Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt Kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 35)

Việc đo lƣờng và đánh giá hiệu quả đối với các hoạt động trong các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả hoạt động KTNB trong NHTM nói riêng là rất cần thiết.

Rõ ràng hiệu quả hoạt động KTNB trong NHTM là một khái niệm tƣơng đối vì nó đƣợc đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập và duy trì KTNB (yếu tố đầu ra) đạt đƣợc và nguồn lực sử dụng cho KTNB (yếu tố đầu vào).

Yếu tố đầu vào của hoạt động KTNB là số lƣợng, chất lƣợng (trình độ) nhân sự làm công tác KTNB; chi phí dành cho bộ phận KTNB, bao gồm: Thu nhập của cán bộ kiểm toán, chi phí đào tạo,…; chi phí áp dụng yếu tố khoa học công nghệ vào công tác KTNB: phần mềm KTNB, chi phí trang bị máy tính cho cán bộ kiểm toán. Yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB trong NHTM mang tính chất vô hình (tính trung thực của thông tin tài chính; khả năng dự đoán để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng - hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán và ngân quỹ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ,…; khả năng phát hiện kịp thời các vi phạm và kiến nghị xử lý phù hợp; hoạt động giám sát sau kiểm toán chặt chẽ, các vi phạm đƣợc chỉ ra đều đƣợc sửa chữa thích hợp…). Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động KTNB trong NHTM, điều quan trọng là nhằm vào kết quả việc thực hiện quy trình của các hoạt động nghiệp vụ, các vi phạm đƣợc phát hiện và sửa chữa,… hơn là đánh giá dựa vào kết quả bằng con số cụ thể.

Nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của bộ phận KTNB ở mỗi NHTM thƣờng do chính NHTM thiết lập, thể hiện trong bản quy chế về KTNB, căn cứ vào đặc điểm hoạt động và những mục tiêu chung cần đạt tới. Bản quy chế rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và phù hợp là cơ sở để tổ chức hoạt động kiểm toán, là căn cứ để phân bổ các

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt, Bold, Italic, No underline, Font color: Auto, Indonesian (Indonesia)

Formatted: Indonesian (Indonesia)

Formatted: No underline, Font color: Auto

Formatted: No underline, Font color: Auto

Formatted: No underline, Font color: Auto

nguồn lực thích hợp cho KTNB và đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá kết quả của hoạt động này. Tuy nhiên, một thực tế là các NHTM không tự đề ra bản quy chế cụ thể hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm riêng có của NHTM, mà chỉ đơn thuần tiếp nhận những bản quy chế từ các quy định chung chung. Do đó, khi đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTNB ở một NHTM nào đó, cũng cần đánh giá xem bản thân các quy định về nhiệm vụ, mục tiêu của KTNB tại ngân hàng đó có phù hợp hay không.

Để đánh giá KTNB có tiết kiệm các nguồn lực trong quá trình thực hiện công việc không, thông thƣờng các NHTM xem xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTNB và so sánh giữa chi phí cho KTNB giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, đây thƣờng là thông tin đƣợc bảo mật của các ngân hàng, không một NHTM nào công khai các số liệu này. Do đó, đánh giá hiệu quả của hoạt động KTNB bằng cách so sánh kết quả và chi phí dành cho KTNB giữa các ngân hàng với nhau là không thực hiện đƣợc.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động KTNB trƣớc hết phải xác định đƣợc thƣớc đo đánh giá. Thƣớc đo phải bảo đảm phục vụ tốt cho việc đánh giá đầu ra theo mục tiêu, chiến lƣợc cũng nhƣ mối liên kết từ đầu vào đến đầu ra. Đối tƣợng đánh giá là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hoạt động KTNB, nhƣ phân tích ở trên, rất phức tạp và khó đo lƣờng đƣợc bằng giá trị cụ thể. Do đó, phần lớn các chỉ tiêu đánh giá là chỉ tiêu định tính.

