- Để tính lương cho người lao động công ty sử dụng các chứng từ sau đây:
Ủy nhiệm ch
Ủy nhiệm chi chi Ngân hàng Chi tiền Phiếu chi Nhận tiền Bảng ký nhận lương Bảng ký nhận lương Nhận tiền
Chú thích:
(1a) Dựa vào DT, hợp đồng trong tháng của nhân viên, kế toán tính ra số lương mềm phải trả cho từng đối tượng theo quy chế tài chính của công ty.
(1b) Bộ phận nhân sự chấm công và tính lương theo ngày công làm việc và số ngày thực tế đi công tác.
(2a) Phòng nhân sự lập bảng lương căn bản và lương công tác phải trả. (2b) Kế toán lập bảng DT phải trả.
(3) Phòng nhân sự gửi bảng lương căn bản cho kế toán.
(4) Từ bảng lương căn bản và bảng lương DT, kế toán tập hợp thành bảng lương tổng hợp phải trả.
(5) Kế toán tính ra số BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN phải khấu trừ của người lao động.
(6) Kế toán hoàn thiện bảng lương đầy đủ các chỉ tiêu phải trả các khoản khấu trừ số tiền lương còn lại.
(7a) Nếu chi lương bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu chi. (7b) Nếu trả lương qua ngân hàng, kế toán lập Ủy nhiệm chi. (8) Kế toán chuyển phiếu chi qua thủ quỹ.
(9) hoặc chuyển Ủy nhiệm chi đến ngân hàng. (10) Thủ quỹ chi tiền.
(11) Thủ quỹ chuyển tiền phiếu chi đến phòng nhân sự. (12) Phòng nhân sự nhận tiền và ký xác nhận.
(13) Phòng nhân sự lập bảng ký xác nhận lương. (14) Nhân viên ký xác nhận lương.
(15) Nhân viên nhận lương. *Một số nghiệp vụ phát sinh
Căn cứ vào bảng phân bổ các khoản phải trích theo lương trên mức lương cơ bản tháng 12 năm 2014 tại phòng tài chính kế hoạch huyện Trần Văn Thời, kế toán ghi sổ kế toán và kế toán tiến hành hạch toán:
+ Đối với phòng nghiệp vụ tổng hợp: Nợ TK 334
Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3389
+ Đối với toàn đơn vị: Nợ TK 334
Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3389
Căn cứ vào bảng phân bổ các khoản phải trích theo lương tháng 12 năm 2014 của , kế toán tiến hành ghi sổ kế toán và kế toán tiến hành hạch toán.
+ Đối với phòng nghiệp vụ tổng hợp: Nợ TK 642
Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3389 + Đối với toàn đơn vị: Nợ TK 622
Nợ TK 627 Nợ TK 642
Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3389
Chuyển tiền từ tài khoản TGNH nộp BHXH, BHTY và KPCĐ, riêng KPCĐ chỉ nộp 1%, 1% còn lại giữ lại đơn vị. Căn cứ vào giấy báo có của Ngân hàng, kế toán lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ cái và kế toán tiến hành hạch toán:
Nợ TK 3382 Nợ TK 3383 Nợ TK 3384 Nợ TK 3389 Có TK 112
3.3 So sánh sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế tại đơn vị
* Giống nhau
Về chế độ kế toán, đơn vị đã tuân thủ và áp dụng đúng đầy đủ, cũng như chế độ lương cho cán bộ công nhân viên và các chế độ ưu đãi khác. Với việc áp dụng hình thức sổ kế toán đơn vị đã thực hiện đúng với chế độ tài chính kế toán quy định hiện hành theo các văn bản của Bộ Tài Chính.
Về chứng từ kế toán, quá trình luân chuyển chứng từ cũng giống như trình tự luân chuyển trên lý thuyết.
* Khác nhau
Về cách ghi chép trong sổ sách, đơn vị dùng dấu phẩy cho phần ngàn, còn dấu chấm cho số thập phân đây là cách sử dụng khác so với quy định Bộ Tài Chính.
Về cách hạch toán tính lương đơn vị dựa vào bản chấm công chứ không phải trích các khoản theo lương trên tổng quỹ lương cơ bản
3.4 Đề xuất một số giải pháp
* Ưu điểm:
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung của đơn vị đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong thực hiện công tác kế toán.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động lô gích thuận tiện trong việc phân công về chuyên môn hóa với từng thành viên kế toán, trình độ đội ngũ kế toán tương đối đồng đều, tất cả nhân viên kế toán đều có trình độ chuyên ngành kế toán. Bộ máy kế toán đã phát huy tốt vai trò của mình, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng – chính xác, giảm rủi ro và tăng tính hữu ích cao cho đơn vị.
* Nhược điểm:
Hình thức kế toán tập trung tuy có ưu điểm là đảm bảo sự tập trung, biên chế giảm đi nhưng có hạn chế là cung cấp thông tin đôi khi không kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ đơn vị.
Bộ máy kế toán đơn vị được tổ chức tương đối gọn nhẹ, vì thế nên nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ khác. Chính vì lý do đó đôi khi làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của từng người, từ đó gây nên những hạn chế nhất định cho những hiệu quả chung đơn vị.
*Giải pháp:
Đối với việc ứng dụng phần mềm vào công tác kế toán, đơn vị cần nâng cấp, khắc phục các lỗi của phần mềm kế toán đang sử dụng. Tiền lương cần phải tính đủ, tính đủ dựa trên cơ sở giá trị sức lao động chẳng hạn với những người có tài năng hay những người làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện việc trả lương không những theo công việc mà còn phải theo số lượng và hiệu quả của người đó chứ không thể tuân theo bằng cấp, vị trí.
Trong việc hạch toán, tính toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, ở phòng kế toán, phòng liên quan khi sữa chữa phải thông báo với những người được hưởng lương để khi hạch toán, trả lương được thống nhất, đầy đủ không lãng phí thời gian công sức.