Tình hình nghiêm cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới tại xã lử thẩn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 27)

2.2.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới là tiêu chí để xây dựng nội dung chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời là cơ sở để kiểm tra đánh giá nông thôn mới.

Bộ tiêu chí đƣa ra tiêu chí chung cho cả nƣớc và các chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du Miền núi phía Bắc (TDMNPB), Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên hải miền Nam Trung Bộ (DHMNTB), Tây Nguyên (TN), Đông Nam Bộ (ĐNB), Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi vùng.

19 tiêu chí để xây dựng nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bƣu điện, nhà ở dân cƣ, thu nhập bình quân đầu ngƣời/ năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an toàn xã hội.

Mỗi tiêu chí đều đƣợc quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã đƣợc công nhận là xã nông thôn mới. Cụ thể tiêu chí giao thông, một xã thuộc ĐBSH và ĐBNB phải đạt 100% đƣờng trục thôn xóm đƣợc cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, tiêu chí này đối với các xã của vùng BTB và DHNTB và TN là đạt từ 70% trở lên còn đối với TDMNPB và ĐBSCL chỉ cần đạt 50% . Về hộ nghèo các xã vùng DDBSH và ĐNB phải đạt tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo là <3%, BTB và DHNTB đạt tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo là <5%, TN và ĐBSCL là <7%, TDMNPB là < 10% [12].

Bộ tiêu chí cũng quy định tất cả các xã thuộc vùng nông thôn phải có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch, có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông, có Internet đến thôn, có tổ hợp tác xã hoạt động hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát.

 Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Đề án “Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ đƣợc thực hiện trên tất cả các xã trên phạm vi toàn quốc theo phƣơng châm dựa vào nội lực của địa phƣơng, nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần để phát huy sự đóng góp của ngƣời dân.

Chƣơng trình thực hiện 5 nội dung cơ bản: Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất xây dựng các hình thức có hiệu quả trong nông thôn. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh ở nông thôn. Bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng nông thôn trong sạch.

Tuy nhiên theo Bộ trƣởng Cao Đức Phát Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay cả nƣớc đang thực hiện 11 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và nhiều chƣơng trình dự án lớn khác có liên quan để phát triển nông thôn. Vì vậy bên cạnh tiếp tục tăng nguồn nhân lực thực hiện 3 nội dung chủ yếu chƣa đƣợc đề cập, chƣa đầy đủ ở các chƣơng trình, dự án phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn, Dự án đào tạo nâng cao quản lý phát triển nông thôn [17].

 Một số mục tiêu cụ thể cửa “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” dự kiến đạt đƣợc:

Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xa hội thiết yếu ở nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, đào tạo 100% cán bộ cơ sở kiến thức quản lý, tổ chức chỉ đọa xây dựng nông thôn mới. Nâng cao thu nhập của ngƣời dân nông thôn lên gấp 1,8 – 2 lần.Tỷ lệ lao động nông thôn đào tạo nghề, bồi dƣỡng kiến thức nghề các loại đạt 30%; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dƣới 50%. Xây dựng cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm môi trƣờng nông thôn, cơ bản xử lý, ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng ở các điểm gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, xây dựng trên 20% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [17].

2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong cả nước.

Chương tŕnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh

Với tinh thần vào cuộc tập trung, quyết liệt đến nay những tiêu chí đặt ra cho năm 2011 đã đƣợc các địa phƣơng cơ bản hoàn thành. Hầu hết các huyện đã lập xong, tổ chức thẩm định đề án, đồ án quy hoạch cấp xã và cấp huyện.

