Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới tại xã lử thẩn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 40)

Tài nguyên nước

Nhìn chung nguồn nƣớc cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nƣớc mặt. Song do tập quán sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân, gây nên chất lƣợng nƣớc chƣa tốt, cần phải xử lý trƣớc khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trƣờng để bảo vệ nguồn thủy văn.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu hiện trạng năm 2014 diện tích rừng của xã là: 431,50 ha, chiếm 27,80% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Rừng sản xuất là 168,10 ha, rừng phòng hộ là 263,40 ha. Do diện tích đất chƣa sử dụng còn khá nhiều nên trong những năm tới xã sẽ tiến hành giao đất để trồng thêm rừng để tăng diện tích của cả hai loại rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Tài nguyên khoáng sản

Xã Lử Thẩn là một xã chƣa đƣợc đánh giá về nguồn khoáng sản. trong năm 2013 -2014 mới khai thác các loại vật liệu nhƣ đá, sỏi để phục vụ cho các công trình xây dựng.

Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê của UBND xã Lử Thẩn tính đến thời điểm báo cáo năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.552,00 ha; Trong đó đất nông nghiệp là 892,74 ha chiếm 57,52%, đất phi nông nghiệp là 63,60 ha chiếm 4,10%, và còn có đất cho khu dân cƣ nông thôn là 45,83 ha chiếm 2,95%. Ngoài những loại đất đã sử dụng trên xã còn có một lƣợng lớn đất chƣa sử dụng là 587,13 chiếm 37,83% tổng diện tích đất toàn xã.

Đất đai xã Lử Thẩn chia thành ba loại đất sau: - Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ trồng lúa. - Đất phù sa từ các con suối.

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Lử Thẩn năm 2014 Thứ tự Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2014 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.552,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 892,74 57,52 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 80,01 5,16

1.2 Đất lúa nƣơng LUN 6,50 0,42

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn

lại HNK 336,38 21,67

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 38,35 2,47

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 263,40 16,97

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 168,10 10,83

2 Đất phi nông nghiệp PNN 63,60 4,10

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan… CTS 0,20 0,01 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,00 0,06

2.12 Đất song, suối SON 17,15 1,11

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 45,25 2,92

3 Đất chƣa sử dụng CSD 587,13 37,83

7 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 45,83 2,95

(Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Lử Thẩn [10])

Qua bảng 4.1 ta thấy đƣợc rằng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã là rất nhiều 1.552,00 ha nhƣng chủ yếu chỉ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất 57,52%, sử dụng trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm diện tích rất nhỏ chủ yếu chỉ để xây dựng các công trình sự nghiệp, và phát triển hạ tầng. Do đặc điểm là vùng núi cao nên lƣợng đất chƣa sử dụng với diện tích rất lớn 587,13 ha chiếm 37,83%. Trong thời gian tới cần phải quy hoạch sử dụng lƣợng đất trên vào các mục đích kinh tế.

Quy hoạch và sử dụng đất:

Do diện tích đất của xã là rất nhiều đặc biêt diện tích đất chƣa sử dụng cao nên UBND huyện Si Ma Cai cũng nhƣ UBND xã Lử Thẩn rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đó là cơ sở đề giao đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Đến năm 2014 đƣợc sự quan tâm của UBND huyện Si Ma Cai và Phòng tài nguyên huyện quan tâm chỉ đạo xã đã tiếp tục thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020.

Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2014 so với năm 2010. STT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích năm 2010 (ha) So với năm 2010 Diện tích năm 2014 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất 1.552,00 1.552,00 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 895,10 982,74 - 2,36 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 67,20 80,01 +12,81

1.2 Đất lúa nƣơng LUN - 6,50 + 6,50

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 331,70 336,38 +4,68 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 54,10 38,35 -15,75 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 364,80 263,40 -101,40 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 77,30 168,10 +90,80

2 Đất phi nông nghiệp PNN 62,25 63,60 +1,35

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan CTS 1,00 0,20 -0,80 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,00 1,00 0,00

2.12 Đất sông, suối SON 17,15 17,15 0,00

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 43,10 45,25 +2,15

3 Đất chƣa sử dụng CSD 587,85 587,15 -0,72

7 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 84,50 45,83 - 38,67

Qua bảng 4.2 cho thấy diện tích đất chƣa sử dụng năm 2014 đã giảm so với năm 2010 nhƣng rất thấp chỉ có 0,72 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm đi 2,36 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1,35 ha. Đặc biệt có sự giảm mạnh của diện tích đất khu dân cƣ nông thôn giảm từ 84,50 ha xuống còn 45,83 ha. Nguyên nhân của sự chuyển dịch mạnh nhƣ vậy do thực hiện theo chính sách hạ sơn của nhà nƣớc, ngƣời dân đã sống tập trung lại sống thành làng, bản do vậy nên diện tích đất ở giảm đi đáng kể. diện tích đất nông nghiệp giảm là do sự chuyển dịch các loại đất nông nghiệp thành đất xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, công trình sự nghiệp.

