An toàn trong thi công lắp ghép

Một phần của tài liệu Bài giảng An Toàn LAo Động (Trang 39 - 40)

1. Những nguyên nhân gây tai nạn:

Nguyên nhân gây tai nạn trong thi công lắp ghép có thể phân thành 4 nhóm sau:

a. Thiếu sót trong thiết kế kiến trúc, kết cấu:

- Cấu kiện lắp bị rơi do sử dụng dụng cụ và phơng pháp treo buộc không đúng kỹ thuật: Nút buộc không chắc chắn, dây treo, móc cẩu không đủ chịu lực bị đứt gãy, xác định vị trí treo không đúng...

- Xác định không đúng tải trọng tác dụng lên cấu kiện trong quá trình vận chuyển.

- Chọn các giải pháp kết cấu, kiến trúc, không đề cập tới điều kiện an toàn trong thi công lắp ghép: kết cấu quá dày, quá mỏng, to, nhỏ...).

b. Thiếu sót do chất lợng chế tạo cấu kiện:

- Sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, chất lợng.

- Gia công chế tạo không đúng về kích thớc, chủng loại theo thiết kế. - Thiếu biện pháp chống gỉ cho cốt thép ở những mối nối, hàn, bu lông... - Đặt sai cốt thép chịu lực, bản thép chờ, quai móc cẩu...

- Thiếu nhãn, mác ghi rõ ngày sản xuất cấu kiện, trọng lợng của kết cấu.

c. Thiếu sót trong thiết kế thi công:

- Sử dụng cần trục để cẩu lắp không đúng với các thông số yêu cầu: trọng lợng, khoảng cách và chiều cao lắp đặt...

- Trọn các thiết bị treo buộc không phù hợp: dây buộc, cách buộc...

- Không nêu ra các biện pháp cố định, tạm thời: mối hàn tạm thời, mối hàn cố định...

- Lắp ghép không theo trình tự thiết kế chỉ dẫn, không đảm bảo sự ổn định của từng cấu kiện hay bộ phận của công trình.

d. Nguyên nhân khi thực hiện thi công: Công nhân phục vụ công tác lắp ghép

( lái cẩu, thợ treo buộc, thợ lắp ghép, thợ hàn...). Vi phạm nội quy kỷ luật và nội quy ATLĐ nh:

- Không đeo dây an toàn khi làm việc ở vị trí trên cao nguy hiểm.

- Đi lại, lên xuống không theo cầu sàn, thang mà leo trèo lên trên các cấu kiện... - Ném bắt dụng cụ, vật liệu ở trên cao, rơi xuống ngời phía dới.

2. Các biện pháp an toàn:

- Để phòng ngừa TNLĐ trong công tác lắp ghép, những biện pháp cơ bản về kỹ thuật an toàn phải đợc nghiên cứu, đề xuất trong thiết kế và những thành viên trong đội lắp ghép phải đợc học tập để nắm vững và thực hiện đúng trong thi công và phải thực hiện đúng nội quy kỷ luật và nội quy ATLĐ.

- Lắp ghép nhà khung, để cố định trụ, cột phải dùng khung dẫn, hoặc dây chằng thêm.

- Các cấu kiện phải đợc bố trí trong tầm hoạt động của máy trục, xếp đặt theo đúng chiều cao và khoảng cách giữa các chồng cấu kiện.

- Các máy trục để cẩu lắp, phải đáp ứng với các thông số yêu cầu lắp ghép các cấu kiện về: trọng lợng, kích thớc, vị trí lắp đặt trên công trình.

- Dây treo buộc phải đợc kiểm tra thờng xuyên, nếu bị mòn hoặc quá cũ phả loại bỏ và thay dây mới.

- Dây phải phù hợp với trọng lợng vật cẩu, các nút buộc phải chắc chắn, không để tuột rơi cấu kiện khi cẩu lắp.

- Khi cẩu chuyển theo phơng ngang và cấu kiện có kích thớc dài phải nâng cấu kiện lên cao hơn các vật khác là 0,5m và có dây buộc giằng giữ và điều chỉnh.

- Khi lắp ghép trên cao, phải có giàn giáo, sàn công tác chắc chắn. Công nhân phải đeo giây an toàn.

- Khi lắp đặt, chỉ khi nào cấu kiện đã hạ xuống cách mặt mốc không quá 30cm, công nhân mới đợc đến gần để đón, đặt điều chỉnh vào vị trí thiết kế. - Chỉ đợc tháo móc cẩu của máy trục khỏi cấu kiện khi đã lắp đặt xong và cố

định chắc chắn.

- Khi công nhân lên cao, xuống thấp phải sử dụng thang treo gắn vào các cấu kiện vững chắc. Cấm leo trèo theo các bộ phận của cấu kiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng An Toàn LAo Động (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w