Từ đó xác định đƣợc chính xác đến năm 2015 có 10/12 huyện cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, có 125 xã đạt cơ bản đạt xã NTM. Hiện nay các địa phƣơng đang khẩn trƣơng thực hiện đầu tƣ hoàn thành 53 trƣờng học các loại, xây dựng hoàn thành 322 nhà văn hóa thôn (làng, bản), xây dựng 21 công trình nƣớc tập trung và hang trăm công trình nhỏ về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, 43 công trình thủy lợi, 5 công trình hạ tầng vùng sản xuất tập trung, đầu tƣ hơn 100 công trình giao thông nông thôn. Đặc biệt đầu tƣ hệ thống mạng lƣới điện nông thôn đến nay Công ty Điện lực Quảng Ninh đã hoàn thành công tác ký kết hợp đồng xây lắp với các đơn vị trúng thầu, đã khởi công và hoàn thành các công trình thuộc giai đoạn I. Và thực hiện xong công tác lựa chọn nhà thầu tƣ vấn, thiết kế xây dựng công trình điện giai đoạn II. Đầu tƣ phát triển sản xuất đã đƣợc chú trọng với hơn 60% mô hình xóa đói giảm nghèo và 13 dự án áp dụng cây, con, giống mới đang triển khai thực hiện và đã đạt kết quả bƣớc đầu.

Cái đƣợc lớn nhất mà chƣơng trình đem lại sau một năm thực hiện Chƣơng trình đó là nhận thức của ngƣời dân về xây dựng NTM, đƣợc thể hiện qua việc ngƣời dân tham gia đóng góp, hiến đất, làm các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ chƣơng trình bằng các sản phẩm của mình hoặc cam kết đào tạo, sử dụng lao động trên địa bàn với tổng kinh phí lên đến 7 tỷ đồng [14].

Lào Cai xây dựng nông thôn mới sự đồng thuận và quyết tâm

Xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng - an ninh, thông qua các chỉ tiêu phát triển cụ thể cho từng lĩnh vực. Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu đáng ghi

nhận. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ cấp tỉnh đến huyện, thành phố; toàn bộ 144 xã trên địa bàn tỉnh đã thành lập ban quản lý xây dựng nông thôn mới.

Tuy khó khăn, nhƣng Lào Cai là một trong những tỉnh có tỷ lệ xã xây dựng nông thôn mới cao nhất cả nƣớc, có 35 xã thuộc hầu hết các huyện, thành phố đƣợc chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới. Qua đó, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới cho các xã còn lại trên địa bàn.

Về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã tích cực tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và ngƣời dân nhằm huy động sức mạnh, nguồn lực của cả cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới. Hơn nữa, địa phƣơng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới. Năm 2013, đã tổ chức tập huấn cho 150 học viên; năm 2014 tiếp tục tập huấn, bồi dƣỡng cho trên 800 học viên là thành viên Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở với kinh phí 760 triệu đồng.

Để hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, lồng ghép với nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu, vốn do dân góp. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đầu tƣ trên 222 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hoá, khu thể thao xã, công trình điện, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn.

Nỗ lực vƣợt qua khó khăn thực tế qua quá trình triển khai thực hiện, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã nảy sinh nhiều vấn đề nhƣ: làm thế nào để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa trong khi trình độ sản xuất của bà con còn lạc hậu; khả năng tiếp cận thị trƣờng, nhận thức của ngƣời dân, một bộ phận cán bộ cấp xã còn hạn chế.

Hơn nữa, việc phân bố dân cƣ ở các thôn, bản còn rải rác, công tác quy hoạch chƣa đƣợc thống nhất, lâu dài, vị trí trung tâm của các xã còn hạn hẹp, hết quỹ đất. Hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém. Công tác vệ sinh làng, bản, vệ sinh môi trƣờng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, huy động vốn là vấn đề khó khăn nhất bởi để xây dựng toàn bộ các xã đạt chuẩn nông thôn mới cần phải có nguồn lực lớn. Theo tính toán của cơ quan chuyên ngành, Lào Cai cần phải có khoản kinh phí đầu tƣ khoảng 27.600 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí cho giai đoạn 2011 - 2015 là trên 14.775 tỷ đồng, trong đó, từ nguồn ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác.

. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Lào Cai đã xây dựng theo lộ trình trong giai đoạn 2010 - 2015, bình quân mỗi huyện, thành phố trong tỉnh có từ 3 - 4 xã đạt nông thôn mới; giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu xây dựng 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2015 phấn đấu có 30% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hết năm 2020 có 50% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Để xây dựng thành công nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh Lào Cai xác định đây là cuộc vận động mang tính toàn diện, rất cần sự đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Điều quan trọng nhất là phải phát huy tối đa vai trò của nông dân trong tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại [13].