4.1.3. Môi trường

Môi trƣờng trên địa bàn chủ yếu chịu ảnh hƣởng của thiên và các loại gió, hệ sinh thái.

Môi trƣờng không khí trong lành mát mẻ, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng. Tuy nhiên qua quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì có một số khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc và đất do sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và tập quán chăn thả giác súc gia cầm bừa bãi.

4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.4.1. Điều kiện kinh tế

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong huyện và khu vực nền kinh tế của xã đã và đang từng bƣớc phát triển. Trong những năm gần đây nhớ có đƣờng lối đổi mới, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, sự quan tâm tâm chỉ đạo của các cấp Đảng ủy trên địa bàn, kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn nhƣng nhìn chung đã gặp kết quả tốt. Góp phần quan trọng trong việc tăng trƣởng nền kinh tế trên địa bàn. Tổng sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt của xã đạt 1.254 tấn. Nhìn chung tình hình

kinh tế trên địa bàn xã đã có tăng năm sau coa hơn năm trƣớc, thu nhập của ngƣời dân tăng lên đáng kể.

4.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên cần đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ. Tỷ trọng các ngành là 97% nông nghiệp, 02% tiểu thủ công nghiệp, 01% dịch vụ.

4.1.4.3. Phát triển các ngành kinh tế

Trồng trọt

Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND huyện Si Ma Cai, UBND xã Lử Thẩn đã tích cực chuyển đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đƣa thử nghiệm nhiều giống mới có năng suất cao vào trồng thí điểm và kết quả đều rất đáng khả quan. Cụ thể trồng lúa nƣớc năm 2014 là 86 ha với tổng năng suất là 44,3 tấn/ha, sản lƣợng 381 tấn. Năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính của xã đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính năm 2014 của xã Lử Thẩn.

STT Loại cây Diện tích

(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Lúa nƣớc 86 44,3 88 2 Lúa nƣơng 15 11 17 3 Ngô xuân 220 36 7920 4 Ngô hè thu 20 32.4 65

5 Đậu tƣơng vụ xuân 47 10 47

6 Đậu tƣơng vụ hè 95 10 95

7 Cây ăn quả 14 72 1008

8 Các loại rau

Qua bảng 4.3 cho thấy cây trồng chủ yếu là Ngô và Lúa, ngoài ra bà con còn trồng một số loại cây trồng khác nhƣ cây ăn trái nhƣ Lê Tainung, Gừng và cây Đậu tƣơng để phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế. Phần lớn khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng bà con đều đƣợc tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch tuy nhiên do đặc thù địa hình khí hậu và nguồn thủy văn nên sản lƣợng chƣa đƣợc cao nhƣ các khu vực khác.

 Chăn nuôi

Trong năm qua đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ địa phƣơng và làm tốt công tác phòng trừ bệnh dịch nên trên địa bàn không để xảy ra ổ dịch nguy hiểm cho gia súc, gia cầm.

Bảng 4.4: Số lƣợng vật nuôi chính của xã Lử Thẩn năm 2014

STT Giống vật nuôi Đơn vị Số lƣợng

1 Trâu Con 481 2 287 3 Ngựa 08 4 Lợn 1.128 5 Gia cầm 5.882

(Nguồn: Thống kê của UBND xã Lử Thẩn năm 2014 [9])

Qua bảng 4.4 cho thấy do tập quán canh tác và điều kiện địa hình nên bà con đã nuôi đàn gia súc với số liệu nhiều để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì không thể áp dụng máy móc trong sản xuất. Mặt khác đàn gia súc và gia cầm ngƣời dân nuôi cũng mang lại giá trị kinh tế cao để cải thiện cuộc sống.

Thƣơng mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp

Trong năm 2014 thƣơng mại dịch vụ của xã đx có bƣớc phát triển nhƣng chỉ ở những hộ dân gần đƣờng quốc lộ 4D. Tiểu thủ công nghiệp chƣa đƣợc khôi phục và phát triển nhiều. do vậy cần có khôi phục các ngành tiểu thủ công của đồng bào dân tộc bản địa.

4.1.4.4. Điều kiện văn hóa xã hội

Dân số lao động, việc làm: Toàn xã có 6 thôn, tính đến năm 2014 toàn xã có 1816 nhân khẩu, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 840 ngƣời. Trong đó có 754 ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và 86 ngƣời lao động phi nông nghiệp. Nhƣ chúng ta đã biết hoạt động sản xuất nông nghiệp kém hơn các ngành khác. Do đó việc tổ chức sản xuất phải khoa học và hợp lý nhất là đối với bố trí lao động trong ngành này. Dƣới đây là cơ cấu dân số trên địa bàn xã.

