1.
1.1.3.4 Công cụ phi thuế quan-một công cụ hỗ trợ chính sách thuế
- Khái niệm về công cụ phi thuế quan
Công cụ phi thuế quan là tổng hợp các biện pháp hành chính pháp lý, tài chính tiền tệ và kỹ thuật mà Nhà nước áp dụng ñể tác ñộng lên hoạt ñộng xuất, nhập khẩu nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài.
- Bản chất của công cụ phi thuế quan
Là sự sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật ñể ñiều chỉnh hoạt ñộng ngoại thương theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế của ñất nước.
Việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan làm cho giá cả của hàng hóa không còn tuân thủ theo quy luật của thị trường, gây cản trở mậu dịch tự do. ðây là một biện pháp cần hạn chế sử dụng và ñi ñến xóa bỏ hoàn toàn trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các loại công cụ phi thuế quan
Thực chất của biện pháp này là sử dụng những quy ñịnh hành chính pháp lý ñể ñiều tiết quá trình nhập khẩu. Các hình thức hạn chế số lượng gồm: (1) Cấm hẳn nhập khẩu một số loại hàng hóa nào ñó; (2) Hình thức giấy phép; (3) hạn ngạnh nhập khẩu; (4) hình thức tự hạn chế xuất khẩu.
Vai trò của các biện pháp này thể hiện:
* Là công cụ tham gia bảo hộ thị trường nội ñịa trong trường hợp thuế quan không phát huy tác dụng.
* Là công cụ ñể thực hiện phân biệt ñối xử trong quan hệ ñối ngoại, gây áp lực ñối với các ñối tác trong thương mại quốc tế.
* Tham gia ñiều tiết cung cầu ñối với những sản phẩm nhập khẩu quan trọng trên những thị trường chiến lược.
* Tham gia bảo hộ thị trường nội ñịa trong trường hợp khẩn cấp.
+ Các biện pháp tài chính, tiền tệ
Thực chất của nhóm biện pháp này là chính phủ sử dụng công cụ tài chính ñể ñiều tiết quá trình nhập khẩu. Các biện pháp này là (1) Ký quỹ hay ñặt cọc nhập khẩu; (2) áp dụng hệ thống nội ñịa ñể ñiều tiết nhập khẩu; (3) sử dụng cơ chế tỷ giá; (4) tài trợ xuất khẩu.
+ Các biện pháp mang tính kỹ thuật
ðây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu ñưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn ñối với hàng nhập khẩ hết sức khắt khe như: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, chất lượng, về vệ sinh thú y, về an toàn lao ñộng, về mức ñộ gây ô nhiễm môi trường…Nếu hàng hóa nhập khẩu không ñạt ñược một trong những tiêu chuẩn trên thì không ñược nhập khẩu vào nội ñịa.
- Mối quan hệ giữa công cụ thuế quan và phi thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế
Mục ñích chính của việc sử dụng thuế quan và phi thuế quan là nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Thuế quan có lợi trực tiếp cho ngân sách quốc gia, còn biện pháp phi thuế quan có lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Các biện pháp phi thuế quan rất ña dụng, phức tạp khó lượng hóa ñầy ñủ. Vì
vậy, kéo dài các biện pháp này sẽ ảnh hưởng ñến tiến trình tự do hóa thương mại, sẽ phát sinh ñộc quyền, lạm quyền thông qua các biện pháp phi thuế quan.
Trong từng bước hội nhập, phải thuế quan hóa hàng rào phi thuế quan. Các nước có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan ñể bảo hộ sản xuất trong nước khi các quy ñịnh của quốc tế chưa cấm. Tuy nhiên, việc ban hành các biện pháp phi thuế quan trong tương lai phải ñược cân nhắc ñể ñảm bảo không vi phạm thỏa thuận của Việt Nam các nước và tổ chức kinh tế quốc tế. ðồng thời tránh lợi dụng những rào cản này ñể lợi thế cục bộ, giả tạo ảnh hưởng ñến khả năng cạnh tranh lâu dài của hàng hóa nước ta khi các biện pháp phi thuế quan ñó bị xóa bỏ.
ðể thực hiện các yêu cầu về quản lý thuế nhập khẩu và ñể áp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Hải quan có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi thúc ñẩy hoạt ñộng thương mại quốc tế phát triển, chống buôn lậu và gian lận thương mại.