Phú Thọ xây dựng nông thôn mới

Sau khi có chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới triển khai xây dựng thí điểm tại một số xã. Cơ bản hầu hết các xã điểm đã có nhiều thay đổi vƣợt bậc khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp tỉnh. Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Nghị quyết quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

Tỉnh tổ chức các đoàn thể đi học tập xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng khác. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu, tạo sự chuyển biến tích cực về tƣ tƣởng trong các tầng lớp nhân dân. Một số chƣơng trình đƣợc xây dựng tãi các xã điểm cơ bản đáp ứng đƣợc tiêu chí xã nông thôn mới.

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới tại xã Sơn Dƣơng, không còn nhà dột nát, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn 19%, 100% số trẻ trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 680% kg/ngƣời/năm.

Đến nay xã đã đạt 16/19 tiêu chí. Cùng với xã Sơn Dƣơng, xã Đồng Luận đƣợc đầu tƣ xây dựng them trƣờng học, nhà điều hành, khuôn viên và mua sắm các thiết bị, xây dựng trụ sở xã, làm mới đƣờng giao thông nông thôn. Xã Hạ Điền đƣợc xây dựng trụ sở xã, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, tu sửa lại trƣờng học theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh đến nay hai xã Đồng Luận và xa Hạ Điền đã đạt 11/19 tiêu chí [15].

2.2.3. Tình hình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới cấp xã hiện nay nay

Ban chỉ đạo TW Chƣơng trình xây dựng thí điểm NTM đã tổ chức hội nghị tổng kết và đƣa ra những kiến nghị cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trong thời gian tới.

Dự thảo báo cáo của Ban chỉ đạo TW Chƣơng trình xây dựng thí điểm nông thôn mới chr rõ: Kết quả đạt đƣợc ở 11 xã điểm tuy khác nhau, nhƣng đến nay đã hình thành mô hình nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và những yêu cầu đề ra của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X. Đáng chú ý là so với năm 2008, thu nhập của ngƣời dân ở các xã điểm năm 2011 đã tăng bình quân hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã đƣợc cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn, tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thúc đẩy

hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, bản sắc văn hóa đƣợc giữ gìn, trình độ dân trí và chất lƣợng hệ thống cơ sở đƣợc nâng cao.

Sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng NTM, 11 xã thí điểm đã có những chuyển biến rõ nét, nhất là về thu nhập của ngƣời dân. Tuy nhiên, một số kết quả về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hõa, xã hộ, môi trƣờng còn chƣa thực hiện vững chắc.

Riêng về hai nội dung là quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề và lúng túng, do các địa phƣơng còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ, lúng túng trong triển khai và thực hiện. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan do Chƣơng trình xây dựng NTM là chƣơng trình mới đối với cấp ủy chính quyền các địa phƣơng. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách không lớn nhƣng hiệu quả đạt đƣợc của chƣơng trình rất đáng khả quan.

Trong các báo cáo tham luận của 11 xã tiến hành thí điểm, thì có một số kinh nghiệm đã đƣợc các địa phƣơng và Ban chỉ dạo TW nêu ra đó là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

- Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nồng cốt. - Xây dựng NTM phải có cách làm chủ động, sáng tạo.

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực,…

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Phó thủ tƣớng cũng chỉ ra những tồn tại nhƣ: Tâm lý nóng vội, muốn làm nhanh nhƣng thực tế có những việc không làm nhanh đƣợc, đặc biệt là chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, vì đây là chƣơng trình tổng thể, phát huy tổng lực, không chỉ nguồn lực về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Bên cạnh đó một số việc triern khai còn chậm, một số chính sách tuy mới thực hiện trong thời gian ngắn nhƣng đã bộc lộ nhiều điều chƣa phù hợp, chƣa sát với thực tế, đặc biệt là công tác quy hoạch chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Đây là những kinh nghiệm cơ bản để các địa phƣơng áp dụng, phấn đấu đến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới tại xã lử thẩn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)