Bảng 4.5: Dân số và lao động của xã Lử Thẩn năm 2014

STT Chỉ tiêu Tổng số ( ngƣời)

Cơ cấu (%) 1 Tổng số dân 1.647 100 1.1 Số dân nông thôn 1.674 100 1.2 Số dân thành thị 0 0

2 Số ngƣời trong độ tuổi lao động 840 51 2.1 Số ngƣời lao động nông nghiệp 754 89,77 2.2 Số ngƣời lao động trong các ngành dịch vụ 70 8,33 2.3 Số lao động trong các ngành công nghiệp 16 1,900 (Nguồn:UBND xã Lử Thẩn năm 2014[9])

Qua bảng 4.5 ta thấy lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào chủ yếu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hƣớng CNH – HĐH. Theo tính chất chung của ngành sản xuất nông nghiệp thƣờng theo thời vụ. Đa phần vào mùa nông nhàn ngƣời dân không có thời gian nghỉ dài hầu nhƣ không có việc làm, chỉ có một số ít đi làm thuê. Do vậy cần có các chƣơng trình đào tạo nghề tại chỗ phù hợp với trình độ ngƣời dân.

Dân cƣ nông thôn

Các khu vực dân cƣ trên địa bàn phân bố thành 6 thôn. Mặ dù xã có tuyến quốc lộ 4D chạy qua nhƣng vẫn còn 4/6 thôn ở cách xa đƣờng quốc lộ. Một số thôn có mật độ dân cƣ cao nhƣ thôn Sảng Chải, Sẻ Lử Thẩn và Chính Chu Phình.

Văn hóa

Công tác quản lý các hoạt động văn hóa và du lịch văn hóa đƣợc thực hiện tốt. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm của đất nƣớc và phục vụ hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Giáo dục

Hệ thống trƣờng lớp ngày càng đƣợc xây dựng kiên cố hơn, luôn đảm bảo đủ phòng học cho học sinh. Trên địa bàn xã có 03 điểm trƣờng học (34 lớp học, 571 học sinh), gồm 01 trƣờng THCS, 01 trƣờng Mầm non, 01 trƣờng Tiểu học và 3 điểm trƣờng phân hiệu tiểu học thuộc trƣờng Tiểu học của xã.

An ninh quốc phòng

Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Luôn thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch huấn luyện quốc phòng. Tiến hành bàn giao công dân ƣu tú nhập ngũ.

Trong năm 2014 xã không xảy ra vụ việc liên quan đến an ninh trật tự. Tiếp tục triển khai và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Y tế

Duy trì tốt công tác khám chữa bệnh cho ngƣời dân, thực hiện tốt các chƣơng trình y tế Quốc gia, y tế ngành.

Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch truyền thông lồng ghép dân số KHHGĐ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

4.1.5. Đánh giá chung về thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế.

a. Thuận lợi

- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; Sự đồng thuận hƣởng ứng của nhân dân các dân tộc Lử Thẩn là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

- Tiềm năng của đất đai tƣơng đối lớn, các loại đất đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vì vậy có khả năng phát triển về nông, lâm nghiệp; Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí phù hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi dần tính chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trƣờng; Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cho năng xuất cao, các mô hình sản xuất đƣợc đẩy mạnh

- Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế … đã đƣợc đầu tƣ cơ bản, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

- Hiện nay nhiều chƣơng trình dự án đang đƣợc đầu tƣ, triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phƣơng.

b. Khó khăn.

- Diện tích đất chƣa sử dụng chủ yếu nằm trên các khu vực núi đá cao, ảnh hƣởng lớn đến việc khai thác loại đất này vào sử dụng cho các mục đích, mƣa lớn tập trung theo mùa thƣờng gây ra hiện tƣợng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh.

- Các ngành kinh tế chƣa phát huy đƣợc hết khả năng và thế mạnh của địa phƣơng nhƣ công nghiệp – TTCN, thƣơng mại du lịch – dịch vụ.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tuy nhiên nghành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chƣa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao động chƣa đƣợc khai thác triệt để.

- Trình độ cán bộ cơ sở chƣa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

- Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng các loại đất trên điạ bàn.

- Đánh giá về thực trạng nông thôn xã có 04 tiêu chí đã đạt là: tiêu chí: thủy lợi; hệ thống chính trị; an ninh trật tự và an toàn xã hội; y tế. Tiêu chí chƣa đạt là tiêu chí: thực hiện quy hoạch; giáo dục; giao thông nông thôn; cơ sở vật chất văn hoá – thể thao; nhà ở khu dân cƣ nông thôn; cơ cấu lao động;

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới tại xã lử thẩn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)