Theo nghiên cứu của tác giả Ths.CPA Nguyễn Thị Lệ Thanh- Học viện ngân hàng “Bàn về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng thƣơng mai” thì, kết quả hoạt động (yếu tố đầu ra) thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các tiêu chí: số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và chi phí:

- Thước đo số lượng: Kết quả đƣợc phản ánh thông qua số lƣợng kết quả đầu ra, ví dụ: tổng số lƣợng các cuộc KTNB, số lƣợng các cuộc KTNB cho từng hoạt động nghiệp vụ,… Hoặc thể hiện phạm vi hoạt động của KTNB, số lƣợng các cuộc KTNB cho từng lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, và kiểm toán quản lí. Bên cạnh đó, có thể thể hiện qua tổng số cuộc

Formatted: No underline, Font color: Auto

Formatted: No underline, Font color: Auto

Formatted: No underline, Font color: Auto

kiểm tra/kiểm toán chuyên đề; tổng số khách hàng, tổng số giao dịch đƣợc kiểm tra; tổng số giao dịch…

- Thước đo chất lượng: Phản ánh chất lƣợng của hoạt động KTNB, thể hiện ở chất lƣợng biên bản, báo cáo KTNB và giai đoạn giám sát sau kiểm toán. Những tiêu chí để đo lƣờng chất lƣợng báo cáo KTNB là: tính chính xác, tính khách quan, tính xây dựng, yêu cầu rõ ràng, cô đọng, đầy đủ và kịp thời. Báo cáo KTNB phải tập trung vào đúng vấn đề, các sai phạm đƣợc phát hiện và hƣớng xử lý đối với các sai phạm. Chất lƣợng của giai đoạn giám sát sau kiểm toán không chỉ thể hiện ở các văn bản, báo cáo thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị đƣợc kiểm toán, đòi hỏi phải thực hiện kiểm tra công tác khắc phục sai phạm thực tế tại đơn vị đƣợc kiểm toán. Thƣớc đo chất lƣợng này còn đƣợc thể hiện ở số lƣợng vụ việc xảy ra, số lỗi phát hiện, số khách hàng mà KTKSNB/KTNB đã kiến nghị, đề xuất…

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động KTNB tại các NHTM còn đƣợc thể hiện ở số lƣợng đề xuất khuyến nghị tƣ vấn đối với các đơn vị đƣợc kiểm toán, đối với Ban lãnh đạo.

- Thước đo thời gian: Thƣớc đo thời gian cung cấp các thông số về thời gian thực hiện, hoàn tất quy trình KTNB trong NHTM, kể cả kiểm toán tổng thể và kiểm toán từng mảng nghiệp vụ. Mặc dù chất lƣợng là quan trọng nhƣng nếu thực hiện hoạt động KTNB tại một đơn vị trong thời gian quá dài thì số lƣợng các đơn vị đƣợc kiểm toán là ít, hoặc đòi hỏi số lƣợng kiểm toán viên rất lớn, điều này là nhân tố làm giảm hiệu quả hoạt động KTNB.

- Thước đo chi phí: Đây là thƣớc đo rõ ràng nhất, tất cả chi phí đầu vào nhƣ: nhân sự, tiền lƣơng, chi phí hoạt động, chi phí tổ chức một đoàn kiểm toán, chi phí đào tạo… Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ phải cân nhắc chi phí

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trên đây là những nghiên cứu tổng quan lý luận về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thƣơng mại, trong đó đã phân tích chức năng, nhiệm vụ, sự cần thiết của hoạt động kiểm soát/kiểm toán nội bộ đối với ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, đã đƣa ra một số phƣơng pháp cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở các lý luận này, tác giải sẽ tiếp tục phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) trong chƣơng 2.

Formatted: Font: No underline, Font color: Auto, English (United Kingdom)

Formatted: Font: No underline, Font color: Auto, English (United Kingdom)

Formatted: Font: No underline, Font color: Auto, English (United Kingdom)

Deleted: Trên đây là những nghiên cứu tổng quát về hệ thống kiểm toán nội bộ: những khái niệm, mục tiêu, những nguyên tắc, nội dung, sự cần thiết và những ích lợi của hệ thống kiểm toán nội bộ nói riêng đối với hoạt động ngân hàng. Đồng thời cũng nêu ra những nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống này và những kinh nghiệm có thể học hỏi từ các nƣớc trên thế giới. Trên cơ sở những lý luận của chƣơng này để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) trong chƣơng 2.¶

Formatted: Font: No underline, Font color: Auto, English (United Kingdom)

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ; KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)