổi của vấn đề gian lận hoàn thuế GTGT. Trong những năm qua, Nhà nước đã xử lý nhiều trường hợp, nhiều đối tượng vi phạm pháp luật hoàn thuế GTGT nhưng thực tế số vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế vẫn còn rất nhiều. “Ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng phòng pháp chế Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng ngày càng liều lĩnh và tinh vi” [16]. Nhưng việc